Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Di truyền là gì? Biến dị là gì? Tính trạng là gì? Cặp tính trạng tương phản là gì?
b. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?
b. Ở một loài bọ cánh cứng: Alen A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; alen B quy định mắt xám là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt dị hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 800 cá thể con sống sót. Xác định số cá thể con có mắt lồi, màu xám.
Câu 3 (1,5 điểm).
a. Tại sao nói trong quá trình giảm phân thì lần phân bào I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm?
b. Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Dd khi giảm phân bình thường sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao?
c. Một cá thể ruồi giấm có kiểu gen AaBbDdXX, tế bào của loài tham gia giảm phân. Kết thúc quá trình đã tạo ra bao nhiêu loại giao tử ? Đó là những loại nào? (Biết quá trình diễn ra bình thường).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm). a. Di truyền là gì? Biến dị là gì? Tính trạng là gì? Cặp tính trạng tương phản là gì? b. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà Lan như thế nào? Câu 2 (1,5 điểm). a. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào? b. Ở một loài bọ cánh cứng: Alen A mắt dẹt, trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; alen B quy định mắt xám là trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt dị hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 800 cá thể con sống sót. Xác định số cá thể con có mắt lồi, màu xám. Câu 3 (1,5 điểm). a. Tại sao nói trong quá trình giảm phân thì lần phân bào I mới thực sự là phân bào giảm nhiễm? b. Ở một loài động vật, giả sử có một tinh bào bậc 1 chứa hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng Bb và Dd khi giảm phân bình thường sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Vì sao? c. Một cá thể ruồi giấm có kiểu gen AaBbDdXX, tế bào của loài tham gia giảm phân. Kết thúc quá trình đã tạo ra bao nhiêu loại giao tử ? Đó là những loại nào? (Biết quá trình diễn ra bình thường). Câu 4 (2,0 điểm). a. Vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? b. Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 450, giữa U với X bằng 300. Gen làm khuôn tạo ra mARN có hiệu số giữa T2 – X2 = 12,5% số nuclêôtít của gen. Xác định số lượng từng loại nuclêôtít của gen. Câu 5 (1,5 điểm). a. Căn cứ vào đâu mà Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh của ruồi giấm trong thí nghiệm của mình cùng nằm trên một NST? b. Hàm lượng ADN trong nhân 1 tế bào lưỡng bội của người là 6,6. 10-12 g, qua một lần phân bào bình thường sinh ra 2 tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6. 10-12 g. Quá trình phân bào của tế bào đó là nguyên phân hay giảm phân? Giải thích? Câu 6 (1,5 điểm). Một bác nông dân trồng cà chua trên mảnh vườn nhà mình, hàng ngày bác chăm sóc rất cẩn thận và chu đáo. Được biết giống cà chua bác nông dân trồng là giống cà chua quả đỏ. Đến thời kì ra hoa, để đảm bảo sản phẩm thu hoạch đạt chất lượng tốt; bác nông dân đã lấy hoa của các cây cà chua thụ phấn chéo cho nhau. Tuy nhiên đến thời kì cà chua chín bác lại thấy có cà chua quả vàng; bác nông dân rất buồn rầu vì cà chua quả vàng không được ưa chuộng ngoài chợ vì rất khó bán mà giá rẻ. Bác hỏi hàng xóm nhưng không ai hiểu vì sao lại có cà chua quả vàng. Em hãy giải thích để bác nông dân hiểu được vì sao lại có hiện tượng đó và xác định tỉ lệ kiểu gen của cà chua quả đỏ và quả vàng. Biết tính trạng màu sắc quả do một gen quy định và nằm trên NST thường. -----------------------------------------Hết------------------------------------------ Họ tên học sinh:.......Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: .......... Chữ kí giám thị 2:............ PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2,0 đ) a. - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu 0.25 - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết 0.25 - Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả vàng, ... 0.25 - Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: Thân cao và thân thấp 0.25 b. -Mỗi tính trạng trong cơ thể do 1 cặp nhân tố di truyền quy định: Nhân tố di truyền trội: quy định tính trạng trội (kí hiệu: chữ cái in hoa). Nhân tố di truyền lặn: quy định tính trạng lặn (kí hiệu: chữ cái in thường) 0.25 - Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền luôn tồn tại thành từng cặp. 0.25 - Trong quá trình phát sinh giao tử, các nhân tố di truyền trong từng cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất của nó như ở cơ thể thuần chủng P. 0.25 -Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh. Sơ đồ lai: P (t/c): AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) GP: A a F1: Aa (100% hoa đỏ) F1 x F1: Aa x Aa G1: A,a A,a F2: 1AA : 2Aa : 1aa 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng 0.25 Câu 2 (1,5 đ) a. - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Đa số đột biến gen đều là đột biến lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp. - Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp gặp tổ hợp gen thích hợp hoặc gặp điều kiện môi trường thích hợp. 0.25 0.25 b. P : AaBb x AaBb GP : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F1: AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb 0.25 Theo bài ra thể mắt dẹt dị hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra Từ bảng kết quả ta thấy: - Tổng số tổ hợp ở F1 là 16. Có 8 tổ hợp gồm: 2AaBB, 4AaBb , 2Aabb bị chết ngay sau khi được sinh ra. Vậy số tổ hợp sống sót là 8. 0.25 - Số cá thể con sống sót là 800. Vậy tổng số cá thể được sinh ra ở F1 là: con 0.25 - Cá thể mắt lồi, màu xám có 3 tổ hợp là aaBB, 2 aaBb chiếm tỉ lệ là Vậy số cá thể mắt lồi, màu xám là: con 0.25 Câu 3 (1,5 đ) a. Vì kết thúc lần phân bào này bộ NST trong mỗi tế bào con giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với tế bào ban đầu 0.5 b. 2 loại tinh trùng: BD và bd hoặc Bd và bD 0.25 vì sự phân li độc lập và tổ hợp tự do khi kết thúc giảm phân I thì một tinh bào bậc 1 chỉ có hai khả năng tổ hợp NST: (BB) ( DD) và (bb) (dd) hoặc (BB) (dd) và (bb) (DD). 0.25 c. Vì kiểu gen của cá thể ruồi này là AaBbDdXX. - Số giao tử tạo ra là 2n = 23 = 8 (loại) - Các loại giao tử là: ABDX, ABdX, AbDX, AbdX, aBDX, aBdX, abDX, abdX. 0.25 0.25 Câu 4 (2,0 đ) Điểm mấu chốt trong cơ chế tự sao của ADN đảm bảo cho ADN con giống ADN mẹ là cơ chế tự sao diễn ra theo các nguyên tắc: - Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtít trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtít của môi trường nội bào theo đúng nguyên tắc bổ sung. Amk liên kết với Tmt, Tmk liên kết với Amt bằng 2 liên kết hiđrô. Gmk liên kết với Xmt, Xmk liên kết với Gmt bằng 3 liên kết hiđrô. 0.5 - Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con tạo thành có 1 mạch cũ của ADN mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp. 0.5 b. Số lượng từng loại nu của gen Do Am – Gm = 450 Um – Xm = 300 Suy ra (Am + Um) – (Gm + Xm ) = 750 A - G = 750 = T - X Vì: A = T = Am + Um G = X = Gm + Xm Theo giả thiết T2 - X2 = (T - X )(T + X ) = 12,5% số nu của gen Mà T + X = 50% Vậy (T – X). 50% = 12,5% (T - X) = 25% số nu của gen Vậy tổng số nu của gen là: nu 0.5 Ta có A – G = 750 A + G = Suy ra 2A = 2250 => A = 1125 nu Số lượng từng loại nu của gen là A = T = 1125 nu, G = X = 1500 - 1125 = 375 nu 0.5 Câu 5 (1,5 đ) a. -Kết quả lai phân tích cho tỷ lệ kiểu hình 1:1, Moocgan cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên một NST vì ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ cho một loại giao tử còn ruồi đực F1 phải cho 2 loại giao tử, do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST 0.5 - Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là nguyên phân. Giải thích: Kết quả nguyên phân tạo ra tế bào con giống nhau và đều có hàm lượng ADN trong nhân giống nhau và giống hàm lượng ADN trong nhân tế bào mẹ. 0.25 0.25 - Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là giảm phân I Giải thích: Kết quả của giảm phân I tạo ra hai tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa, nhưng NST vẫn ở trạng thái kép nên hàm lượng ADN vẫn bằng nhau và bằng của tế bào mẹ. 0.25 0.25 Câu 6 (1,5 đ) -Cây cà chua quả vàng là tính trạng lặn vì cà chua quả vàng chiếm số ít, còn cà chua quả đỏ là tính trạng trội. 0.25 Theo điều kiện bài ra ta quy ước gen: A: cà chua quả đỏ; a: cà chua quả vàng 0.25 -Cây cà chua quả đỏ có các kiểu gen sau: AA và Aa 0.25 -Ta có các sơ đồ lai sau: P : AA x AA => F1 : 4 AA ( 100% cà chua qua đỏ) P : AA x Aa => F1 : 2AA : 2 Aa (100% cà chua quả đỏ) P : Aa x AA => F1 : 2AA : 2Aa (100% cà chua quả đỏ) P : Aa x Aa => F1 : 1AA :2Aa :1aa (75% đỏ : 25% vàng) 0.25 Tỉ lệ kiểu gen là 9AA : 6Aa : 1 aa 0.25 Giống cà chua bác nông dân trồng có lẫn hạt giống không thuần chủng 0.25 (Học sinh làm bài diễn đạt theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) -----------------Hết-----------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_h.doc