Đề tài Tổ chức hoạt động dạy học Chuyên đề “Gương cầu lồi” môn Vật Lý 7

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật lý 7, tạo môi trường học tập hiệu quả lành mạnh cho các em học sinh “học mà chơi, chơi mà học”.

- Tạo sân chơi bổ ích cho các em giúp các em liên hệ các kiến thức đã học về gương cầu lồi nói riêng và các loại gương nói chung ra ngoài thực tế cuộc sống. Phát huy mục tiêu “học phải đi đôi với hành”.

- Thông qua hoạt động dạy học theo chủ đề, khơi dậy niềm yêu thích môn Vật Lý nói riêng và niềm đam mê khám phá các hiện tượng trong cuộc sống nói chung. Ngoài ra hoạt động còn phối hợp với chương trình dâng hoa dâng hương tại địa chỉ đỏ Đền thờ Hoàn đế Quang Trung tạo nên lòng tôn trọng các anh hùng dân tộc, yêu lịch sử hào hùng của tổ quốc.

- Rèn luyện cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và đây cũng là dịp để các em giao lưu, tạo mối quan hệ đoàn kết giữa các bạn trong lớp, trong khối và giữa học sinh và giáo viên.

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

+ Ban Giám hiệu Nhà trường

+ Các thầy cô giáo tổ Khoa học Tự nhiên.

+ Đại diện thầy cô giáo tổ Khoa học Xã hội

+ Các em học sinh khối 7.

+ Giáo viên chủ nhiệm của các lớp khối 7

docx 5 trang Hào Phú 20/12/2024 1100
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tổ chức hoạt động dạy học Chuyên đề “Gương cầu lồi” môn Vật Lý 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Tổ chức hoạt động dạy học Chuyên đề “Gương cầu lồi” môn Vật Lý 7

Đề tài Tổ chức hoạt động dạy học Chuyên đề “Gương cầu lồi” môn Vật Lý 7
 PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ VINH
TRƯỜNG THCS ĐỘI CUNG
***
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
P.Đội Cung, Ngày 14 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động dạy học chuyên đề “Gương cầu lồi” môn Vật Lý 7
Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động năm học 2020 - 2021 của trường THCS Đội Cung
Tổ Khoa học Tự nhiên triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học theo chuyên đề“Gương cầu lồi” môn Vật Lý 7 cụ thể như sau: 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật lý 7, tạo môi trường học tập hiệu quả lành mạnh cho các em học sinh “học mà chơi, chơi mà học”. 
- Tạo sân chơi bổ ích cho các em giúp các em liên hệ các kiến thức đã học về gương cầu lồi nói riêng và các loại gương nói chung ra ngoài thực tế cuộc sống. Phát huy mục tiêu “học phải đi đôi với hành”.
- Thông qua hoạt động dạy học theo chủ đề, khơi dậy niềm yêu thích môn Vật Lý nói riêng và niềm đam mê khám phá các hiện tượng trong cuộc sống nói chung. Ngoài ra hoạt động còn phối hợp với chương trình dâng hoa dâng hương tại địa chỉ đỏ Đền thờ Hoàn đế Quang Trung tạo nên lòng tôn trọng các anh hùng dân tộc, yêu lịch sử hào hùng của tổ quốc. 
- Rèn luyện cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và đây cũng là dịp để các em giao lưu, tạo mối quan hệ đoàn kết giữa các bạn trong lớp, trong khối và giữa học sinh và giáo viên.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
+ Ban Giám hiệu Nhà trường
+ Các thầy cô giáo tổ Khoa học Tự nhiên.
+ Đại diện thầy cô giáo tổ Khoa học Xã hội
+ Các em học sinh khối 7.
+ Giáo viên chủ nhiệm của các lớp khối 7
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TRANG PHỤC
Tập trung, xuất phát
 Tập trung vào lúc 13h30 thứ 7 ngày 17 tháng 10 năm 2020 và xuất phát lúc 13h45’ cùng ngày. 
Tại trường Đại học Công nghiệp Vinh, số 26 Nguyễn Thái Học, Tp Vinh, Nghệ An
Diễn ra chương trình
Vào lúc 14h00 cùng ngày
Tại núi Dũng Quyết thành phố Vinh, Nghệ An
Trang phục
Quần áo thể dục, dày thể thao
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Nội dung các hoạt động được tổ chức theo khung chương trình sau:
STT
Nội dung
Thời gian
Người phụ trách

Ổn định tổ chức tập trung học sinh lên xe
13h30 – 13h45
Thầy Hiếu, GVCN

Di chuyển đến địa điểm chương trình
13h45 – 14h00


Dừng xe tại chân núi, tập trung học sinh
14h00 – 14h15
Thầy Hiếu, GVCN

Học sinh đi bộ lên đỉnh núi quan sát gương cầu lồi, giáo viên giới thiệu và đưa ra một số câu hỏi về gương cầu lồi và các loại gương khác (Có danh sách câu hỏi kèm theo)
14h15 – 15h00
Thầy Hiếu, Cô Thu, Cô Huệ

Hoạt động dâng hoa, dâng hương tại đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại núi Dũng Quyết.
15h00 – 15h30
Cô Huệ, BGH

Tổ chức trò chơi tại sân để xe tại đỉnh núi Dũng Quyết.
15h30 – 16h30
Thầy Hiếu

Tập trung tại xe dưới chân núi Dũng Quyết
16h30 – 17h00
Thầy Hiếu
Nội dung bộ câu hỏi
Gương cầu lồi thương đặt ở những vị trí nào trên đường đèo?
Nêu cấu tạo của gương cầu lồi? (gồm bao nhiêu phần? đó là những phần nào?)
Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm gì?
Thế nào là ảnh ảo? Thế nào là ảnh thật?
Vùng nhìn thấy là gì?
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi có điều gì khác biệt so với vùng nhìn thấy của gương phẳng?
Kể tên một số dụng cụ có hình dạng giống gương cầu lồi có trong gia đình em?
Gương cầu lồi thường được dùng ở đâu?
Gương cầu lồi thường được người lái xe ô tô đặt trước mặt để quan sát các vật phía sau có lợi ích gì so với dùng gương phẳng.
Gương cầu lòi được đặt tại các vị trí có khúc cua trên đường đèo có tác dụng gì? (Chia học sinh ra làm 2 nhóm: một nhóm đi từ trên xuống, một nhóm đi từ dưới lên và quan sát nhóm kia qua gương cầu lồi). 
Khi lại gần gương hơn thì ảnh của vật qua gương có đặc điểm gì?
Nội dung trò chơi. 
Trò chơi: Truy tìm kho báu
Số lượng người tham gia: Cả lớp cùng nhau thực hiện.
Chuẩn bị: 
Phong bì chứa mật thư
Kho báu tùy ý BTC
Cách thức chơi: Cả lớp sẽ cùng nhau tham gia các trò chơi giải mật thư để tìm đáp án cuối cùng. Mỗi lớp sẽ được phát một phong thư. Trong phong thư đó sẽ có những gợi ý về vị trí đặt các mật thư khác. Các đội phải giải các câu đố đó để tìm câu trả lời cuối cùng. Đội nào giải được kết quả và đưa ra đáp án cuối cùng sớm nhất sẽ dành được chiến thắng. 
Trò chơi 1: Chữ nhìn trong gương. 
Cách thức chơi: Phong thư của mỗi đội sẽ có một dòng chữ là một câu hỏi. Tuy nhiên, câu hỏi đó là chữ mà chúng ta quan sát được trong gương. Dựa vào kiến thức về vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng để tìm ra câu trả lời hoặc câu hỏi. Câu trả lời hoặc câu hỏi đó sẽ nói về vị trí để mật thư tiếp theo. 
Trò chơi 2: Giải đáp mật mã 
Cách thức chơi: Trong phong thư thứ 2 sẽ có một bảng thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt theo thứ tự từ 1- 28 và một dãy số là số thứ tự của các chữ cái. Nhiệm vụ của các đội là phải giải mã dãy số đó và cho biết dãy số đó tương đương với dòng chữ nào. Đó chính là vị trí của đặt mật thư tiếp theo. 
Trò chơi thứ 3: Dòng chữ lộn xộn. 
Cách thức chơi: Trong phong thư thứ 3, mỗi đội sẽ nhận được một tờ giấy bao gồm các chữ cái lộn xộn. Nhiệm vụ của các đội là phải sắp xếp các chữ cái đó thành dòng chữ có ý nghĩa. Dòng chữ đúng sẽ là vị trí đặt kho báu. 
Sau 3 mật thư, đội nào giải mã trước mật thư sẽ tìm được vị trí của kho báu. Chỉ có một kho báu duy nhất. Đội nào giải mã sớm sẽ dành được kho báu của BTC đưa ra. 
Dâng hoa, dâng hương. 
Thành phần tham gia: Toàn bộ đoàn tham gia
Chuẩn bị: 
Lễ thắp hương.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT
Nội dung công việc
Người phụ trách
Ghi chú

Phụ trách, quản lí xe 7A
Cô Hòa, Cô Huệ, Cô Thảo, Cô Thu, Thầy Hải HT


Phụ trách, quản lí xe 7B
Cô Hằng, Cô Thoa, Cô Tuyến, Cô Nga Tin


Phụ trách, quản lí xe 7C
Cô Hải, Thầy Hồng, Thầy Hải TD, Cô Bình


Phụ trách, quản lí xe 7D
Cô Nga Sinh, Thầy Hiếu, Cô Vy,


Mượn Loa kéo
Thầy Hồng


Kéo loa
Thầy Hải TD


Chuẩn bị phần quà (15 phần quà nhỏ, 3 phần quà vừa, 1 phần quà lớn)
Cô Thoa


Sắp xếp trò chơi trước ngày đi
Thầy Hiếu


Chuẩn bị lễ thắp hương
Cô Huệ


Hợp đồng xe
BGH, Tài vụ


Chuẩn bị câu hỏi, mật thư của trò chơi
Thầy Hiếu


Chuẩn bị thêm đồ ăn vặt cho học sinh (Tùy ý)
GVCN, phụ huynh các lớp

Lưu ý:
- GVCN có thể vận động phụ huynh học sinh các lớp đi cùng để giao lưu, trải nghiệm, quản lí cùng các con. 
- Có thể mang theo đồ ăn vặt và bạt trải để liên hoan cuối buổi cho các con tại sân để xe núi Dũng Quyết. 
- Các GVCN và thầy cô được phân công quản lí các xe sẽ kèm học sinh lúc đi lên dâng hoa, dâng hương để đảm bảo đúng quy định của khu di tích, theo hàng lối. 
- GVCN cho học sinh đăng kí tham gia hoạt động trải nghiệm, có chữ kí của phụ huynh nộp lại thầy Hiếu chậm nhất vào sáng thứ 7. 
T.M BAN GIÁM HIỆU
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Văn Hải
TỔ TRƯỞNG
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Dương Thị Huệ

File đính kèm:

  • docxde_tai_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_chuyen_de_guong_cau_loi_mon.docx