Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Câu 1 (2.0 điểm). 

Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Khái quát phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884?

Câu 2 (2.0 điểm). 

          Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX có những ưu điểm và hạn chế gì? Từ đó em rút ra những bài học kinh nghiệm nào cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn sau?

Câu 3 (2.0 điểm). 

               Trình bày chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam? Chính sách đó tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?

Câu 4 (2.0 điểm). 

          Nêu mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Việc gia nhập ASEAN đã đem lại cho Việt Nam những thời cơ và thách thức gì?

doc 5 trang Huy Khiêm 04/11/2023 4620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm). 
Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Khái quát phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884?
Câu 2 (2.0 điểm). 
 	Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX có những ưu điểm và hạn chế gì? Từ đó em rút ra những bài học kinh nghiệm nào cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn sau?
Câu 3 (2.0 điểm). 
 	Trình bày chính sách về kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam? Chính sách đó tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
Câu 4 (2.0 điểm). 
 	Nêu mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN? Việc gia nhập ASEAN đã đem lại cho Việt Nam những thời cơ và thách thức gì?
Câu 5 (2.0 điểm). 
 	Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Qua đó nhận xét về lãnh tụ Nen-xơn Man-đê-la?
----------- Hết---------
Họ tên học sinh:Số báo danh:.
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:...
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
(Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2.0đ)
a. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vì:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây (trong đó có Pháp) đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông để mở rộng thị trường và vơ vét tài nguyên.
0,25
- Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu. Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn đã tạo cớ cho Pháp xâm lược nước ta.
0,25
b. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1884:
* Giai đoạn 1858-1873:
- Ở Đà Nẵng: Quân và dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương chiến đấu dũng cảm làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của địch. Buộc quân Pháp kéo vào Gia Định.
0,25
- Ở chiến trường Gia Định, nhân dân địa phương tự động nổi lên đánh giặc khiến quân Pháp khốn đốn.
0,25
- Năm 1862, khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất thì phong trào đấu tranh của nhân dân vừa chống thực dân Pháp xâm lược, vừa chống lại triều đình hèn nhát. Điển hình có khởi nghĩa Trương Định (1862- 1864), khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861- 1867), khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân
0,25
+ Bên cạnh hình thức đấu tranh vũ trang, nhiều nhà nho đã dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu, tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị
0,25
*Giai đoạn 1873- 1884:
- Thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất (1873), đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882). Nhân dân Bắc kì, đặc biệt là nhân dân Hà Nội phối hợp với triều đình chống Pháp.
0,25
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất, lần thứ hai làm cho thực dân Pháp vô cùng lo sợ, kích thích tinh thần chiến đấu của nhân dân.
0,25
Câu 2 (2.0 đ)
* Ưu điểm của phong trào Cần vương:
- Phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp cả nước, thu hút đông đảo lực lượng tham gia.
0,25
- Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta và làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp ở Việt Nam
0,25
- Những người lãnh đạo của phong trào đã biết khai thác điều kiện địa lí, địa hình để xây dựng phòng tuyến đánh giặc, sử dụng nhiều chiến thuật
0,25
* Hạn chế của phong trào Cần vương:
- Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn, mang tư tưởng phong kiến lạc hậu
0,25
- Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương còn diễn ra lẻ tẻ, chưa liên kết với nhau, thiếu thống nhất trong cả nước
0,25
- Trang bị vũ khí thô sơ, hậu cần thiếu thốn, người lãnh đạo có những hạn chế nhất định: phiêu lưu mạo hiểm
0,25
* Bài học kinh nghiệm:
- Đấu tranh muốn giành thắng lợi phải có đường lối đúng đắn, có giai cấp tiên tiến lãnh đạo
0,25
- Phải đoàn kết toàn dân, dựa vào nhân dân, xây dựng lực lượng lớn mạnh
0,25
Câu 3
(2,0đ)
* Chính sách về kinh tế:
- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
0.25
- Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ...
0.25
- Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế, đánh thuế cao hàng hoá các nước khác. 
0.25
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
0.25
- Đề ra các loại thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện.
0.25
* Tác động về kinh tế và xã hội: ( HS có thể trình bày tác động về kinh tế và xã hội hoặc tác động tích cực, tiêu cực ý đúng đều được điểm)
- Tích cực: Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến. Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tiểu tư sản và công nhân.
0.25
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nền kinh tế phát triển què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng và phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
0.25
+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân đa số đều khổ cực, nhất là công nhân và nông dân.
0.25
Câu 4 (2.0 đ)
* Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN:
- Tuyên ngôn thành lập ASEAN đã xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
0,5
- Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
0,25
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả...
0,25
* Thời cơ và thách thức cho Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
- Thời cơ:
+ Việt Nam sẽ mở rộng quan hệ hợp tác với niều nước, mở rộng thị trường, tận dụng nguồn vốn, thành tựu khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí và nhiều nguồn lực khác
0.25
+ Giúp nước ta phát triển theo kịp xu hướng của thời đại
0.25
- Thách thức:
+ Trình độ sản xuất của nước ta còn thấp kém, chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các nước, nếu không có biện pháp đúng đắn sẽ bị tụt hậu so với các nước.
0.25
+ Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, tình trạng ô nhiễm môi trường
0.25
 Câu 5
(2.0 đ)
* Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi:
- Chính quyền thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc ( A-pác-thai) cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu.
0.25
Họ đề ra hơn 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. Người da đen không có các quyền tự do dân chủ, phải sống ở các khu biệt lập...
0.25
 - Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” đã lãnh đạo người da đen kiến trì đấu tranh. Cộng đồng quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của người da đen.
0.25
- Năm 1993, chính quyền da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc và trả tự do cho lãnh tụ Nen-xơn Man- đê-la.
0.25
- Năm 1994, Nen-xơn Man- đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi.
0.25
 - Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn: chế độc phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
0.25
* Nhận xét về lãnh tụ Nenxơn Man - đê-la
( HS có cách diễn đạt khác nhau nhưng nêu được công lao to lớn của Nen-xơn Man- đê-la: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Nam Phi...)
- Ông là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Nam Phi đã kiên cường lãnh đạo người da đen đấu tranh giành quyền tự do, dân chủ.
0.25
- Ông là tấm gương sáng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, tự do và dân chủ, cho tương lai tốt đẹp hơn
0.25
(HS có cách diễn đạt khác nhưng nêu được đúng nội dung kiến thức giám khảo vẫn cho điểm)
Hết

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_ho.doc