Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).

1. Hoàn thành các PTHH sau:

a. Fe3O4   +  HCl

b. Al2(SO4)3 + ....... AlCl3      + ....... 

c. NaCl + .......  ........... + ..........+..........

d. Fe   + FeCl3            ..........

2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi:

a. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

b. Cho mẩu Na kim loại vào dung dịch CuSO4­­.

Câu 2 (2,0 điểm).

1. Cho A, B, C, D, E là các dung dịch riêng biệt chứa một trong những chất sau: Na2CO3, HCl, BaCl2, H2SO4, NaCl. Biết:

+ Cho A vào B có kết tủa.

+ Cho A vào C có khí bay ra.

+ Cho B vào D có kết tủa. Xác định các chất A, B, C, D, E và viết phương trình phản ứng xảy ra.

2. Có hỗn hợp chất rắn A gồm: Zn, Fe, Fe2O3Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách tách riêng các chất rắn ra khỏi hỗn hợp A (sao cho lượng mỗi chất rắn sau khi tách không đổi).

Câu 3 (2,0 điểm).

1. Hình vẽ sau mô tả cách lắp dụng cụ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.

doc 5 trang Huy Khiêm 05/11/2023 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm).
1. Hoàn thành các PTHH sau:
a. Fe3O4 + HCl 
b. Al2(SO4)3 + ....... AlCl3 + ....... 
c. NaCl + ....... ........... + ..........+..........
d. Fe + FeCl3 ..........
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
b. Cho mẩu Na kim loại vào dung dịch CuSO4.
Câu 2 (2,0 điểm).
1. Cho A, B, C, D, E là các dung dịch riêng biệt chứa một trong những chất sau: Na2CO3, HCl, BaCl2, H2SO4, NaCl. Biết:
+ Cho A vào B có kết tủa.
+ Cho A vào C có khí bay ra.
+ Cho B vào D có kết tủa. Xác định các chất A, B, C, D, E và viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Có hỗn hợp chất rắn A gồm: Zn, Fe, Fe2O3. Bằng phương pháp hóa học hãy nêu cách tách riêng các chất rắn ra khỏi hỗn hợp A (sao cho lượng mỗi chất rắn sau khi tách không đổi).
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Hình vẽ sau mô tả cách lắp dụng cụ điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
 a. Cách lắp dụng cụ như trên sai ở điểm nào? Giải thích?
 b. Phương pháp thu khí trên dựa vào tính chất nào của khí oxi?
 c. Khi kết thúc thí nghiệm, tại sao phải tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm trước khi tắt đèn cồn?
2. Cho 2a mol BaO tan hết vào dung dịch chứa 2a mol KHCO3 thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho dung dịch A vào dung dịch hỗn hợp BaCl2, KHCO3 và NH4Cl có số mol mỗi chất bằng a mol. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X. Viết phương trình hoá học xảy ra và xác định số mol chất tan trong dung dịch X theo a.
Câu 4 (2,0 điểm).
Cho hỗn hợp A gồm (Al; FeCO3). Hoà tan hoàn toàn m gam A bằng 250 ml dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thấy thoát ra 5,6 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch X. 
1. Xác định nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng.
2. Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư lọc kết tủa nung trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được 65,45 gam chất rắn Y. Tính m và xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Trộn x gam dung dịch Ba(HCO3)2 25,9% với y gam dung dịch KOH 5,6%. Hỏi tỷ lệ x:y là bao nhiêu để dung dịch thu được chỉ có một chất tan duy nhất.
2. Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8,96 lít SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và dung dịch B chỉ chứa một loại muối sắt.
a. Viết các phương trình phản ứng. 
b. Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong A.
c. Tính khối lượng muối sắt trong B.
(Cho Al = 27, Fe = 56, C = 12, O = 16, H =1, S = 32, Ba = 137, K = 39)
Họ tên học sinh:............... Số báo danh:.......
Chữ kí giám thị 1: ....................Chữ kí giám thị 2:......................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC: 2017 - 2018
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
(Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
1. Hoàn thành đúng mỗi PTHH được 0,25 điểm
 (a) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
 (b) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 2AlCl3 + 3BaSO4
 (c): 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
 (d) Fe + 2FeCl3 3FeCl2 
0,25
0,25
0,25
0,25
2.a. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 đến dư.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần sau đó tan dần tạo dung dịch trong suốt.
 3NaOH + AlCl3 3NaCl + Al(OH)3
 NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
0,25
0,25
 b. Cho mẩu Na kim loại vào dung dịch CuSO4.
Hiện tượng: Mẩu Na tan dần, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh lơ.
 2Na + 2H2O2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2
0,25
0,25
Câu 2
(2,0 đ)
1.- Vì cho A vào B có kết tủa, A vào C có khí suy ra A chỉ có thể là Na2CO3 hoặc H2SO4. B phải là BaCl2.
- Cho B vào D có kết tủa nên D không thể là HCl, NaCl →D phải là H2SO4.
Vậy: A là: Na2CO3 C là: HCl E là: NaCl
 B là: BaCl2 D là: H2SO4 
Các PTHH:
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl 
Na2CO3+ 2HCl→ 2NaCl +CO2 ↑+ H2O
BaCl2 + H2SO4→2HCl +BaSO4↓
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Cho hỗn hợp A vào trong NaOH thu được dd X, hỗn hợp chất rắn B: Fe và Fe2O3 
 Zn+ 2NaOH + H2O Na2ZnO2 + 2H2
+ Dung dịch nước lọc X (NaOH dư, Na2ZnO2) cho tác dụng với CO2 dư:
 NaOH + CO2 NaHCO3
Na2ZnO2 + 2CO2 + 2H2O Zn(OH)2 + 2NaHCO3
Lọc kết tủa Zn(OH)2 nung đến khối lượng không đổi được ZnO, khử ZnO bằng CO được Zn:
 Zn(OH)2 ZnO + H2O
 ZnO + CO Zn + CO2
Đốt B trong Cl2 dư thu được hỗn hợp chất rắn C: FeCl3 và 	Fe2O3	 
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
 - Cho C vào nước khuấy đều đến khi không tan được nữa, lọc chất rắn được dd FeCl3 và Chất rắn Fe2O3
 - Dung dịch dd FeCl3 cho tác dụng với NaOH dư:
	FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
 + Lọc kết tủa Fe(OH)3 nung đến khối lượng không đổi được Fe2O3, khử Fe2O3 bằng CO thu được Fe:
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
 Fe2O3 + 3CO 2Fe +3CO2
0,25
 0,25
0,25
0,25
Câu 3
(2,0 đ)
1.a. Điểm sai trong cách lắp bộ dụng cụ điều chế oxi là ống nghiệm đựng KMnO4 hướng lên. Ống nghiệm chứa KMnO4 kẹp trên giá phải hơi chúc miệng xuống để tránh hiện tượng khi đun KMnO4 ẩm, hơi nước bay lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ ống.
0,25
b. Phương pháp thu khí dựa vào tính chất oxi nhẹ hơn nước, tan ít trong nước.
0,25
c. Khi kết thúc thí nghiệm, phải tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn để tránh hiện tượng nước chảy ngược từ chậu sang ống nghiệm đang nóng làm vỡ ống nghiệm. 
0.25
2. Khi hoà tan BaO vào dd KHCO3 xảy ra các phản ứng:
BaO + H2O Ba(OH)2
2a mol 2a mol
KHCO3 + Ba(OH)2 BaCO3 + KOH + H2O 
 2a mol 2a mol 2a mol 2a mol
dd A chứa 2a mol KOH. Cho A tác dụng với dung dịch hỗn hợp: 
KHCO3 + KOH K2CO3 + H2O 
 a mol a mol a mol
NH4Cl + KOH t0 KCl + NH3 ↑ + H2O
a mol a mol a mol a mol
BaCl2 + K2CO3 BaCO3 + 2KCl
 a mol a mol a mol 2a mol
Khi đun nóng nhẹ NH3 bay ra khỏi dung dịch.
Vậy sau khi kết thúc thí nghiệm dung dịch X chỉ chứa 3a mol KCl
Nếu học sinh chỉ viết được các phương trình mà không tính toán được thì cho cứ 1 PTHH đúng cho 0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(2,0 đ)
1. PTHH:
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (1)
FeCO3 + H2SO4 Fe SO4 + CO2 + H2O (2)
Đặt 
Theo PTHH (1) và (2) Tổng số mol axit H2SO4 bằng tổng số mol khí bằng x + y = 0,25 mol (*)
0,25
0,25
0,25
0,25
2. PTHH
 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 2Al(OH)3 + 3BaSO4 (3)
 2Al(OH)3 + Ba(OH)2 Ba(AlO2)2 + 4H2O (4)
 FeSO4 + Ba(OH)2 Fe(OH)2 + BaSO4 (5)
 Fe(OH)2 FeO + H2O (6) 
Theo PTHH thì khối lượng chất rắn sau pư gồm khối lượng BaSO4 trong pư (3), (5) và khối lượng FeO trong pư (6) nặng tổng 65,45 g
Theo PTHH(1), (2), (3),(5), (6) ta có 233(x + y) + 72y = 65,45 (2*)
Từ (*) và (2*) ta được
m = 27.0,1 + 116.0,1= 14,3 (g)
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
Câu 5
(2,0 đ)
1. Khi trộn 2 dung dịch có phản ứng:
Ba(HCO3)2 + KOH g BaCO3i + KHCO3 + H2O	 (1)
	 1	 1	
Ba(HCO3)2 + 2KOH gBaCO3i +K2CO3 + 2H2O	(2)
	 1 2	
Xét tỷ lệ: = t
Vậy để tạo dung dịch chỉ có một muối tan duy nhất thì chỉ có t = 1 hoặc t = 2 
+ Nếu t = 1 => = a mol (a>0)
y = ; 
x = 
=> 
+ Nếu t = 2 => . Gọi số mol Ba(HCO3)2 là b, thì số mol của KOH là 2b (b>0)
x = 
y= 
=> 
Chú ý nếu học sinh chỉ giải 1 trường hợp vẫn chấm và cho điểm 0,5
0.25
0.25
0.25
2. Các phản ứng :
2Fe + 6 H2SO4(đặc nóng) ’ Fe2(SO4 )3 + 3SO2 + 6H2O (1)
2FeO + 4 H2SO4(đặc nóng) ’ Fe2(SO4 )3 + SO2 + 4H2O (2)
2Fe3O4 + 10 H2SO4(đặc nóng) ’ 3 Fe2(SO4 )3 + SO2 + 10H2O (3)
2Fe2O3 + 3 H2SO4(đặc nóng) ’ Fe2(SO4 )3 + 3H2O (4)
Fe + Fe2(SO4 )3 ’ 3FeSO4 (5)
0,25
TH1: Không xảy ra phản ứng (5)
Gọi x,y,x,t là số mol Fe, FeO, Fe3O4 , Fe2O3 trong A ta có phương trình : 56x + 72 y + 232z + 160t = 49,6 ( I)
nSO2 = 8,96/22,4 = 0,4 = 1,5x + 0,5y + 0,5 z (II)
Số mol oxi trong A bằng = y + 4z + 3t = nO 
Từ ( I,II) rút ra nO = 0,65 mol
 Vậy % khối lượng oxi là: (0,65.16.100): 49,6 = 20,96%
0,25
Khối lượng Fe trong A = 49,6 - 0,65.16(khối lượng của oxi) = 39,2 g
Tức là 0,7 mol và số mol Fe2(SO4 )3 = 
-m Fe2(SO4 )3 trong B = 0,35 . 400 = 140 gam 
0,25
TH2: Xảy ra phản ứng (5), Fe và Fe2(SO4 )3 tác dụng vừa đủ với nhau:
Giải tương tự tính đươc nFeSO4 = 7/9 (mol)
%mO= (49,6 - 56.7:9)/49,6 = 12,19%
mFeSO4 = 152.7/9 = 118,22 (gam)
Ghi chú: Hs có thể dùng phương pháp bảo toàn mol nguyên tố giải sẽ nhanh hơn. KQ đúng vẫn cho điểm tối đa.
0,5
 Ghi chú: 	- Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tương đương.
	- Học sinh viết sai 1 phương trình trong bài định lượng không chấm phần tính toán nhưng vẫn cho điểm phương trình đúng.
	- Giám khảo có thể chia nhỏ biểu điểm các phần.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_ho.doc