Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm).

a. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

b. Hãy cho biết ở đâu, khi nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm dài bằng nhau? Giải thích tại sao?

Câu 2 (2.0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 9 - Khí hậu).

a. Nêu phạm vi và những nét đặc trưng về khí hậu của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam của nước ta.

b. Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như hai miền phía Bắc?

Câu 3 (1.0 điểm). Cho bảng số liệu sau:

Bảng cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 - 2005 (Đơn vị: %)

                Năm

Nhóm tuổi

1999 2002 2005
0 - 14 33,5 30,3 27,0
15 - 59 58,4 61,0 64,0
Từ 60 trở lên 8,1 8,7 9,0
Tổng 100 100 100

Nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 - 2005?

doc 4 trang Huy Khiêm 04/11/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC: 2017- 2018
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2.0 điểm).
a. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
b. Hãy cho biết ở đâu, khi nào trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm dài bằng nhau? Giải thích tại sao?
Câu 2 (2.0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 9 - Khí hậu).
a. Nêu phạm vi và những nét đặc trưng về khí hậu của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam của nước ta.
b. Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như hai miền phía Bắc?
Câu 3 (1.0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Bảng cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1999 - 2005 (Đơn vị: %)
 Năm
Nhóm tuổi
1999
2002
2005
0 - 14
33,5
30,3
27,0
15 - 59
58,4
61,0
64,0
Từ 60 trở lên
8,1
8,7
9,0
Tổng
100
100
100
Nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999 - 2005? 
Câu 4 (3.0 điểm). Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa cả năm nước ta giai đoạn 2000 - 2010
 Năm
Tiêu chí
2000
2003
2006
2010
Diện tích (nghìn ha)
7666
7452
7325
7489
Sản lượng (nghìn tấn)
32530
34569
35850
40006
 a. Dựa vào bảng số liệu hãy tính năng suất lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 (đơn vị tạ/ha) (làm tròn đến một chữ số thập phân)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2000 - 2010. 
c. Nhận xét và giải thích sự thay đổi năng suất lúa của nước ta qua các năm?
Câu 5 (2.0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Trình bày tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b. Giải thích tại sao ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoáng sản lại là hai ngành công nghiệp thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
---------------Hết----------------
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 để làm bài)
Họ tên học sinh:Số báo danh:.................. Chữ kí giám thị 1: ...... Chữ kí giám thị 2:.......................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC: 2017- 2018
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 9
Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 03 trang
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(2.0 điểm)
a. (1,0 điểm): Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elíp gần tròn.
- Hướng chuyển động của Trái Đất là từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng: 365 ngày 6 giờ.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi (chuyển động tịnh tiến).
0,25
0,25
0,25
0,25
b. (1,0 điểm): Vị trí, thời gian trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm dài bằng nhau và giải thích?
* Vị trí, thời gian trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm dài bằng nhau.
- Ở Xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau.
- Ở khắp mọi nơi trên Trái Đất có ngày và đêm dài bằng nhau vào ngày 21/3 (Xuân phân) và ngày 23/9 (Thu phân).
* Giải thích: 
- Trái đất hình cầu. Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn giữ hướng nghiêng và độ nghiêng không đổi, đường phân chia sáng tối luôn đi qua tâm Trái Đất nên các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau.
- Do vào ngày 21/3 (Xuân phân) và 23/9 (Thu phân), Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi trên Trái Đất đều có số giờ chiếu sáng như nhau, ngày và đêm dài bằng nhau.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2.0 điểm)
a. (1,5 điểm) Nêu phạm vi và những nét đặc trưng về khí hậu của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam của nước ta.
- Miền khí hậu phía Bắc: Từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở ra.
+ Mùa đông: lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt.
+ Mùa hạ: nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam: Từ dãy Bạch Mã trở vào.
+ Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao.
+ Có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
0, 25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. (0,5 điểm) Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như hai miền phía bắc?
- Vị trí: Do đây là khu vực có vị trí nằm gần xích đạo, nóng quanh năm.
- Miền không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc lạnh và khô. Mà chịu ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc khô, nóng và gió mùa tây nam nóng ẩm.-> Do vậy miền có một nền nhiệt độ cao, ít biến động và không có mùa đông lạnh như miền Bắc.
0.25
0.25
3
(1.0 điểm)
(1,0 điểm) Nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1999- 2005.
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta không đều. Tỉ trọng nhóm tuổi 15-59 chiếm cao nhất. Qúa tuổ lao động Nước ta có cơ cấu dân số trẻ.
- Cơ cấu dân số nước ta đang thay đổi theo xu hướng “già đi” (Việt Nam đang ở thời kì kết cấu dân số vàng).
+ Nhóm 0-14 tuổi có xu hướng giảm tỉ trọng. CM=SL
+ Nhóm 15-59 tuổi có xu hướng tăng tỉ trọng. CM=SL
+ Nhóm từ 60 tuổi trở lên cũng có xu hướng tăng tỉ trọng. CM=SL
 (HS không dùng từ cơ cấu và tỉ trọng để nhận xét, không cho điểm. Không CM=SL trừ nửa số điểm; GV linh hoạt cho điểm các ý nhỏ).
0.25
0.75
4
(3.0 điểm)
a. (0,5 điểm). Tính năng suất lúa cả năm của nước ta giai đoạn 2000-2010 (đơn vị tạ/ha). 
(HS cần đổi sản lượng từ đơn vị tấn sang đơn vị tạ rồi tính năng suất).
Nêu công thức tính: Năng suất lúa = Sản lượng/diện tích (0,1đ)
Năm
2000
2003
2006
2010
Năng suất (tạ/ha)
42,4
46,4
48,9
53,4
 (Tính đúng mỗi năm có đơn vị cho 0,1đ).
0,50
b. (1,5 điểm) Vẽ biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ hình cột đơn, chia tỉ lệ đúng, chú ý chia khoảng cách năm. Vẽ sạch đẹp, có tên biểu đồ, điền số liệu trên đầu mỗi cột.
(Thiếu một trong các yêu cầu trừ 0,25 điểm. Nếu HS vẽ biểu đồ khác không cho điểm. Biểu đồ sử dụng nhiều kí hiệu trừ ½ số điểm)
1,50
c. (1,0 điểm) Nhận xét và giải thích sự thay đổi năng suất lúa của nước ta qua các năm.
* Nhận xét: (CM=SL)
- Năng suất lúa của nước ta tăng liên tục qua các năm. 
+ Năng suất lúa tăng nhanh nhất giai đoạn 2000-2003.
+ Năng suất lúa tăng chậm nhất giai đoạn 2003-2006.
* Giải thích:
- Trình độ thâm canh lúa nước.
- Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi nên luân canh, tăng vụ.
- Cơ giới hóa trong khâu sản xuất nông nghiệp.
- Áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
(HS không CM=SL trừ nửa số điểm).
0.40
0.10
0.10
0.10
0.10
0.10
0.10
5
(2.0 điểm)
a.(1,25 điểm) Trình bày tình hình sản xuất và phân bố ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Tình hình sản xuất: 
- Cơ cấu ngành: Khá đa dạng.
+ Bao gồm các ngành công nghiệp: luyện kim, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, công nghiệp năng lượng, khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm. 
+ Thế mạnh công nghiệp: Công nghiệp năng lượng và khai thác khoáng sản.
- Các trung tâm công nghiệp:
+ Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
+ Chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ.
* Phân bố: Các trung tâm công nghiệp và điểm công nghiệp đều phân bố chủ yếu ở vùng trung du và ven biển.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b.(0,75 điểm) Giải thích tại sao ngành công nghiệp năng lượng và khai thác khoáng sản lại là hai ngành công nghiệp thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Vì: 
+ Vùng giàu khoáng sản bậc nhất cả nước (kể tên)
+ Vùng có nguồn thủy năng lớn nhất cả nước (SLCM), do địa hình dốc, sông dốc, nước chảy siết, sông suối dày đặc và nhiều nước.
+ Trong vùng có nguồn khoáng sản than với trữ lượng lớn là nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất nhiệt điện của vùng.
0,25
0,25
0,25
Lưu ý: Học sinh có cách trình bày khác hướng dẫn chấm nhưng về bản chất đúng thì vẫn cho điểm.
---------------Hết----------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc.doc