Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

 

Câu 1: (3 điểm)

        Trình bày những nét chính về bối cảnh, quá trình xâm lược và đấu tranh chống thực dân Pháp từ 1858 đến 1884. Em hãy cho biết thái độ của nhân dân ta và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong quá trình Pháp xâm lược nước ta?

Câu 2: (2.5điểm)

Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của những cải cách Duy Tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Những cải cách đó có thực hiện được không? Vì sao?

Câu 3: (2.5 điểm)

          Qua những sự kiện lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?

doc 5 trang Huy Khiêm 24/11/2023 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trường THCS Hùng Thắng
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (3 điểm)
 Trình bày những nét chính về bối cảnh, quá trình xâm lược và đấu tranh chống thực dân Pháp từ 1858 đến 1884. Em hãy cho biết thái độ của nhân dân ta và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong quá trình Pháp xâm lược nước ta? 
Câu 2: (2.5điểm)
Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của những cải cách Duy Tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Những cải cách đó có thực hiện được không? Vì sao?
Câu 3: (2.5 điểm)
	Qua những sự kiện lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Câu 4: (2 điểm)
Thông qua nội dung Hiệp ước Hác Măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)? Theo em nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng nước ta là gì?
-------------- Hết --------------
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM HSG
 MÔN LỊCH SỬ 8
NĂM HỌC 2014 - 2015
Câu 1 
Nội dung
 ( 3 điểm)
- Khái quát về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua các thời kỳ lịch sử 
 0,25
- Giữa thế kỷ XIX CNTB phương Tây đang phát triển mạnh và chuyển sang CNĐQ. Vì vậy vấn đề thị trường và thuộc địa là một nhu cầu tất yếu .Châu Á là đối tượng nhòm ngó của TB phương Tây, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó. 
 0,25 
- 1858, trước sự xâm lược của liên quân pháp – Tây Ban Nha ở Đà Nẵng, quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả, giam chân địch suốt 5 tháng, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng
 0,5 
- 1859, quân Pháp đánh vào Gia Định,10/12/1861 đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông
 0,25 
- 1862, nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhân Tuất- nhân dân khắp nơi nổi dậy
- 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tâ Nam Kì, nhân dân Nam Kì tinh thần quyết tâm chống pháp, chiến đấu với nhiều hình thức phong phú như:
+ KN vũ trang: nhiều trung tâm K/C được lập ra với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tô, Phan Liêm.. 
 0,5 
- 1873, TD Pháp xam lược Bắc Kì lần I
- 1882, Pháp đánh Bắc Kì lần II
 0,25 
- Phong trào đấu tranh của các nhà văn nhà thơ diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng không được nhà Nguyễn ủng hộ mà còn ra sức ngăn cấm như Phạm Văn Nghị Khước từ một loạt các đề nghị cải cách Duy Tân của các sĩ phu tiến bộ. Vì vậy năm 1883 và 1884 nhà Nguyễn liên tiếp ký các hiệp ước Hác Măng và Pa-tơ- nốt chấp nhận sự có mặt của Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Việc nước ta rơi vào tay Pháp là trách nhiệm của nhà Nguyễn. 
 0,5 
- Tóm lại Pháp xâm lược nước ta lúc đầu nhà Nguyễn con có 1 vài hành động tích cực nhưng rồi sau đó trượt dài trong sự nhân nhượng thoả hiệp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, quên đi quyền lợi của dân tộc, không cùng nhân dân chống Pháp, nên việc mất nước là một điều tất yếu. 
 0,5 
Câu 2
Nội dung
(2,5 điểm)
* Hoàn cảnh:
- Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
- Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng 
 0,5
- Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng. 
- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
0,25
- Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt. 
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội. 
=> Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời. 
0,25
* Nội dung :
- Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễ Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) 
- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông thương với bên ngoài.
0,25
- Từ 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính... 
0,25
- Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng dâng hai bản "thời vụ sách " lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng hưng trí, khai thông dân trí... 
0,25
* Ý nghĩa:
- Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời
- Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. 
0,5
* Vì sao.. 
- Thái độ của nhà Nguyễn(Bảo thủ, chính sách lạc hậu)
0,25
Câu 3
Nội dung
(2,5 điểm)
* Căn cứ:
 - Căn cứ: Yên Thế (vùng phía Tây tỉnh Bắc Giang) là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở.
- Do tình hình kinh tế sa sút dưới thời Nguyễn, khiến cho nông dân đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên Yên Thế sinh sống, khi TD Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp.
0,2 5
* Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn:
- Gđ 1: 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất.
0,25
- Gđ 2: 1893-1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, lực lương giữa ta và Pháp chênh lệch 
- Đề Thám đã 2 lần phải xin giảng hoà với Pháp rồi chuẩn bị lương thực, xây dựng đồn điền Phồn Xương. Nhiều nghĩa sĩ yêu nước trong đó có Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.
0,25
- Gđ 3: 1909-1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần. Đến tháng 2/ 1913 thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
0,25
* Ý nghĩa:
- Đây là cuộc k/n kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX vì đã tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân trên một địa bàn rộng lớn, đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh nông dân mưu trí, dũng cảm. Kn Yên Thế không chịu ảnh hưởng của chiếu Cần Vương nhưng cũng mang tính chất dân tộc sâu sắc.
0, 5
* Nguyên nhân thất bại:
- Phong trào Cần Vương tan rã, TD Pháp có điều kiện để đàn áp KN Yên Thế. 
- KN bó hẹp trong một địa phương, lực lượng đơn thuần chỉ là nông dân.
- Lực lượng nghĩa quân gặp nhiều bất lợi: bị tiêu hao dần, bị khủng bố, mất tiếp tế, thủ lĩnh thì bị ám sát.
0, 5
* Điểm khác so với các cuộc KN trong phong trào Cần Vương:
- Địa bàn hoạt động: Trong phong trào Cần Vương ở trong vùng nhỏ hẹp, phân tán thiếu lãnh đạo thống nhất. Trong phong trào Yên Thế, địa bàn càng về cuối càng được mở rộng, bao gồm nhân dân nhiều địa phương tham gia trực tiếp hay gián tiếp, sự lãnh đạo tập trung thống nhất hơn.
0,25
- Lãnh tụ KN YT đều xuất thân từ nông dân. KN YT nổ ra trước khi có chiếu Cần Vương, không chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) thì phong trào KN YT vẫn tiếp tục cho đến năm 1912
0,25
Câu 4
 Nội dung
2 điểm
 * Nội dung Hiệp ước Hác - măng (1883) và Pa-tơ- nốt (1884)
- Khái quát: Ngày 18-8- 1883, thực dân dân Pháp nổ súng tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. Triều đình lo sợ, chủ động thương thuyết với Pháp. Nhân cơ hội này, thực dân Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Hác - măng, ngày 25- 8- 1883( Hiệp ước Qúy Mùi) và Hiệp ước Pa-tơ- nốt (6-6-1884) ( Hiệp ước Gíáp Thân)
0,25
- Nội dung hiệp ước Hác Măng:
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp
+ Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua khâm sứ Pháp
+ Pháp nắm toàn quyền nội vụ, trị an, và ngoại giao
Nội dung hiệp ước Pa-tơ- nốt:
+ Về cơ bản giống với Hiệp ước Hác- măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận, lấy lòng vua quan pk bù nhìn.
0,25
0,25
0,25
0,25
* Nhiệm vụ chủ yếu lịch sử đặt ra cho cách mạng nước ta
- Các Hiệp ước triều đình kí với thực dân Pháp đã dẫn đến hậu quả: Việt Nam từ một nước độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
- Lịch sử đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này 2 nhiện vụ chủ yếu:
+ Chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Vì về cơ bản, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng( giải quyết mâu thuẫn dân tộc).
+ Chống phong kiến giải phóng giai cấp nông dân. Vì giai cấp phong kiến Việt Nam đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp( giải quyết mâu thuẫn giai cấp)
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc