Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (3 điểm)

           Từ năm 1862 đến năm 1884 triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những bản Hiệp ước nào? Theo em, việc kí các Hiệp ước trên thể hiện thái độ của triều đình Huế như thế nào trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp?

Câu 2 (2 điểm)

          Em hãy cho biết so với xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX, xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?

Câu 3 (2 điểm)

 Tại sao phong trào Cần Vương chỉ nổ ra ở Bắc Kì và Trung Kì? So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Hương Khê có điểm gì khác?

Câu 4 (3 điểm)

          Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, em hãy cho biết:

  1. Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
doc 5 trang Huy Khiêm 26/11/2023 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (3 điểm)
	 Từ năm 1862 đến năm 1884 triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những bản Hiệp ước nào? Theo em, việc kí các Hiệp ước trên thể hiện thái độ của triều đình Huế như thế nào trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp?
Câu 2 (2 điểm)
	Em hãy cho biết so với xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX, xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
Câu 3 (2 điểm)
 Tại sao phong trào Cần Vương chỉ nổ ra ở Bắc Kì và Trung Kì? So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Hương Khê có điểm gì khác?
Câu 4 (3 điểm)
	Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, em hãy cho biết:
Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
Em có nhận xét, đánh giá gì về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX?
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
HƯỚNG DẪN CHÁM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,5 điểm)
 Từ năm 1862 đến năm 1884 triều đình Huế đã kí với Pháp 4 bản Hiệp ước.
 Ngày 5.6.1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất với những điều khoản nặng nề: 
+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho pháp tự do buôn bán, cho phép Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo
+ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc, Pháp “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được nhân dân ngừng kháng chiến.
 Ngày 15.3.1874 triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.
 Ngày 25.8.1883 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Quý Mùi (Hiệp ước Hác – măng) với những điều khoản sau:
+ Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, Nam Kì thuộc Pháp. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
+ Công sứ Pháp ở Bắc Kì có quyền kiểm soát mọi việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Triều đình phải gọi toàn bộ quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
 Ngày 6.6.1884 triều đình kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt. Hiệp ước Patơnốt nội dung căn bản giống với Hiệp ước Hác – măng nhưng chỉ điều chỉnh đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì để xoa dịu sự căm giận của nhân dân và mua chuộc triều đình Huế.
 Nhận xét thái độ của triều đình Huế:
+ Qua việc kí kết các bản Hiệp ước trên chứng tỏ triều đình Huế không kiên quyết trong lãnh đạo nhan dân kháng chiếnkhông biết năm bắt cơ hội để tiến lên giành chiến thắng.
+ Triều đình đã di từ đầu hàng từng bước đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp làm cho đất nước ta mất chủ quyền dân tộc, nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến kép dài đến tận Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2 (2,5 điểm)
So với xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX có điểm mới là:
Nội dung
Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX
Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
Mục tiêu
Đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến
Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng đất nước theo chế độ dân chủ tư sản.
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu yêu nước
Tầng lớp Nho học trẻ tuổi, chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
Phương thức hoạt động
Vũ trang
Vũ trang, tuyên truyền, diễn thuyết, cải cách xã hội, du học. Kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài
Tổ chức
Theo lề lối phong kiến
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai
Lực lượng tham gia
Đông đảo nhân dân
Ngoài nông dân còn lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp, giai cấp khác như: tư sản, tiểu tư sản, học sinh...
Mỗi ỹ đúng 0.5 điểm
Câu 3 (2 điểm)
* Phong trào Cần Vương chỉ nổ ra ở Bắc Kì và Trung Kì vì:
+ Ở Nam Kì, Pháp đã bình định xong, ổn định bộ máy cai trị. + Ở Nam Kì ít văn thân sĩ phu hơn ở Bắc Kì và Trung Kì.
* So với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương thì cuộc khởi nghĩa Hương là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ hơn cả.
 Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn: Căn cứ cuộc khởi nghĩa được xây dựng trên hai huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), đại bản doanh đóng tại khu Ngàn Trươi (Vụ Quang-Hương Khê), tựa lưng vào dải Trường Sơn hiểm trở, từ đây có thể toả đi nhiều nơi.
 Địa bàn của cuộc khởi nghĩa trên 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngoài ra còn mở rộng ra các vùng xung quanh.
 Trình độ tổ chức cao: nghĩa quân có một thời gian chuẩn bị cu đáo, luyện tập quân đội, củng cố căn cứ, rèn đúc vũ khí, đặc biệt nghĩa quân chế tạo được loại súng trường theo kiểu súng trường năm 1875 của Pháp.
 Lực lượng của nghĩa quân được chia thành 15 đơn vị, mỗi đơn vị có từ 100 - 500 người đóng rải rác ở 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có sự chỉ huy thống nhất.
 Chiến đấu bền bỉ: Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương
 Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất.
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4 (3 điểm)
Hoàn cảnh:
 Nửa cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đang trên đà phát triển nên đẩy mạnh quá trình xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của tư bản pháp.
 Khi Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam kì và chuẩn bị đánh chiếm cả nước thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại lạc hậu càng làm cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
 Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, thối nát, kinh tế công thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn.
 Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Biểu hiện bằng hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren trầm trọng, “thế nước” hao mòn, suy yếu
 Trước tình hình đó việt Nam đứng trước 2 lựa chọn: một là tiếp tục duy trì chế độ phong kiến nhà Nguyễn với chính sách cai trị lạc hậu, phản động. Hai là canh tân đất nước, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân...Trong bối cảnh đó một số sĩ phu, quan lại yêu nước thức thời nhận thức được tình hình đất nước, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn nước nhà giàu mạnh,...nên họ đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách
Nhận xét về các đề nghị cải cách:
 Nội dung các đề nghị cải cách:
 Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ...
 Năm 1872 Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
 Năm 1863 – 1871 Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt các vấn đề: Chấn chỉnh bộ máy quan lại,...
 Năm 1877 – 1882 Nguyến lộ Trạch dâng lên vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị khai thông dân trí, ....
 Ưu điểm: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội, các sĩ phu quan lại tiến bộ đãvượt qua được những luật lệ hà khắc...dám mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách đáp ứng được phần nào yêu cầu của đất nước lúc đó. Các đề nghị cải cách đã gây được tiếng vang lớn, đã tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu của nhà Nguyễn, làm chuyển biến cách nghĩ, cách làm của một số quan lại đương thời.
 Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời, bước đầu hòa nhập vào xu thế chung của thời đại. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Hạn chế: Các đề nghị cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc chưa xuất phát từ thực tế bên trong của đất nước, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó. Triều đình Nguyễn bảo thủ, lạc hậu, bất lực không chấp nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị cải cách làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới khiến cho xã hội rơi vào vòng luẩn quẩn, bế tắc.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc