Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Tính số hạt mỗi loại.
2. Cho các muối có công thức sau: Na2SO3, MgCl2, Ca(H2PO4)2, Cu(NO3)2, KHCO3, Na2S, Fe2(SO4)3, K2HPO3 . Hãy phân loại và gọi tên các muối trên.
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. KOH + Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 + K2SO4.
b. AgNO3 + NaCl ® NaNO3 + AgCl
c. CaCO3 CaO + CO2
d. FexOy + CO Fe + CO2
2. Tính khối lượng cacbonic sinh ra khi nung 5 tấn canxi cacbonat và được 2,8 tấn canxi oxit
Câu 3 (2,0 điểm):
1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi dung dịch sau: H2SO4, H2O, NaCl, Ba(OH)2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2. Biết rằng ở 20oC, hòa tan 80 gam KNO3 vào 190 gam nước để tạo thành dung dịch KNO3 bão hòa. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): 1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Tính số hạt mỗi loại. 2. Cho các muối có công thức sau: Na2SO3, MgCl2, Ca(H2PO4)2, Cu(NO3)2, KHCO3, Na2S, Fe2(SO4)3, K2HPO3 . Hãy phân loại và gọi tên các muối trên. Câu 2 (2,0 điểm): 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a. KOH + Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 + K2SO4. b. AgNO3 + NaCl ® NaNO3 + AgCl c. CaCO3 CaO + CO2 d. FexOy + CO Fe + CO2 2. Tính khối lượng cacbonic sinh ra khi nung 5 tấn canxi cacbonat và được 2,8 tấn canxi oxit Câu 3 (2,0 điểm): 1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi dung dịch sau: H2SO4, H2O, NaCl, Ba(OH)2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 2. Biết rằng ở 20oC, hòa tan 80 gam KNO3 vào 190 gam nước để tạo thành dung dịch KNO3 bão hòa. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này. Câu 4 (2,0 điểm): Cho 11,2 gam sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl 7,3%. Sau khi phản ứng xong thu được khí A và dung dịch B a. Tính thể tích khí A ở đktc b. Tính khối lượng dung dịch axit tham gia phản ứng c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B Câu 5 (2,0 điểm). 1. Cho 32 gam một oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thì cần 600 ml dung dịch HCl nồng độ 2M. Xác định công thức phân tử của oxit sắt trên. 2. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam nước, để pha chế được 500 gam dung dịch CuSO4 4% (Cho: S = 32; H = 1; O = 16; Zn = 65; Ca = 40; Cu = 64;Al = 27) -------------------Hết ------------------- Họ tên thí sinh:Số báo danh:... Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Hóa học Câu Nội dung Điểm I (2,0 đ) 1. - Gọi số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử lần lượt là p, n, e - Vì tổng số hạt trong nguyên tử là 28 nên: p + n + e = 28 - Trong nguyên tử : p = e nên → 2p + n = 28 - Số hạt mang điện 35% nên n = 35.28/100 = 10 → p = e = 9 ----------------------------------------------------------------------------------------- 2. Phân loại và gọi tên đúng mỗi muối được 0,125 đ - Muối trung hòa: Na2SO3, MgCl2, Cu(NO3)2, Na2S, Fe2(SO4)3 - Muối axit: K2HPO3, Ca(H2PO4)2, KHCO3 0,25 0,25 0,25 0,25 1 II (2,0 đ) 1. a. 6KOH + Fe2(SO4)3 2Fe(OH)3 + 3K2SO4. b. AgNO3 + NaCl ® NaNO3 + AgCl c. CaCO3 CaO + CO2 d. FexOy + yCO xFe + yCO2 2. - PTHH: CaCO3 CaO + CO2 - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCaCO3 = mCaO + m CO2 => m CO2 = mCaCO3 - mCaO =5 - 2,8 = 2,2 tấn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 III (2,0 đ) 1. - Lấy mỗi dung dịch một ít cho vào các ống nghiệm đánh số thứ tự - Cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu quỳ tím + Ống nghiệm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là Ba(OH)2 + Ống nghiệm làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H2SO4 + Ống nghiệm làm quỳ tím không chuyển màu là H2O, NaCl - Nhỏ một ít dung dịch AgNO3 vào 2 dung dịch chưa nhận biết được + Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng là NaCl + Không thấy hiện tượng gì là H2O (HS làm cách khác cho kết quả đúng vẫn cho điểm tương đương) 2. Tính được độ tan của KNO3 = 80.100/190=42,1 0,25 0,25 0,25 0,25 1 IV (2,0 đ) a. PTHH: Fe +2HCl → FeCl2 + H2 Khí A là H2, dd B là dd FeCl2 nFe = 11,2/56 = 0,2 (mol) Theo PTHH: nFe = nH2 = nFeCl2= 0,2 (mol) => VH2 = 0,2. 22,4 = 4,48 (lit) b. Theo PTHH: nFe = 2nHCl = 0,4 (mol) mHCl = 0,4 . 36,5 = 14,6 (g) => mdd HCl = 14,6.100/7,3 = 200 (g) c. m dd FeCl2 = 11,2 + 200 - 0,4 = 210,8 (g) mFeCl2 = 0,2. 127 = 25,4 (g) C%FeCl2 = 25,4.100/210,8 = 12,05% 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 V (2,0 đ) 1. nHCl = 0,6.2 = 1,2 (mol) Giả sử CTPT của oxit sắt là FexOy PTHH: FexOy + 2yHCl ® xFeCl2y/x + yH2O Theo PT: (56x + 16y) g 2y mol Theo đề: 32g 1,2 mol Ta có: 1,2(56x + 16y) = 64y => x/y = 2/3suy ra x =2, y = 3 CTPT là Fe2O3 2. - Khối lượng CuSO4 có trong 500gam dd CuSO4 4 % là: = 20 g Vậy khối lượng CuSO4.5H2O cần lấy là: = 31,25 gam - Khối lượng nước cần lấy là: 500 – 31,25 = 468,75 gam 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Ghi chú: - Học sinh làm cách khác cho điểm tương đương. - Phương trình không cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ nửa số điểm của phương trình. - Bài tập có phương trình viết sai hoặc không cân bằng thì không tính điểm.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_h.doc