Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1(4 điểm): Trình bày khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884?
Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Ba Đình và cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy? Trình bày nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Câu3 (3,5 điểm): Hoàn cảnh lịch sử của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Những ai là người đã đưa ra các đề nghị cải cách? Nội dung của các đề nghị cải cách là gì? Những cải cách ấy có được thực hiện không, tác dụng của những cuộc cải cách? Liên hệ với các cuộc cải cách khác cùng thời trong khu vực?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1(4 điểm): Trình bày khái quát quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884? Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Ba Đình và cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy? Trình bày nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Câu3 (3,5 điểm): Hoàn cảnh lịch sử của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Những ai là người đã đưa ra các đề nghị cải cách? Nội dung của các đề nghị cải cách là gì? Những cải cách ấy có được thực hiện không, tác dụng của những cuộc cải cách? Liên hệ với các cuộc cải cách khác cùng thời trong khu vực? –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 8 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 - Chiều ngày 31/8/1858, 3000 liên quân Pháp-TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong ĐN sẽ kéo thẳng ra Huế nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng kết thúc quá trình xâm lược VN. Rạng sáng ngày 1/9/1858 Pháp nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (ĐN) mở đầu quá trình xâm lược VN.Nhưng Pháp đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương. Kết quả sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. -Thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, Pháp kéo quân vào Gia Định. Ngày 17/2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định. Đêm 23 rạng ngày 24/2/1861 Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Đại đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi. Đại đồn Chí Hoà thất thủ, quân Pháp lần lượt đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh MĐ Nam Kì. - Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20-24/6/1867 Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). - Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, chúng đã ra sức tuyên truyền cho kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì. Từ cuối năm 1872, chúng cho tên lái súng Đuy-puy vào gây rối ở HN, rồi lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, hơn 2000 quân Pháp do Gac-ni-ê chỉ huy từ SG kéo ra Bắc. Sáng 20/11/1873 Pháp nố súng đánh HN, trong vòng chưa đày 1 tháng, Pháp cho quân toả đi chiếm các tỉnh HD, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định. Phong trào kháng chiến của nhân dân nổ ra mạnh mẽ, song triều đình Huế đã kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Hiệp ước Giáp Tuất làm cho nhân dân phản đối mạnh mẽ, đất nước kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp hoành hành - Vào những năm 80 của thế kỉ XIX, tư bản Pháp phát triển rất cần tài nguyên và khoáng sản nên chúng quyết tâm xâm lược Bắc Kì. Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp Ước 1874 tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp, ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên HN. Ngày 25/4/1882 Pháp nổ súng đánh HN, sau đó toả đi đánh chiếm các nơi ở ĐBBB - 7/8/1883 Pháp nổ súng tấn công cửa Thuận An , uy hiếp kinh thành Huế. Để bảo vệ quyền lợi ích kỉ của mình , gcpk nhà Nguyễn đã hèn hạ kí với Pháp 2 bản Hiệp ước là Hiệp ước Hắc-măng (25/8/1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nôt (6/6/1884).Với 2 bản Hiệp ước này đã đánh dấu quá trình đầu hàng hoàn toàn của nhà Nguyễn. Thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược VN, đặt nền móng cho sự thống trị lâu dài của Pháp ở VN, chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia pk độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 Điểm khác nhau Nội dung so sánh Ba Đình Bãi Sậy Căn cứ Xây dựng công sự nổi, thành chiến tuyến phòng thủ kiên cố.(0,25 đ) Dựa vào điều kiện tự nhiên hiểm trở là vùng lau sậy xây dựng căn cứ.(0,25 đ) Hoạt động Tập trung quân, đánh trả các cuộc tấn công của địch.(0,25 đ) Phân tán lực lượng, trà trộn trong dân, áp dụng chiến thuật đánh du kích. (0,25 đ) Thời gian tồn tại 1 năm (0,25 đ) 7 năm (từ khi Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy) (0,25 đ) Nét độc đáo cuộc khởi nghĩa Hương Khê Chỉ huy: do những người tài giỏi như Tiến sĩ Phan Đình Phùng, nhà chế tạo vũ khí Cao Thắng. Thời gian tồn tại: kéo dài 10 năm (1885-1895) trong khi Ba Đình 1 năm, Bãi Sậy 7 năm. Địa bàn: trải rộng khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tổ chức: quân đội được tổ chức chính quy hơn – thành 15 thứ quân, được trang bị súng trường. Hoạt động: đẩy lùi nhiều đợt hành quân càn quét của địch, phục kích, tập kích gây cho địch nhiều thiệt hại lớn. 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 3 a. Hoàn cảnh - Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Pháp mở rộng chương trình xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. - Triều đình Huế: vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng: - Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, binh lính, đẩy đát nước vào tình trạng rối ren. - Trong bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thức được tình hình đất nước, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong nuốn nước nhà giàu mạnh... => Trào lưu cải cách Duy tân ra đời. b. Nêu tên và nội dung chính trong các đề nghị cải cách. * 1868: + Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định). + Đinh Văn Điền xin khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. * 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và Trung để thông thương với bên ngoài. * Đặc biệt: 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt các vấn đề như: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. * 1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời Vụ Sách” lên Vua Tự Đức đề nghị: Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước. c. Tác dụng của các đề nghị cải cách . Liên hệ đến một số cuộc cải cách ở châu Á. * Tác dụng: - Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối TK XIX đã gây một tiếng vang tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời phong kiến. - Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam ở đầu TK XX. * Liên hệ với một số cuộc cải cách cùng thời trong khu vực: - Nhật Bản với cuộc cải cách duy tân Minh Trị 1868 đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước tư bản hùng cường, thoát khỏi sự nhòm ngó xâm lược của các nước tư bản phương Tây. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - Trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á bị tư bản phương Tây xâm lược, thì Thái Lan với đường lối ngoại giao khôn khéo đã đưa đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước vững mạnh.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc