Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (4 điểm).
Bằng những hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1874, em hãy cho biết:
1/ Những chủ trương và biện pháp đối phó của triều đình nhà Nguyễn trước việc thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng và đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì?
2/ Thái độ và hành động của nhân dân ta trước quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 - 1874 và trước những chủ trương, biện pháp đối phó của triều đình?
Câu 2 (3 điểm).
Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Câu 3 (3 điểm).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (4 điểm). Bằng những hiểu biết của em về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1874, em hãy cho biết: 1/ Những chủ trương và biện pháp đối phó của triều đình nhà Nguyễn trước việc thực dân Pháp xâm lược Đà Nẵng và đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì? 2/ Thái độ và hành động của nhân dân ta trước quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 - 1874 và trước những chủ trương, biện pháp đối phó của triều đình? Câu 2 (3 điểm). Bằng kiến thức lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản? Câu 3 (3 điểm). “Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời” (SGK Lịch sử 8 – Trang 136). Em hãy trình bày: - Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách. - Những nội dung cơ bản và hạn chế của các đề nghị cải cách đó. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐTBÌNH GIANG --------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1 4 điểm 1. Chủ trương, biện pháp của triều đình nhà Nguyễn đối phó với thực dân Pháp. - Tại Đà Nẵng: Cử Nguyễn Tri Phương vào Đà Nẵng tổ chức lực lượng cùng nhân dân chống Pháp. - Tại Gia Định: tư tưởng chủ hoà, bỏ nhiều cơ hội đánh giặc. + Kí hoà ước Nhâm Tuất 1862, cắt đất cho Pháp, đàm phán chuộc đất, lo cai trị những vùng đất còn kiểm soát được. + Nghị hoà, thương thuyết, đổi đất...kí hiệp ước Giáp Tuất-->6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. + Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, bắt nhân dân hạ vũ khí, giải tán lực lượng. - >Nhận xét, kết luận: Triều đình Huế chậm trễ, thiếu tinh thần, đường lối chiến đấu, tư tưởng chủ hoà đi đến đầu hàng từng bước... 2. Thái độ và hành động của nhân dân: a- Tại Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì - Tại Đà Nẵng nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc. - Tại Gia Định: + Phong trào diễn ra sôi nổi, nhân dân Gia Định tự tay thiêu huỷ nhà cửa, dời đi nơi khác. + Nghĩa quân: Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng... + Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm địch thất điên bát đảo (HS trình bày 1 số ý cơ bản về cuộc khởi nghĩa này) b- Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam Kì - Nêu vài nét về bối cảnh nước ta sau hoà ước Nhâm Tuất 1862. - Nhân dân căm phẫn hành động xâm lược của Pháp và đầu hàng của nhà Nguyễn, nhiệt tình tham gia đấu tranh: + Phong trào dùng thơ văn đánh giặc của Nguyễn Đình Chiểu... + Phong trào kháng chiến của 2 anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân... Phong trào kháng chiến của Nguyễn Trung Trực . --> Nhận xét: Phong trào nổ ra liên tục, rầm rộ, đấu tranh quyết liệt, hình thức phong phú. 0,5đ 0.5đ 0,5đ 0.25đ 0,25đ 0.25đ 0.5đ 0.5 đ 0,5đ 0.25đ 2 3 điểm * Diễn biến: - Căn cứ: Yên Thế là vùng đất đồi địa hình hiểm trở thuộc tỉnh Bắc Giang. - Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn: + 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm... + 1893-1908: là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Trong giai đoạn này nghĩa quân 2 lần chủ động xin giảng hoà với P để củng cố lực lượng, tích luỹ lương thực, xây dựng đồn điền Phồn Xương vững chắc. Nhiều nghĩa sĩ yêu nước, trong đó có Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám + 1909-1913: Khi phát hiện thấy sự dinh líu của Đề Thám trong vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội, TDP tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế , lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Đến 2/1913 thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. - Ý nghĩa - Đây là cuộc KN kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX. KN Yên Thế không chịu ảnh hưởng của chiếu Cần vương nhưng cũng mang tính chất dân tộc yêu nước sâu sắc. * Điểm khác: - Mục tiêu: + Khởi nghĩa Yên Thế: Đánh đuổi giặc ngoại xâm, chống lại công cuộc bình định của Pháp, bảo vệ mảnh đất Yên Thế, bảo vệ quyền lợi của nông dân, của dân tộc. + Cần vương: Khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua - Thành phần lãnh đạo: + Phong trào Cần vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước + Phong trào Yên Thế: đều xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt với khẩu hiệu Cần vương, họ mong muốn xây dựng một cuộc sống bình yên. - Lực lượng nghĩa quân: + Cần vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước và nông dân + Phong trào Yên Thế: Lực lượng của cuộc KN Yên Thế đều là nông dân, cần cù, chất phác, yêu cuộc sống tự do. - Thời gian tồn tại: khởi nghĩa Yên Thế kéo dài 30 năm, các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chỉ tồn tại trong vòng 10 năm. - Địa bàn: + Cần vương: Căn cứ mới xây dựng ở Bắc kỳ và Trung Kỳ + KN Yên Thế: Nổ ra ở vùng trung du( Yên Thế- Bắc Giang), có lối đánh linh hoạt, cơ động: chiến thuật đánh du kích, đánh vận động, bắt con tin buộc địch phải hòa hoãn. Nhiệm vụ: + Cần vương: Chống Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập chế độ cũ- chế độ phong kiến + Phong trào nông dân Yên Thế: Phần nào đã kết hợp được vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ (ruộng đất) với khẩu hiệu “giữ ruộng, giữ bản, giữ rừng”. 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3 3 điểm * Động cơ chính khiến các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề nghị cải cách: - Đất nước lâm vào tình trạng ngày một nguy khốn - Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân - Muốn cho nước nhà giàu mạnh - Có thể đương đầu với cuộc tấn công dồn dập của kẻ thù. * Những nội dung cơ bản của cỏc đề nghị cải cỏch: - Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí; Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ - Năm 1862, Viện thượng bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung - Từ 1863-1871, Nguyễn trường Tộ đã kiên trì gửi 30 bản điều trần đề cập một loạt vấn đề. - Năm 1877-1882, nguyễn Lộ Trạch còn dâng hai bản “ Thời vụ sách” lên vua Tự Đức * Hạn chế: - Các đề nghị cải cách vẫn còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa toàn diện. - Nội dung còn dập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài. Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. (Lưu ý: Trường hợp thí sinh có những ý tưởng, sáng tạo khác nhưng đảm bảo tính khoa học, lô gíc thì tùy bài làm cụ thể để giám khảo cho điểm chi tiết) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ –––––––– Hết ––––––––
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc