Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm).
1) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau:
a) Nhỏ dung dịch bari hiđroxit vào dung dịch amoni sunfat.
b) Cho mẩu kim loại đồng vào dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng.
2) Xác định các chất X, Y, Z, T. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) để thực hiện sơ đồ chuyển hóa:
Câu 2 (2,0 điểm).
1) Có hỗn hợp gồm các chất rắn: Fe2O3, Al2O3, SiO2. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng các chất. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2) Chỉ dùng dung dịch HCl, hãy phân biệt 4 lọ đựng 4 chất rắn mất nhãn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Câu 3 (2,0 điểm).
1) Độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ t1 là 20gam, ở nhiệt độ t2 là 34,2gam. Người ta lấy 1342gam dung dịch CuSO4 bão hoà ở nhiệt độ t2 hạ xuống nhiệt độ t1. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ từ t2 xuống t1.
2) Sục từ từ V (lít) CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,75M kết thúc phản ứng thu được 19,7gam kết tủa. Tính V.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN HÓA HỌC - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm). 1) Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng trong các thí nghiệm sau: a) Nhỏ dung dịch bari hiđroxit vào dung dịch amoni sunfat. b) Cho mẩu kim loại đồng vào dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng. (1) (2) (4) (3) (5) (6) + NaOH NaOH + NaOH + +Y+ H2O 2) Xác định các chất X, Y, Z, T. Viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện, nếu có) để thực hiện sơ đồ chuyển hóa: X Y Z T Biết: X là thành phần chính của đá vôi. Câu 2 (2,0 điểm). 1) Có hỗn hợp gồm các chất rắn: Fe2O3, Al2O3, SiO2. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp với điều kiện không làm thay đổi khối lượng các chất. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). 2) Chỉ dùng dung dịch HCl, hãy phân biệt 4 lọ đựng 4 chất rắn mất nhãn: NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có). Câu 3 (2,0 điểm). 1) Độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ t1 là 20gam, ở nhiệt độ t2 là 34,2gam. Người ta lấy 1342gam dung dịch CuSO4 bão hoà ở nhiệt độ t2 hạ xuống nhiệt độ t1. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ từ t2 xuống t1. 2) Sục từ từ V (lít) CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,75M kết thúc phản ứng thu được 19,7gam kết tủa. Tính V. Câu 4 (2,0 điểm). Cho 3,52gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Mg, Fe ở dạng bột vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 chưa rõ nồng độ. Sau phản ứng thu được 4,8gam chất rắn B gồm hai kim loại và dung dịch D. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D rồi lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 2,0gam chất rắn gồm hai oxit (các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn). 1) Tính thành phần % khối lượng từng kim loại có trong A. 2) Xác định nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu. 3) Hoà tan hoàn toàn chất rắn B trong dung dịch H2SO4 98% (đặc, nóng). Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% tối thiểu cần dùng. Câu 5 (2,0 điểm). 1) Hòa tan hoàn toàn 14,2gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R vào dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch D và 3,36 lít khí (đktc). Nồng độ MgCl2 trong dung dịch D là 6,028%. Xác định R và tính thành phần phần trăm các chất trong X. 2) Nung 25,28gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì thu được khí A và 22,4gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thì thu được 7,88gam kết tủa. Tìm công thức oxit FexOy. (Cho: Zn=65; Al=27; Fe=56; Mg=24; Ba=137; Cu=64; C=12; H=1; S=32; O=16; Cl=35,5) Họ tên thí sinh: Số báo danh:.. Giám thị 1: Giám thị 2 PHÒNG GD VÀ ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu ý Nội dung Biểu điểm 1 1 a) Hiện tượng: Có khí không màu, mùi khai bay lên, xuất hiện kết tủa trắng. Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O 0,25 0,25 b)Hiện tượng: Cu tan ra, tạo thành dung dịch màu xanh, có khí mùi hắc sinh ra Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O 0,25 0,25 2. X: CaCO3,Y: CO2, Z: Na2CO3; T: NaHCO3 (1) CaCO3 CaO + CO2 (2) NaOH + CO2 → NaHCO3 (3) NaOH+ NaHCO3 → Na2CO3 + 2H2O (4) Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 (5) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (6) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl Mỗi phương trình phản ứng được 0,125 điểm 0,25 0,75 2 1. - Hoà tan hỗn hợp trong dung dịch HCl dư, lọc tách phần không tan ta thu được SiO2 và dung dịch FeCl3, AlCl3, HCl dư. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O 0,25 - Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch thu được ở trên, lọc tách kết tủa ta thu được Fe(OH)3 và dung dịch NaAlO2, NaOH dư HCl + NaOH + NaCl + H2O FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O - Nung Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi ta thu được Fe2O3. 2Fe(OH)3Fe2O3 + 3H2O 0,25 0,25 - Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 và NaOH ở trên, lọc kết tủa nung đến khối lương không đổi ta thu được Al2O3 NaOH + CO2 → NaHCO3 NaAlO2 + CO2 +H2O → NaHCO3 + Al(OH)3 2Al(OH)3Al2O3 + 3H2O 0,25 2. - Lấy từ mỗi lọ một ít dung dịch làm mẫu thử cho vào các ống nghiệm đánh dấu tương ứng. - Nhỏ dung dịch HCl vào 4 ống nghiệm. + Chất rắn tan ra là NaCl. + Chất rắn không tan là BaSO4 + Chất rắn tan ra, có khí không màu, không mùi bay lên là Na2CO3, BaCO3 2HCl + Na2CO3→ 2NaCl + H2O + CO2 2HCl + BaCO3→ BaCl2 + H2O + CO2 0,25 0,25 - Cho lần lượt hai chất rắn Na2CO3 và BaCO3 vào hai dung dịch NaCl và BaCl2 thu được ở trên: + Chất rắn nào tan ra trong một dung dịch và xuất hiện kết tủa với một dung dịch là Na2CO3. BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl + Chất rắn nào không tan trong cả hai dung dịch là BaCO3 0,25 0,25 3 1 Ở t2: Trong 134,2 gam dung dịch có hoà tan 34,2 gam CuSO4 Trong 1342 gam dung dịch có hoà tan x gam CuSO4 → x = 342 (g) → Đặt Khối lượng của H2O còn lại trong dung dịch: 1000 – 90a (g) Khối lượng của CuSO4 còn lại trong dung dịch: 342 – 160a (g) Ở t1: Trong 100 gam dung dịch có hoà tan 20 gam CuSO4 Trong (1000-90a) gam dung dịch có hoà tan (342-160a) gam CuSO4 → 100(342-160a) = 20(1000-90a) → a= 1 Vậy khối lượng CuSO4.5H2O tách ra là: 1. 250 = 250 (g) 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Các phản ứng xảy ra theo thứ sau: Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O (1) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O (2) Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 (3) BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2 (4) 0,25 TH1: Chỉ xảy ra phản ứng 1: 0,25 TH2: Xảy ra cả 4 phản ứng: Theo phương trình (1): → Theo các phương trình (1), (2), (3), (4): 0,25 0,25 4 1 Chất rắn B gồm 2 kim loại là Cu và Fe → Cu(NO3)2 phản ứng hết. Kết tủa đem nung thu được 2 oxit → dd D chứa 2 muối Mg(NO3)2; Fe(NO3)2 Các phương trình hóa học có thể xảy ra: Mg + Cu(NO3)2 Mg(NO3)2 + Cu (1) Fe + Cu(NO3)2 Fe(NO3)2 + Cu (2) Mg(NO3)2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2 NaNO3 (3) Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2 NaNO3 (4) Mg(OH)2 MgO + H2O (5) 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O (6) 0,5 Gọi số mol Mg ban đầu là x mol, số mol Fe ban đầu là y mol, số mol Fe phản ứng là z mol ( x, y > 0 ) →24x + 56y = 3,52 Theo phương trình (1), (2) ta có: 64(x+ z) + 56(y- z) = 4,8 Từ (1), (2), (3),(4), (5), (6) ta có 40x + 80z = 2 0,25 Ta có hệ phương trình 24x + 56y = 3,52 64x + 56y + 8z = 4,8 40x + 80z = 2 Giải hệ ta được: x = 0,03 mol , y = 0,05 mol , z = 0,01 mol. Vậy: %mMg = 20,45% ; %mFe = 79,55% 0,25 2 Theo phương trình (1), (2): Số mol của Cu(NO3)2= 0,03+0,01=0,04(mol) Nồng độ mol: 0,04:0,2=0,2M 0,25 0,25 3 Chất rắn B: 0,04 mol Cu, 0,04 mol Fe Do cần dùng lượng H2SO4 tối thiểu nên xảy ra các pư sau: 2Fe + 6H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (7) 0,04 0,12 0,02 Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 (8) 0,02 0,02 Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O (9) 0,02 0,04 Số mol H2SO4 tối thiểu cần dùng: 0,16 (mol) Khối lượng H2SO4 tối thiểu cần dùng: 0,16.98=15,68(g) Khối lượng dd H2SO4 98% tối thiểu cần dùng: 15,68: 98%= 16 (g) 0,25 0,25 5 1 Gọi hoá trị của kim loại R là n (nN* ; n3) 2HCl + MgCO3→ MgCl2 + H2O + CO2 (1) 2nHCl + R2(CO3)n→ 2RCln + nH2O + nCO2 (2) 0,25 Theo PT: mdd sau phản ứng= 14,2+150-6,6=167,6(g) 0,25 Theo(1): → Số mol CO2 tham gia pt (2): 0,15-0,1=0,05(mol) Theo (2): 0,25 + Nếu n = 1→ MR = 28 (loại) + Nếu n=2 → MR = 56 → R là sắt (Fe) + Nếu n=3 → MR = 84 (loại) Vậy R là sắt (Fe) 0,25 2 Ta có oxit sắt là FexOy ( x, y N*) PTHH: 4FeCO3 + O22Fe2O3 + 4CO2 (1) 2FexOy + O2xFe2O3 (2) Cho CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 PTHH: CO2 + Ba(OH)2BaCO3 (3) Có thể: 2CO2+ Ba(OH)2Ba(HCO3)2 (4) Trường hợp 1: Xảy ra các phản ứng 1, 2, 3 Theo PT(1), (3): Theo (1): Theo PT(2): Theo bài ra: 0,25 0,25 Trường hợp 2: Xảy ra các phản ứng 1, 2, 3, 4 Theo PT (3): Theo PT(1): Theo (1): Theo PT(2): Vậy công thức oxit sắt là Fe2O3 0,25 0,25 Ghi chú: - Học sinh làm cách khác cho điểm tương tương. - Phương trình có chất viết sai không cho điểm, thiếu điều kiện và không cân bằng trừ đi nửa số điểm của phương trình đó. Nếu bài toán tính theo phương trình mà không cân bằng phương trình thì không chấm.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_ho.doc