Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Vì sao kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại? 

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Từ năm 1858  đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những bản hiệp ước nào? Nêu nội dung của các bản hiệp ước đó?

b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí các bản hiệp ước trên?

Câu 3 (2,0 điểm).

Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cho biết cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

doc 5 trang Huy Khiêm 27/11/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,0 điểm).
Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Vì sao kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng của thực dân Pháp bị thất bại? 
Câu 2 (3,0 điểm).
a. Từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với chính phủ Pháp những bản hiệp ước nào? Nêu nội dung của các bản hiệp ước đó?
b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí các bản hiệp ước trên?
Câu 3 (2,0 điểm).
Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Cho biết cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
Câu 4 (3,0 điểm).
Trình bày cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Thời gian, lãnh đạo, căn cứ, nguyên nhân, tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa)? Cuộc khởi nghĩa có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
-----------------Hết------------------
Họ và tên thí sinh: ..................................................... Số báo danh:............................ 
Giám thị số 1:............................................................. Giám thị số 2: .........................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
* Nguyên nhân:
- CNTB phương Tây sau các cuộc cách mạng về chính trị và công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh về thế và lực đã đẩy mạnh các cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường.
- VN nằm ở trung tâm khu vực ĐNA, đất rộng người đông là miếng mồi béo bở mà thực dân Pháp nhòm ngó từ lâu. Trong những năm 40 của thế kỉ XIX, tàu chiến Pháp nhiều lần kéo đến đe doạ thị uy ngoài cửa biển Đà Nẵng. 
- Trong lúc đó chế độ pk VN dưới triều Nguyễn bước vào giai đoạn khủng hoảng. Chính sách bảo thủ của triều Nguyễn về kinh tế, chính trị làm cho đất nước ngày càng kiệt quệ khủng hoảng. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta, đặc biệt giữa nông dân với nhà Nguyễn ngày càng gay gắt. Trong thời gian tồn tại của nhà Nguyễn đã có hàng trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. 
 Vin vào cớ nhà Nguyễn cấm đạo và giết đạo Gia tô, để bảo vệ đạo Giatô, liên minh Pháp-TBN đem tàu chiến đến bắn phá cảng Đà Nẵng 1/9/1859 mở đầu quá trình xâm lược VN.
* Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại vì: 
- Thực dân Pháp vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Đà Nẵng.
- Khi thực dân Pháp mới xâm lược, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân triều đình đã anh dũng chống trả. Vì vậy trong vòng 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, Pháp kéo quân vào Gia Định.
0,25
0,25
 0,25
 0,25
0,5
0,5
2
* Triều Nguyễn đã kí các bản hiệp ước: 
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
- Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883)
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884)	
* Nội dung: 
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
 + Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ và đảo Côn Lôn.
 + Mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán.
 + Cho người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo.
 + Bồi thường chiến phí cho Pháp (280 vạn lạng Bạc).
 + Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
+ Triều đình thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì; 
+ Mở các cảng Quy Nhơn, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp được tự do buôn bán; 
+ Pháp có quyền đặt lãnh sự ở VN có quân lính bảo vệ; 
+ Triều đình Huế không được kí hiệp ước thương mại với bất kì nước nào mà không thông qua ý kiến Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883)
 + Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, Nam Kì thuộc Pháp.
 + Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
 + Công sứ Pháp ở Bắc Kì có quyền kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. 
 + Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm giữ.
 + Triều đình phải gọi toàn bộ quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884)
 Hiệp ước Patơnốt căn bản giống Hiệp ước Hác Măng nhưng chỉ điều chỉnh đôi chút về ranh giới khu vực trung kì (...) để xoa dịu sự căm phẫn của nhân dân và mua chuộc quan lại triều đình.
b.Thái độ của nhân dân ta khi triều đình nhà Nguyễn kí các bản hiệp ước:
Nhân dân bất bình với thái độ đó của triều đình, không ngừng nổi lên chống giặc cứu nước bảo vệ cuộc sống quê hương, làng xóm của mình.
0,5
0,1
0,1
0,1
 0,1
0,1
0,2
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1
 0,1
0,1
0,1
0,5
0,5
3
* Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương:
Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất vì: 
- Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn: Căn cứ cuộc khởi nghĩa được xây dựng trên hai huyện Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), đại bản doanh đóng tại khu Ngàn Trươi (Vụ Quang-Hương Khê), tựa lưng vào dải Trường Sơn hiểm trở, từ đây có thể toả đi nhiều nơi.
- Địa bàn của cuộc khởi nghĩa trên 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngoài ra còn mở rộng ra các vùng xung quanh.
- Trình độ tổ chức cao: nghĩa quân có một thời gian chuẩn bị cu đáo, luyện tập quân đội, củng cố căn cứ, rèn đúc vũ khí, đặc biệt nghĩa quân chế tạo được loại súng trường theo kiểu súng trường năm 1875 của Pháp.
- Lực lượng của nghĩa quân được chia thành 15 đơn vị, mỗi đơn vị có từ 100-500 người đóng rải rác ở 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có sự chỉ huy thống nhất. 
- Chiến đấu bền bỉ: Là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương 
- Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
* Khởi nghĩa Yên Thế:
- Thời gian: 1884-1913
- Lãnh đạo: Giai đoạn đầu là Đề Nắm, đến tháng 4/1892 là Đề Thám. Ông vốn là một nông dân nghèo thuộc tỉnh Hưng Yên, đã sớm tham gia vào nghĩa quân của Đề Nắm. Khi Đề Nắm mất, ông trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân.
 - Căn cứ: Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang. Đây là vùng đồi núi trung du phía bắc.. Phía bắc là vùng đồng bằng rộng lớn giáp tỉnh Bắc Ninh, phía sau là vùng thượng du hiểm trở giáp với Lạng sơn, Thái Nguyên rất thuận lợi cho lối đánh du kích.
 - Nguyên nhân bùng nổ: Dưới triều Nguyễn, nền kinh tế nông nghiệp xa sút, đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều nông dân ở Bắc Bộ phải rời quê di tìm nơi sinh sống. Yên Thế- Bắc Giang trở thành điểm đến của một số nông dân nghèo.
 Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống bình yên, bảo vệ quê hương đất nước nông dân Yên Thế đã vùng dậy đấu tranh.
 - Diễn biến:
+ Gđ 1: 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ.
+ Gđ 2: 1893-1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, lực lương giữa ta và Pháp chênh lệch - Đề Thám đã 2 lần phải xin giảng hoà với Pháp rồi chuẩn bị lương thực, quân đội sẵn sàng chiến đấu và bắt liên lạc với các nhà yêu nước khác.
+ Gđ 3: 1909-1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần.
- Kết quả: 10.2.1913 Đề thám bị ám sát, phong trào tan rã.
- Ý nghĩa lịch sử.
 + Mặc dù thất bại, song phong trào nông dân Yên Thế đã viết tiếp trang sử yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
 + Chứng minh khả năng hùng hậu của giai cấp nông dân, song cũng nói lên giai cấp nông dân không thể lãnh đạo cách mạng thành công.
* So sánh: 
Nội dung
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu yêu nước (Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật)
Nông dân (Đề Nắm, Đền Thám)
Thời gian
Cuối thế kỉ XIX (1885-1895)
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX (1884-1913)
Thành phần
Đông đảo các tầng lớp nhân dân
Chủ yếu là nông dân Yên Thế
Địa bàn
Bắc Kì và trung Kì
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang)
Mục đích
Đấu tranh với tư tưởng trung quân ái quốc để bảo vệ chế độ phong kiến.
Đấu tranh tự phát để bảo vệ quê hương làng xóm, bảo vệ quyền lợi của nông dân.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,1
0,1
0,1
0,1
0,1

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc