Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1 (4 điểm): Có ý kiến cho rằng : Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884 là qúa trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ bản của 4 bản Hiệp ước mà triều đình đã ký với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
Câu 2 (2 điểm): Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” ( SGK lịch sử 8- Trang 136) Em hãy trình bày:
- Nội dung các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX?
- Kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (4 điểm): Có ý kiến cho rằng : Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884 là qúa trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ bản của 4 bản Hiệp ước mà triều đình đã ký với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Câu 2 (2 điểm): Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” ( SGK lịch sử 8- Trang 136) Em hãy trình bày: - Nội dung các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX? - Kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó? Câu 3 (3 điểm): Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858- 1884) đã nhiều lần quân triều đình bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch. Em hãy phân tích tình hình chiến trường Gia Định 1859- 1862 và tình hình chiến trường sau trận cầu Giấy 1873 để thấy được điều đó? Câu 4 (1 điểm): Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? Hết ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8 Nội dung Điểm Câu 1 (4 đ) * Từ năm 1858 đến năm 1884 là qúa trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược - Khi thực dân Pháp xâm lược triều đình Huế có tổ chức chống Pháp nhưng với thái độ cầu hòa, bản chất hèn nhát sợ Pháp, kế sách đánh địch không phù hợp, không kiên quyết chống giặc nên không phát huy được sức mạnh của nhân dân ta. Quá trình đầu hàng thể hiện qua nội dung các bản hiệp ước mà triều đình kí với Pháp nhượng cho chúng nhiều quyền lợi, mất đất. (1đ) + Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán, cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Bồi thường chiến phí cho Pháp, Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình. + Hiệp ước Giáp Tuất 1874 thừa nhận sáu tỉnh Nam kì thuộc Pháp. + Hiệp ước Quý Mùi 1883 Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ Pháp ở các tỉnh Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát + Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 chấm dứt sự tồn tại của phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. -> Thông qua nội dung 4 bản hiệp ước ta có thể khẳng định từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược 1 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 (2đ) * Nội dung: - Đổi mới về nội trị ngoại giao, kinh tế, xã hội, quân sự . - 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý - Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang diện tích khai mỏ, phát triển buôn bán . - 1872 Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương . - 1863 - 1871: Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt. - 1877 - 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị “Chấn hưng dân khí” “Khai thông dân chí”, bảo vệ đất nước . * Kết cục: Các đề nghị cải cách không được triều đình Nguyễn chấp nhận vì chưa có cơ sở ở trong nước và do chính sách bảo thủ của triều Nguyễn. * Ý nghĩa: - Thể hiện tinh thần yêu nước và cách mạng của các sỹ phu yêu nước. - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn .Thể hiện nhận thức của người Việt Nam 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (3 đ) * Chiến sự ở Gia Định: - Ngày 17/2/1859 Pháp kéo quân vào Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. - Pháp gặp khó khăn ở chiến trường Trung Quốc nên phải rút quân chỉ để lại Gia Định 1000 quân-> Lực lượng Pháp quá mỏng. - Triều đình Huế không tổ chức huy động nhân dân đánh đuổi quân Pháp ra khỏi nước ta mà chỉ lo phòng thủ. - Sau khi ổn định chiến trường Trung Quốc, Pháp kéo quân vào Gia Định. Ngày 24/2/1861 Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa; thừa thắng chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. - Triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận sự cai quản sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. -> Như vậy triều đình Huế đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta tại chiến trường Gia Định. * Tình hình nước ta sau trận Cầu Giấy: - Sau trận Cầu Giấy, thực dân Pháp hoang mang dao động có ý định rút quân khỏi Bắc Kì. - Nhân dân phấn khởi, sẵn sang đứng lên đánh Pháp. - Triều đình Huế mê muội, lo sợ ảnh hưởng đến thương lượng nên đã kí với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất: Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, mất một phần chủ quyền dân tộc. -> Việc làm của triều đình Huế đã tạo điều kiện cho Pháp xâm lược nước ta. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 4 (1 đ) - Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần vương" Lãnh đạo:Nông dân đứng đầu là Đề Thám Mục tiêu:Mong muốn xây dựng cuộc sống bình quân bình đẳng và sơ khai về kinh tế và xã hội. Địa bàn hoạt động: Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. Tính chất: Là phong trào nông dân mang tính tự phát. Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. 0,25 0,25 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc