Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Câu 1 (2,0 điểm).

1. Có những chất: Na2O, Na, NaOH, NaHCO3, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.

a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một sơ đồ chuyển hoá không nhánh.

b) Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ trên.

2. Một học sinh say mê hóa học, trong chuyến thăm động Thiên Cung (ở Vịnh Hạ Long) có mang về một lọ nước nhỏ từ trên động xuống. Em học sinh đó đã tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Đun sôi.                          b) Cho tác dụng với HCl.                               c) Cho tác dụng với NaOH.

Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.

Câu 2 (2,0 điểm).

1. Chỉ có H2O và khí CO2 làm thế nào để có thể phân biệt được 5 chất bột trắng đựng trong các lọ riêng biệt sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.

2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm FeS­2, CuS, Na2O. Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác, ...). Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra để điều chế FeSO4, Cu(OH)2. 

Câu 3 (2,0 điểm).

1. Có 2 dung dịch NaOH (B1; B2) và 1 dung dịch H2SO4 (A). 

- Thí nghiệm 1: Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 1: 1 thì đư­ợc dung dịch X. Trung hoà 1 thể tích dung dịch X cần 1 thể tích dung dịch A.

- Thí nghiệm 2: Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 2: 1 thì đư­ợc dung dịch Y. Trung hoà 30 ml dung dịch Y cần 32,5 ml dung dịch A. 

Tính tỉ lệ thể tích B1 và B2 phải trộn thành dung dịch Z sao cho khi trung hoà 70 ml dung dịch Z tạo ra cần 67,5 ml dung dịch A.

2. Nêu các bước tiến hành, hiện tượng, nhận xét và viết phương trình hóa học minh họa cho thí nghiệm Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. Để thí nghiệm thành công, em cần lưu ý những điều gì ?

doc 1 trang Huy Khiêm 04/11/2023 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề bài gồm 1 trang)
Câu 1 (2,0 điểm).
1. Có những chất: Na2O, Na, NaOH, NaHCO3, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.
a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một sơ đồ chuyển hoá không nhánh.
b) Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ trên.
2. Một học sinh say mê hóa học, trong chuyến thăm động Thiên Cung (ở Vịnh Hạ Long) có mang về một lọ nước nhỏ từ trên động xuống. Em học sinh đó đã tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Đun sôi.	b) Cho tác dụng với HCl.	c) Cho tác dụng với NaOH.
Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra.
Câu 2 (2,0 điểm).
1. Chỉ có H2O và khí CO2 làm thế nào để có thể phân biệt được 5 chất bột trắng đựng trong các lọ riêng biệt sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm FeS2, CuS, Na2O. Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác, ...). Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra để điều chế FeSO4, Cu(OH)2. 
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Có 2 dung dịch NaOH (B1; B2) và 1 dung dịch H2SO4 (A). 
- Thí nghiệm 1: Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 1: 1 thì được dung dịch X. Trung hoà 1 thể tích dung dịch X cần 1 thể tích dung dịch A.
- Thí nghiệm 2: Trộn B1 với B2 theo tỉ lệ thể tích 2: 1 thì được dung dịch Y. Trung hoà 30 ml dung dịch Y cần 32,5 ml dung dịch A. 
Tính tỉ lệ thể tích B1 và B2 phải trộn thành dung dịch Z sao cho khi trung hoà 70 ml dung dịch Z tạo ra cần 67,5 ml dung dịch A.
2. Nêu các bước tiến hành, hiện tượng, nhận xét và viết phương trình hóa học minh họa cho thí nghiệm Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. Để thí nghiệm thành công, em cần lưu ý những điều gì ?
Câu 4 (2,0 điểm).
1. Thực hiện các thí nghiệm (TN) sau:
TN1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 160 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 2,2564a gam kết tủa. 
TN2: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 190 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 2a gam kết tủa. 
Tính m? (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
2. C là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, D là dung dịch KOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch C với 300 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch E. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300ml dung dịch C với 200 ml dung dịch D, thu được 500ml dung dịch F. Xác định x, y biết rằng 100 ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3.
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm: MgCO3 và RCO3 có tỉ lệ số mol 1: 1 bằng dung dịch HCl dư, lượng khí sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch KOH 2,5M thu được dung dịch B. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch B thì thu được 39,4 gam kết tủa. Xác định kim loại R.
2. Dẫn 2,24 lít khí CO (đktc) qua một ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp bột oxit kim loại gồm Al2O3, CuO và Fe3O4 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia sản phẩm thu được thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 ở đktc.
- Phần 2: Được ngâm kĩ trong 400 ml dung dịch NaOH 0,2M. Để trung hòa hết NaOH dư phải dùng hết 20ml dung dịch axit HCl 1M.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính thể tích dung dịch axit H2SO4 1M (loãng) để hòa tan hết hỗn hợp bột của các oxit kim loại?
----------------------------- Hết-----------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn.
Họ tên học sinh:.................Số báo danh:....
Chữ kí giám thị 1: .......... Chữ kí giám thị 2:..........

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_ho.doc