Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (5,0 điểm).
Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hiệp ước năm 1862. Việc nhà Nguyễn ký Hiệp ước trên chứng tỏ điều gì? Thực tế đó đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình bảo vệ Tổ quốc?
Câu 2 (1,5 điểm). Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), ở Việt Nam có những giai cấp nào? Hãy làm rõ đặc điểm nghề nghiệp và thái độ của từng giai cấp đối với cách mạng giải phóng dân tộc?
Câu 3 (2,0 điểm). Con đường cải cách của Nhật Bản đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX? Sự thất bại của phong trào yêu nước trước Chiến tranh thế giới thứ nhất chứng tỏ điều gì? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (5,0 điểm). Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hiệp ước năm 1862. Việc nhà Nguyễn ký Hiệp ước trên chứng tỏ điều gì? Thực tế đó đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình bảo vệ Tổ quốc? Câu 2 (1,5 điểm). Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), ở Việt Nam có những giai cấp nào? Hãy làm rõ đặc điểm nghề nghiệp và thái độ của từng giai cấp đối với cách mạng giải phóng dân tộc? Câu 3 (2,0 điểm). Con đường cải cách của Nhật Bản đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX? Sự thất bại của phong trào yêu nước trước Chiến tranh thế giới thứ nhất chứng tỏ điều gì? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập? II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5,0 điểm). Câu 4 (3,0 điểm). a) Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ trong giai đoạn nào? Trình bày quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh trong giai đoạn đó. b) Phân tích những nhân tố chủ yếu đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bùng nổ mạnh mẽ và phát triển thắng lợi. Câu 5 (2,0 điểm). Nêu hoàn cảnh và sự phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến năm 2000. Tại sao sự phát triển của ASEAN trong giai đoạn này được coi là “Một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ? --------------------------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:.. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu 1 (1,5 điểm). Ý Nội dung cơ bản Điểm 1 Hoàn cảnh nhà nước phong kiến Việt Nam đã kí với Pháp Hiệp ước năm 1862: Trong quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, Gia Định phải đối mặt với nhiều khó khăn, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ. Giữa lúc phong trào đấu tranh của nhân dân đang làm cho giặc khốn đốn thì triều đình thất thủ ở Đại đồn Chí Hòa... nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước 1862... 0,25 2 Nội dung Hiệp ước 1862 + Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn. 0,1 + Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. 0,1 + Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. 0,1 + Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc. 0,1 + Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến... 0,1 3 Hành động trên chứng tỏ: Sự hèn nhát, bạc nhược của triều đình, chủ trương thương lượng, cầu hòa; sự ích kỉ của triều đình, đặt lợi ích của dòng họ, giai cấp lên trên hết, sợ phong trào kháng chiến của nhân dân... 0,25 4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình bảo vệ Tổ quốc - Đấu tranh mềm dẻo là cần thiết nhưng phải có nguyên tắc, phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết 0,25 - Phải tận dụng, phát huy được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, có sự chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc 0,25 Câu 2 (1,5 điểm). Ý Nội dung cơ bản Điểm 1 Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có 3 giai cấp: Giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân và giai cấp công nhân. 0,25 2 Đặc điểm các giai cấp Giai cấp địa chủ phong kiến - Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông hơn. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một bộ phận là địa chủ vừa và nhỏ, bị đế quốc và đại địa chủ chèn ép, ít nhiều có tư tưởng cách mạng, có tinh thần chống Pháp. 0,25 Giai cấp nông dân: - Cuộc sống của người nông dân cơ cực trăm bề: Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải nộp rất nhiều thứ thuế và các khoản phụ thu. Có người ở lại nông thôn làm tá điền cho địa chủ. Một số bỏ đi làm phu cho các đồn điền Pháp. Một bộ phận ra thành thị kiếm ăn bằng những nghề phụ; một số rất nhỏ làm công trong các nhà máy, hầm mỏ của tư bản Pháp và Việt Nam. 0,25 - Dù ở đâu thì cuộc sống của họ đều lâm vào cảnh bần cùng, không lối thoát. Căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp cộng với ý thức dân tộc sâu sắc, nông dân sẵn sàng hưởng ứng và tham gia các cuộc đấu tranh để có thể giành được tự do, no ấm. 0,25 Giai cấp công nhân: - Là giai cấp mới ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa, xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền... xin làm công ăn lương, số lượng ngày càng tăng. 0,25 - Công nhân và gia đình họ bị ba tầng áp bức bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm...). 0,25 Câu 3 (2,0 điểm). Ý Nội dung Điểm 1 Giữa thế kỷ XIX, trong bối cảnh chế độ phong kiến khủng hoảng, Nhật Bản đã tiến hành cải cách đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa Cuộc cải cách duy tân Minh Trị đã ảnh hưởng đến các phong trào yêu nước Việt Nam thể hiện qua phong trào Đông Du, cuộc vận động Duy tân và Đông Kinh nghĩa thục. 0,25 - Phong trào Đông Du: Do Hội Duy tân đứng đầu là Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo, chủ trương xuất dương cầu viện ở Nhật Bản, làm cơ sở cho cuộc bạo động chống Pháp giành độc lập dân tộc, chủ trương thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam... 0,25 - Phong trào Duy tân: là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách văn hóa- xã hội gắn liền với việc giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi giặc ngoại xâm... Phong trào Duy tân diễn ra tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa 0,25 - Phong trào Đông Kinh nghĩa thục: Mô phỏng theo trường học ở Nhật, vào tháng 3-1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại mở một trường học tại Hà Nội lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục Phong trào đã có những đóng góp to lớn trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. 0,25 2 Sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX chứng tỏ: trước yêu cầu giành độc lập dân tộc, các con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cũ (trung quân ái quốc, dân chủ tư sản không thành công). 0,25 Điều đó chứng tỏ sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tìm ra một con đường cứu nước mới 0,25 3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Sự tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài là cần thiết nhưng cần phải phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế thời đại. Phải có đủ các cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội để tiếp nhận và thực hiện Đảng và Nhà nước cần đề ra đường lối đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ, nhanh chóng hội nhập 0,5 B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5,0 ĐIỂM) Câu 4 (3,0 điểm). Ý Nội dung Điểm 1 Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ trong giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. 0,25 2 Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La tinh trong giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 60 của thế kỷ XX - Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. 0,5 - Ba nước này lần lượt tuyên bố độc lập trong năm 1945... Phong trào lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi. 0,25 - Nhiều nước ở hai khu vực này nổi dậy giành được độc lập như Ấn Độ (1946 -1950), Ai Cập (1952-1953), An-giê-ri (1954-1962). Năm 1960: 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. 0,25 - Ở khu vực Mỹ La-tinh: ngày 1-1-1959, cuộc Cách mạng nhân dân ở Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã giành thắng lợi, chế độ độc tài thân Mỹ bị lật đổ. 0,25 - Tới giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền Nam châu Phi 0,5 3 Phân tích những nhân tố chủ yếu đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ mạnh mẽ và phát triển thắng lợi. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước phương Tây tiếp tục quay trở lại xâm lược và thống trị các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh khiến cho mâu thuẫn dân tộc tiếp tục phát triển gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc ngày càng cấp bách. 0,25 - Phong trào giải phóng dân tộc trước Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ nhưng chưa giành thắng lợi đã để lại những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau. Các giai cấp trong xã hội như vô sản, tư sản ngày càng lớn mạnh đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi 0,25 - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng dân chủ, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc... 0,25 - Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, các lực lượng dân chủ, hoà bình đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 0,25 Câu 5 (2,0 điểm). Ý Nội dung cơ bản Điểm 1 Hoàn cảnh đưa đến sự phát triển của ASEAN giai đoạn 1991 - 2000 - Trước năm 1991, sự phát triển của ASEAN còn nhiều hạn chế. Từ năm 1991, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế chuyển sang thời kỳ đối thoại, hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề tồn tại trong khu vực 0,25 - Tháng 10/1991, Hiệp định Pa-ri về Cam-pu-chia được kí kết đã giúp cho tình hình chính trị trong khu vực được cải thiện rõ rệt, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của ASEAN. 0,25 2 Sự phát triển của ASEAN giai đoạn 1991 - 2000 - Năm 1984, Bru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (1976) 0,25 - Tháng 7 năm 1995 đến năm 1999, ASEAN phát triển từ ASEAN 6 lên ASEAN 10 (với sự gia nhập của Việt Nam (1995), Lào, Mi-an-ma (1997) và Cam-pu-chia (1999). 0,25 - Cùng với sự thống nhất khu vực, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. 0,25 - Năm 1992, ASEAN quyết định xây dựng AFTA; năm 1994 ASEAN lập diễn đàn an ninh khu vực (ARF).Từ đó đến nay, ASEAN ngày càng phát triển. 0,25 3 Giải thích sự phát triển của ASEAN giai đoạn này đã mở ra một chương mới: Sự mở rộng thành viên ASEAN đã tạo nên một khu vực Đông Nam Á thống nhất, hòa bình, ổn định; tăng cường mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới - tính hội nhập được nâng cao đã tạo cơ hội phát triển cho các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á... 0,5 * Lưu ý: Câu 2 – Phần Lịch sử Việt Nam: - HS không phân biệt được giai cấp, tầng lớp mà trình bày cả 5 tầng lớp, giai cấp thì điểm tối đa phần đó không quá 0,5 điểm. Câu 4 – Phần Lịch sử thế giới: - HS không chọn đúng giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX mà trình bày cả ba giai đoạn thì không được điểm. - HS chọn đúng giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX mà trình bày cả ba giai đoạn thì được một nửa số điểm. Câu 5 - Phần Lịch sử thế giới: - HS trình bày các giai đoạn phát triển của ASEAN từ 1967 đến năm 2000 chỉ được một nửa số điểm phần đó. _________________Hết________________
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_ho.doc