Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2.0 điểm).
Trình bày về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
Câu 2 (3.0 điểm).
Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ? Những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Câu 3 (1.0 điểm).
Trước khi bị giặc giết Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Em hiểu như thế nào về câu nói trên ?
Câu 4 (2.5 điểm).
Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Ý nghĩa của những thành tựu đó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 1 trang) Câu 1 (2.0 điểm). Trình bày về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ? Câu 2 (3.0 điểm). Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ? Những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. Câu 3 (1.0 điểm). Trước khi bị giặc giết Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Em hiểu như thế nào về câu nói trên ? Câu 4 (2.5 điểm). Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Ý nghĩa của những thành tựu đó. Câu 5 (1.5 điểm). Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ II được chia làm mấy giai đoạn ? Nêu thời gian cụ thể của từng giai đoạn. Trình bày những vấn đề cơ bản về giai đoạn được đánh giá là đã làm sụp đổ cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân. ----------- Hết--------- Họ tên học sinh:Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1 * Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê: - Địa bàn hoạt động chủ yếu ở huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Lãnh đạo là Phan Đình Phùng, Cao Thắng. - Từ năm 1858 - 1888 nghĩa quân xây dựng lực lượng rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo - Từ 1888 - 1895 dựa vào vùng núi hiểm trở, có sự phối hợp chặt chẽ nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. - Thực dân Pháp tập trung binh lực, xây dựng hệ thống đồn bốt, mở nhiều cuộc tiến công vào căn cứ Ngàn Trươi ngày 28/12/1895 Phan Đình Phùng hi sinh, khởi nghĩa tan rã. * Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là vì: - Thời gian tồn tại dài nhất so với tất cả các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương (tồn tại 10 năm từ 1885-1895) - Địa bàn hoạt động rộng lớn: Trải rộng khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. - Có quy mô và trình độ tổ chức cao nhất: tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất, tự chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp - Tính chất ác liệt, chiến đấu bền bỉ, dũng cảm, gây cho địch nhiều khó khăn. Khởi nghĩa Hương Khê thể hiện rõ nhất tinh thần Trung quân- ái Quốc và lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 *Những điều kiện làm nảy sinh... - Con đường yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỉ XIX thất bại đã đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới. - Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến, xuất hiện nhiều giai cấp mới có tư tưởng tiến bộ. - Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng đến các sĩ phu yêu nước bấy giờ khiến họ nhận thấy muốn phát triển đất nước thì phải duy tân, cải cách: + Phong trào duy tân của Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu; cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc; tư tưởng Triết học Ánh sáng của cách mạng Pháp, Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. * Những điểm mới... (HS có thể kẻ bảng hoặc trình bày thông thường, nếu đảm bảo đúng, đủ kiến thức giám khảo vẫn cho điểm tối đa) - Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến còn phong trào đầu thế kỉ XX còn nhằm chống thực dân Pháp và xây dựng đất nước theo hướng Tư bản chủ nghĩa. - Về tư tưởng: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản. - Về lãnh đạo: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc còn phong trào đầu thế kỉ XX Tầng lớp nho học trẻ đang trên đường tư sản hóa (tiếp thu những tư tưởng mới). - Lực lượng tham gia: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX văn thân, sỹ phu, nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội. - Về hình thức đấu tranh: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như tuyên truyền, vận động, nâng cao dân trí, dân quyền, vũ trang bạo động. - Về tổ chức: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo lề lối phong kiến trên địa bàn có điều kiện thuận lợi cho xây dưng căn cứ, phong trào đầu thế kỉ XX đã biết đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai (thành lập Hội...) trên phạm vi rộng lớn. 0.25 0.25 0,25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.5 0.25 3 Em hiểu như thế nào... (HS trình bày làm rõ được các ý sau) - Câu nói phản ánh chính xác cuộc đấu tranh anh dũng kiên cường của nhân dân ta từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược. - Câu nói đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất và niềm tự hào dân tộc của Nguyễn Trung Trực nói riêng và của cả dân tộc ta nói chung. 0.5 0.5 4 * Về kinh tế: - Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%... - Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới... * Về khoa học- kỹ thuật: Đạt nhiều thành tựu to lớn: - Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất lên khoảng không vũ trụ. - Năm 1961, phóng tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất * Về đối ngoại: - Nhà nước Liên Xô thực hiện chính sách chung sống hoà bình, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. - Tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giớiĐịa vị quốc tế của Liên Xô ngày càng được nâng cao... - Liên Xô trở thành nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất, là chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới * Ý nghĩa: - Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên các mặt... - Vị thế và vai trò của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0,25 0.5 0,25 0,25 5 * Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tôc Trải qua 3 giai đoạn. Cụ thể là: - Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. - Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. - Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. * Giai đoạn đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của hệ thống thuộc địa là giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. * Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX: - Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở Đông Nam Á, năm 1945 khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh giành độclập, tiêu biểu nhất là 3 nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào. Ba nước này lần lượt tuyên bố độc lập ngay trong năm 1945 - Từ Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi, nhiều nước ở khu vực này liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc như Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954-1962). - Đặc biệt năm 1960 có 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập, thế giới gọi năm 1960 là “Năm Châu Phi”. - Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng sang các nước Mĩ La tinh với sự kiện mở đầu là cách mạng Cu Ba giành thắng lợi ngày 1/1/1959. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 (HS có cách diễn đạt khác nhưng nêu được đúng nội dung kiến thức giám khảo vẫn cho điểm) Hết
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_ho.doc