Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm). Dựa vào hình dưới đây, hãy trình bày cách tính mùa ở hai bán cầu.
Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
Câu 2 (1 điểm). Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng dân số nhanh. Em hãy trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Những hậu quả của hiện tượng gia tăng dân số nhanh.
Câu 3 (2 điểm). Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh: địa hình, sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 4 (3 điểm). Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của Việt Nam năm 1995 và năm 2003:
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm | Đường sắt | Đường ô tô | Đường sông | Đường biển |
1995 | 4515,0 | 92255,5 | 28466,9 | 7306,9 |
2003 | 8284,8 | 172094,5 | 53188,2 | 21807,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2003, NXB Thống kê, năm 2004)
a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện qui mô, cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta qua các năm.
b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi về qui mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta. Vì sao loại hình vận tải đường ô tô lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm). Dựa vào hình dưới đây, hãy trình bày cách tính mùa ở hai bán cầu. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu Câu 2 (1 điểm). Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng dân số nhanh. Em hãy trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Những hậu quả của hiện tượng gia tăng dân số nhanh. Câu 3 (2 điểm). Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh: địa hình, sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm. Câu 4 (3 điểm). Cho bảng số liệu: Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của Việt Nam năm 1995 và năm 2003: (Đơn vị: Nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường ô tô Đường sông Đường biển 1995 4515,0 92255,5 28466,9 7306,9 2003 8284,8 172094,5 53188,2 21807,6 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2003, NXB Thống kê, năm 2004) a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện qui mô, cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta qua các năm. b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi về qui mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải của nước ta. Vì sao loại hình vận tải đường ô tô lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển? Câu 5 (2 điểm). Dựa vào kiến thức đã học, em hãy: a) Nêu vai trò, ý nghĩa của việc mở rộng phát triển cây công nghiệp ở nước ta. b) Những khó khăn, thách thức của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế. *Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài. -------------------------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 03 trang) Câu 1 ( 2 điểm): Các ý chính Nội dung cần đạt Điểm Nguyên nhân hình thành các mùa Do trục TĐ nghiêng, không đổi hướng khi chuyển động trên quĩ đạo, nên TĐ có lúc ngả NCB, có lúc ngả NCN về phía MT tạo nên góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được từ MT có sự thay đổi luận phiên nhau ở mỗi nửa cầu nên sinh ra hiện tượng các mùa 0,25 Cách tính mùa theo dương lịch - Từ ngày 21/3 đến trước ngày 22/6: NCB là mùa xuân, NCN - mùa thu - Từ ngày 22/6 đến trước ngày 23/9: NCB là mùa hạ, NCN - mùa đông - Từ ngày 23/9 đến trước ngày 22/12: NCB là mùa thu, NCN - mùa xuân - Từ ngày 22/12 đến trước ngày 21/3: NCB là mùa đông, NCN - mùa hạ 0,75 Cách tính mùa theo âm, dương lịch - Từ ngày lập xuân đến ngày lập hạ: NCB là mùa xuân, NCN - mùa thu - Từ ngày lập hạ đến ngày lập thu: NCB là mùa hạ, NCN - mùa đông - Từ ngày lập thu đến ngày lập đông: NCB là mùa thu, NCN - mùa xuân - Từ ngày lập đông đến ngày lập xuân: NCB là mùa đông, NCN - mùa hạ 0,75 Các mùa ở hai nửa cầu luôn trái ngược nhau 0,25 Câu 2: (1 điểm) Tình hình gia tăng dân số - Vào những năm 50 của thế kỷ XX, nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số, hiện tượng này chấm dứt vào những năm cuối của thế kỉ XX - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Tuy nhiên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm 1 triệu người - Tỉ lệ tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng . Thành thị, khu công nghiệp tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp . Nông thôn, miền núi tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số còn cao 0,5 Hậu quả của hiện tượng gia tăng dân số ở VN - Tài nguyên cạn kiệt, gia tăng tốc độ suy thoái môi trường - Kinh tế phát triển chậm, chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Gây sức ép tới các vấn đề việc làm, ổn định xã hội - Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện - Tích luỹ xã hội thấp 0,5 Câu 3: (2 điểm) Đặc điểm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Nền nhiệt độ cao, lượng mưa và độ ẩm không khí lớn, thay đổi theo mùa - Trong năm có hai mùa gió với tính chất trái ngược 0,25 Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Bề mặt địa hình các khối núi bị chia cắt mạnh, trong lòng núi đã hình thành các hang động rộng lớn đó là kiểu địa hình Caxtơ rất độc đáo - do môi trường nóng ẩm đất đá bị phong hóa mạnh, lượng mưa lớn đã cắt xẻ, xâm thực các khối núi, nước ngầm đục khoét vào lòng núi - Địa hình vùng đồi, núi có xu hướng hạ thấp, san bằng. Địa hình đồng bằng được mở rộng do lượng mưa lớn đã đẩy nhanh tốc độ xói mòn ở các khu vực địa hình cao và bồi đắp ở các khu vực thấp hình thành và mở rộng các đồng bằng phù sa trẻ - Trên bề mặt địa hình có rừng cây rậm rạp che phủ, dưới rừng là lớp vỏ phong hóa dày vụn bở - do môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển và đẩy nhanh quá trình phân hủy 0,25 0,25 0,25 Sông ngòi mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước sông lớn - do có lượng mưa trong năm lớn. - Sông ngòi có hai mùa nước trong năm (lũ, cạn), mùa lũ chiếm 70 - 80 % lượng nước cả năm - do khí hậu trong năm có hai mùa (mưa, khô), trong mùa mưa lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm - Sông ngòi có nhiều phù sa, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước 200 triệu tấn/năm...- do có lượng mưa lớn lại chủ yếu là mưa rào tập trung theo mùa trong thời gian ngắn đẩy nhanh tốc độ xói mòn, rửa trôi làm tăng lượng phù sa - Sông ngòi không bị đóng băng - do có nền nhiệt độ cao quanh năm không đủ điều kiện để nước sông bị đóng băng. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4: (3 điểm) Xử lí số liệu - Học sinh xử lí số liệu ra đơn vị (%) và lập bảng số liệu mới. - Tính bán kính chính xác 0, 5 Vẽ biểu đồ - Biểu hai biểu đồ tròn (biểu đồ năm 2003 có bán kính lớn hơn biểu đồ năm 1995 theo tỉ lệ đã tính) - Vẽ đúng tỉ lệ, đẹp, có chú giải rõ ràng, ghi số liệu, có tên biểu đồ (Thiếu mỗi nội dung trừ 0,25 điểm, thiếu chú giải trừ 0,5 điểm. Biểu đồ dạng khác không chấm) 1,5 Nhận xét - Về qui mô: Khối lượng hàng hóa tăng nhanh ở tất cả các ngành vận tải. Năm 2003 so với năm 1995, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 1,93 lần. Trong đó, đường sắt tăng 1,83 lần, đường ô tô tăng 1,86 lần, đường sông tăng 1,87 lần, đường biển tăng 2,98 lần. Đường biển là loại đường có khối lượng vận chuyển tăng nhanh nhất - Về cơ cấu: Tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các ngành đường sắt, đường ô tô, đường sông có xu hướng giảm. Tỉ trọng đường biển tăng đáng kể (3,1%). Dù vậy, tỉ trọng của ngành vận tải ô tô luôn chiếm cao nhất 69,6% năm 1995 và 67,4 % năm 2003 0,25 0,25 Giải thích - Ngành vận tải ô tô luôn chiếm tỉ trọng cao nhất vì đây là ngành vận tải cơ động, linh hoạt, thích hợp với mọi khoảng cách, mọi hàng hóa và nhiều phương tiện giao thông tham gia nhất. - Ngành vận tải đường ô tô phù hợp với điều kiện địa hình nước ta. Là ngành được đầu tư nhiều nhất và có cơ sở vật chất kĩ thuật khá tốt so với các loại đường giao thông khác. 0,25 0,25 Câu 5: (2 điểm) Vai trò, ý nghĩa của mở rộng phát triển cây công nghiệp - Tận dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phá thế độc canh trong nông nghiệp - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản phẩm xuất khẩu, tạo thu nhập lớn cho nền kinh tế - Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân - Góp phần giảm hiện tượng di dân tự do, giảm sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng 0,25 0,25 0,25 0,25 Những khó khăn, thách thức - Còn nhiều xã, tỉnh nghèo đặc biệt là các khu vực cao nguyên, miền núi - Nhiều loại tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm - Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo... chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội - Thị trường còn nhiều biến động 0,25 0,25 0,25 0,25
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc.doc