Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Khối 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Câu 1 (2,0  điểm). 

1. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử của hai nguyên tố A và B là 76. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 hạt. Số hạt mang điện của B ít hơn số hạt mang điện của A là 14 hạt. Hỏi A, B là những nguyên tố hoá học nào ? Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau:

          ZS= 16, ZNa = 11, ZCa = 20, ZFe = 26, ZCu = 29, ZF = 9

2. Chọn chất và hệ số thích hợp rồi hoàn thành các phương trình hóa học sau:

  1. Fe3O4          +       CO    ?       +       ?
  2. FexOy          +       HCl        ?        +        H2O
  3. CxHy           +       O2      ?        +       ?
  4. Al               +       H2SO4     ?        +       ?

Câu 2 (2,0  điểm).

1. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a) Đốt cháy hoàn toàn bằng tia lửa điện một bình chứa hỗn hợp gồm 3,2 gam O2 và 11,2 lít H2 (đktc). Sau phản ứng, để nguội, cho que đóm đang cháy vào bình. 

b) Cho mẩu Na vào cốc đựng H2O có chứa mẩu giấy quỳ tím. 

2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng lần lượt 3 chất sau: CaCO3, BaO, P2O5. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) ?

Câu 3 (2,0  điểm).

1. Hãy sắp xếp các hợp chất sau vào vị trí phù hợp trong bảng: H2SO4; CO2; NaOH; KHSO4; SO2; Fe2O3; Al(OH)3; Ba(NO3)2; HCl; CuO.

pdf 1 trang Huy Khiêm 28/10/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Khối 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Khối 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Khối 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8 
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Đề gồm 01 trang) 
Câu 1 (2,0 điểm). 
1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: 
 Ca (1) CaO (2) Ca(OH)2
(3) CaCO3 
2. Trình bày phương pháp nhận biết các chất lỏng đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: H2O, 
Ca(OH)2, HCl, NaCl. Viết phương trình phản ứng minh hoạ nếu có? 
Câu 2 (2,0 điểm). 
 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các loại hạt là 52. Trong đó tổng số hạt mang 
điện nhiều hơn số hạt không mang điện 16 hạt. Xác định số hạt mỗi loại trong nguyên tử X? 
Nguyên tố X là nguyên tố nào? 
2. Làm lạnh 500 gam dung dịch KNO3 bão hòa từ 80oC xuống 10oC. Tính khối lượng 
KNO3 kết tinh, biết độ tan trong nước của KNO3 ở 80oC và 10oC lần lượt là 168 gam và 21 
gam. 
Câu 3 (2,0 điểm). 
 1. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình hóa học trong các thí nghiệm 
sau: 
 a) Cho mẩu Na vào cốc nước có nhỏ phenolphtalein. 
 b) Đốt mẩu photpho đỏ trong lọ đựng khí oxi, sau đó hòa tan sản phẩm vào nước rồi 
nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. 
 2. Cho các muối có công thức sau: Na2SO3, MgCl2, Ca(H2PO4)2, Cu(NO3)2, KHCO3, 
Na2S, Fe2(SO4)3, K2HPO3 . Hãy phân loại và gọi tên các muối trên. 
Câu 4 (2,0 điểm). 
 1. Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu đựơc 
8,96 lít H2(ở đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu? 
2. Hoà tan hoàn toàn 7,56 gam một kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng 
thu được 9,408 lít H2 (ở đktc). Xác định kim loại M? 
Câu 5 (2,0 điểm). 
 Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao 
cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: 
- Cho 11,2g Fe vào cốc A đựng dung dịch HCl. 
- Cho m gam Al vào cốc B đựng dung dịch H2SO4. 
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? 
 (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) 
Họ tên thí sinh: ........... SBD:  
Chữ kí giám thị 1: ......... Chữ kí giám thị 2.. 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(4) 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_h.pdf