Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
Câu 1 (2điểm).
Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? Em hãy so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn với nhân dân ta từ 1858 đến 1873.
Câu 2 (4 điểm).
a, Em hãy trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế?
b, Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi trong phong trào Cần Vương?
Câu 3 (4điểm).
a, Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN:LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 1 trang) Câu 1 (2điểm). Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? Em hãy so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn với nhân dân ta từ 1858 đến 1873. Câu 2 (4 điểm). a, Em hãy trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? b, Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi trong phong trào Cần Vương? Câu 3 (4điểm). a, Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo mẫu sau: STT Giai cấp, tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc b, Nêu những nét mới trong xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX. Họ và tên thí sinh: Chữ kí giám thị 1............ Số báo danh Chữ kí giám thị 2 .... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm3 trang) Câu số Nội dung đáp án Biểu điểm 1 * Điểm mới của cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: Từ sau năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính chất độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng, cuộc kháng chiến của nhân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến. * So sánh: - Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp( chủ động" Nghị hòa" vận động chuộc đất), bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. - Trái với thái độ bạc nhược của triều đình nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân vẫn tiếp tục kháng chiến manh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. 1 0,5 0,5 2a a. Những nét chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. * Nguyên nhân: Do tình hình kinh tế sa sút dưới thời Nguyễn, khiến cho nông dân đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên Yên Thế sinh sống, khi TD Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp. * Diễn biến: Cuộc k/n chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (1884-1892): nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm... - Giai đoạn 2(1893-1908): là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Trong giai đoạn này nghĩa quân 2 lần chủ động xin giảng hoà với P để củng cố lực lượng, tích luỹ lương thực, xây dựng đồn điền Phồn Xương vững chắc. Nhiều nghĩa sĩ yêu nước, trong đó có Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám. - Giai đoạn 3(1909-1913): Khi phát hiện thấy sự dinh líu của Đề Thám trong vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội, TDP tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế , lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến 2/1913 thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. * Nguyên nhân thất bại: - Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Pháp mạnh về vũ khí và phương tiện chiến tranh. Còn nghĩa quân lực lượng yếu, vũ khí thô sơ lại phải chiến đấu nhiều năm... - Phong trào Cần Vương đã tan rã nên thực dân Pháp có điều kiện tập trung lực lượng, câu kết với phong kiến để đàn áp cuộc khởi nghĩa với những thủ đoạn thâm độc. * Ý nghĩa: - Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế viết lên trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Gây cho pháp nhiều tổn thất, làm chậm quá trình bình định trung du và miền núi phĩa bắc của thực dân Pháp.. - Khẳng định vai trò to lớn của nông dân trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng cũng cho thấy giai cấp nông dân không đủ sức lãnh đạo cách mạng thành công. - Đồng thời, sự thất bại của cuộc khởi nghĩa cũng nói lên sự khủng hoảng về đường lối, về lãnh đạo của cách mạng Việt nam cuối thế kỉ XI đầu thế kỉ XX. Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng ta trong các cuộc kháng chiến chống Pháp sau này. 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2b b, Điểm khác: - Mục đích: Không nhằm khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như phong trào Cần Vương mà xuất phát từ lòng căm thù giặc, muốn đấu tranh bảo vệ cuộc sống tự do, phóng túng, mang tính tự động tự phát... - Lãnh tụ đến nghĩa quân đều là nông dân chứ không phải do văn thân sĩ phu phát động, tập hợp: có lãnh tụ chỉ huy xuất sắc, mưu lược tài giỏi... - Khởi nghĩa duy trì trong thời gian dài suốt 30 năm, gây cho Pháp nhiều tổn thất... - Nổ ra trên địa bàn hẹp ở vùng trung du, có lối đánh linh hoạt cơ động, có sự liên lạc với các lãnh tụ của phong trào cùng thời. 0,25 0,25 0,25 0,25 3a STT Giai cấp, tầng lớp Nghề Nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc 1 Địa chủ Bóc lột - Một bộ phận đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp. - Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. 2 Nông dân Cày thuê cuốc mướn - Có tinh thần cách mạng 3 Tư sản - làm thầu khoán - Làm đại lí - Chủ xưởng - Một bộ phận cấu kết với thực dân Pháp để bóc lột nhân dân. - Bộ phận còn lại tư tưởng dao động tinh thần cách mạng không triệt để. 4 Tiểu tư sản - Buôn bán - Viên chức - Chủ xưởng nhỏ - Có ý thức dân tộc, đặc biệt là các nhà giáo, thanh niên, học sinh tích cực tham gia cuộc vận động cứu nước. 5 Công nhân Làm thuê trong các hầm mỏ xí nghiệp - Có tinh thần cách mạng và trở thành giai cấp lãnh đạo. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3b - Đầu thế kỉ XX các luồng tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam qua đường sách báo tiến bộ - Tấm gương Nhật bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa đã trở lên hùng cường đã tác động đến tư tưởng của những nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX - Với lòng yêu nước nồng nàn, sự hiểu biết mới, những tri thức yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX đã lao vào các cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. 0,5 0,5 0,5
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc