Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (3 điểm).
a, Nêu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta?
b, Triều đình Huế đã phản bội nhân dân và đầu hàng giặc như thế nào qua nội dung hai bản điều ước năm 1883 và 1884?
Câu 2 (2 điểm).
a, Hãy lập bảng thống kê về 3 cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương theo bảng sau:
STT | Tên cuộc khởi nghĩa | Người lãnh đạo | Thời gian | Địa bàn hoạt động |
b, Trong 3 cuộc khởi nghĩa trên theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?
Câu 3 (5 điểm).
Vào nửa cuối thế kỉ XIX tình hình trong nước đã đặt Việt Nam đứng trước những khả năng lựa chọn mới: Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam giai đoạn này em hãy cho biết :
a) Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự ra đời trào lưu tư tưởng canh tân đất nước những năm cuối thế kỉ XIX.
b) Những ai là người đã mạnh dạn đưa ra các đề nghị canh tân đất nước? Các đề nghị đó có được thực hiện không? Vì sao? Theo em các đề nghị cải cách đó có tác dụng như thế nào?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (3 điểm). a, Nêu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta? b, Triều đình Huế đã phản bội nhân dân và đầu hàng giặc như thế nào qua nội dung hai bản điều ước năm 1883 và 1884? Câu 2 (2 điểm). a, Hãy lập bảng thống kê về 3 cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương theo bảng sau: STT Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Thời gian Địa bàn hoạt động b, Trong 3 cuộc khởi nghĩa trên theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? Câu 3 (5 điểm). Vào nửa cuối thế kỉ XIX tình hình trong nước đã đặt Việt Nam đứng trước những khả năng lựa chọn mới: Bằng hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam giai đoạn này em hãy cho biết : a) Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự ra đời trào lưu tư tưởng canh tân đất nước những năm cuối thế kỉ XIX. b) Những ai là người đã mạnh dạn đưa ra các đề nghị canh tân đất nước? Các đề nghị đó có được thực hiện không? Vì sao? Theo em các đề nghị cải cách đó có tác dụng như thế nào? c) Em hãy liên hệ với một cuộc cải cách trong khu vực mà cũng được tiến hành trong khoảng thời gian này. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2014-2015 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 a. Nguyên nhân - Giữa thế kỉ XIX các nước TB phương Tây đang trên đà phát triển-> nhu cầu về thị trường, nguyên liệu... - Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực ĐNA đất rộng người đông...trở thành miếng mồi béo bở cho TB nhòm ngó.. Do nhà Nguyễn thực hiện chủ trương cấm đạo giết đạo... b. Nội dung hai bản điều ước * Nội dung điều ước Hac măng(25/8/1883). - Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung kì, Nam kì là thuộc địa của Pháp.. - Chính quyền bảo hộ có quyền gặp vua bất cứ lúc nào. Công sứ Pháp ở Bắc kì có quyền kiểm soát công việc của quan lại... - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm. Triều đình Nguyễn phải gọi toàn bộ quân đội đã gửi ra Bắc về... * Điều ước Pa tơ nốt (6/6/1884): Về căn bản giống như điều ước Hắc măng nhưng Pháp đã trả lại 4 tỉnh (Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cho Trung Kì... 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 STT Tên cuộc khởi nghĩa Người lãnh đạo Thời gian Địa bàn hoạt động 1 Ba Đình Phạm Bành và Đinh Công Tráng 1886- 1887 Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn- T.Hoá 2 Bãi Sậy Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật 1883- 1892 Vùng Bãi Sậy gồm các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ thuộc Hưng Yên. 3 Hương Khê Phan Đình Phùng và Cao thắng 1885- 1895 Thuộc 4 tỉnh T.Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình a. Lập bảng thống kê b. Trong đó khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất vì: - Thời gian diễn ra dài nhất: - Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất, trình độ tổ chức cao.. - Gây cho Pháp nhiều thiệt hại nhất, thể hiện tính chất ác liệt nhất (chống TD + PK) 1 0,25 0,25 0,25 0,25 3 a. Hoàn cảnh lịch sử: - Vào những năm 60 của TK XIX, Pháp mở rộng chương trình xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. - Triều đình Huế: vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, XH Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng: -> Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt làm bùng nổ các cuộc KN của nhân dân, binh lính, đẩy đất nước vào tình trạng rối ren. - Tình hình đó đặt ra cho Việt Nam đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đòi hỏi đất nước đứng trước 2 con đường phải lựa chọn. + Một là : Giữ nguyên chế độ phong kiến với những chính sách bảo thủ trì trệ. + Hai là : Tiến hành cải cách canh tân đất nước . - Trong bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thức được tình hình đất nước, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong nuốn nước nhà giàu mạnh, đủ sức tấn công kẻ thù nên họ đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, những yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước PK. => Trào lưu cải cách Duy Tân ra đời. b. Những người đề ra cải cách tiến bộ đó là : * 1868: + Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định). + Đinh Văn Điền xin khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. * 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và Trung để thông thương với bên ngoài. * Đặc biệt: 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt các vấn đề như: Chấn chỉnh bộ máy quan lại. Phát triển công thương nghiệp và tài chính..... * 1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời Vụ Sách” lên Vua Tự Đức đề nghị: Trấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước. *Kết cục: Những đề nghị cải cách tiến bộ đó không được thực hiện vì. + Nội dung cải cách chưa phù hợp với thực tế Việt Nam lúc đó còn mang tính dập khuôn máy móc + Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động trạm đến vấn đề cơ bản của thời đại...Do triều đình Nguyễn bảo thủ, bất lực, không thích ứng được với điều kiện hoàn cảnh của lịch sử. *Tác dụng: + Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối TK XIX đã gây một tiếng vang tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời PK. Làm chuyển biến cách nghĩ, cách làm của một số quan lại tiến bộ trong triều đình Huế + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam ở đầu TK XX. c. Liên hệ: - Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Tổng 10
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc