Đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4

II. Tập làm văn: (Thời gian 35 phút)

Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái bàn học ở nhà (hoặc ở lớp) của em với mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

III. Đọc thầm và làm bài tập (Thời gian 30 phút)

Học sinh đọc thầm bài: Văn hay chữ tốt (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 129). Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

a) Vì chữ ông viết rất xấu.

b) Vì ông viết văn không hay.

c) Vì ông không làm đúng yêu cầu của thầy giáo.

2. Sự việc gì xảy ra đã khiến Cao Bá Quát phải ân hận?

a) Ông không viết đơn đúng yêu cầu của bà cụ.

b) Ông không làm chứng giúp bà cụ hàng xóm.

c) Ông viết đơn hộ một bà cụ hàng xóm nhưng do chữ của ông quá xấu quan không đọc được thét lính đuổi cụ về. Vì thế nỗi oan uổng của bà cụ không được giải tỏa.

3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?

a) Ông luyện vào các buổi sáng.

b) Ông luyện cả đêm không ngủ.

doc 10 trang Huy Khiêm 25/09/2023 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4

Đề ôn tập môn Toán và Tiếng Việt Lớp 4
A. Đề ôn tập môn Toán lớp 4
Phần I: Mỗi bài dưới đây có nêu kèm theo các câu trả lời A,B,C,D (là đáp số, kết quả tính ...). Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Cho 52kg 2g = ...... g
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 522
B. 5202
C. 52002
D. 52020
Câu 2. Cho biểu thức 124 x 25 - 25 x 24
Giá trị của biểu thức là:
A. 25000
B. 1240
C. 250
D. 2500
Câu 3. Trung bình cộng của 2 số là 130. Số bé kém số lớn là 90 đơn vị. Như vậy số lớn là:
A.175
B. 85
C. 110
D. 20
Câu 4. Một khu đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 230 m, chiều rộng kộm chiều dài 50 m. Diện tích khu đất hình chữ nhật đó là:
A. 12600 m2
B. 255m2
C. 205m2
D. 52275 m2
Phần II: Làm các bài tập sau:
Câu 1. Đặt tính rồi tính
125 x 43
5800 : 25
Câu 2. Tìm X :
a) 89658 : X = 293
b) X : 11 = 54
Câu 3. Có 6 ô tô chuyển thực phẩm vào thành phố, trong đó 5 ô tô đi đầu, mỗi ô tô chuyển được 36 tạ và ô tô cuối cùng chuyển được 42 tạ. Hỏi trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu tạ thực phẩm?
B. Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: Sầu riêng (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 35). Viết đầu bài và đoạn : từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm .....đến tháng năm ta.
II. Tập làm văn: (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái bàn học ở nhà (hoặc ở lớp) của em với mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
III. Đọc thầm và làm bài tập (Thời gian 30 phút)
Học sinh đọc thầm bài: Văn hay chữ tốt (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 129). Dựa vào nội dung bài học, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
a) Vì chữ ông viết rất xấu.
b) Vì ông viết văn không hay.
c) Vì ông không làm đúng yêu cầu của thầy giáo.
2. Sự việc gì xảy ra đã khiến Cao Bá Quát phải ân hận?
a) Ông không viết đơn đúng yêu cầu của bà cụ.
b) Ông không làm chứng giúp bà cụ hàng xóm.
c) Ông viết đơn hộ một bà cụ hàng xóm nhưng do chữ của ông quá xấu quan không đọc được thét lính đuổi cụ về. Vì thế nỗi oan uổng của bà cụ không được giải tỏa.
3. Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
a) Ông luyện vào các buổi sáng.
b) Ông luyện cả đêm không ngủ.
c) Ông luyện cả sáng cả tối, kiên trì luyện tập trong nhiều năm trời. Ông còn mượn những quyển sách chữ đẹp làm mẫu.
4. Qua câu chuyện này, em học được điều gì từ Cao Bá Quát?
..........................................................................................................................
5. Gạch chân từ láy trong câu sau: "Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi."
6. Gạch chân tính từ trong câu sau : “Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp và dịu dàng xuống muôn vật.”
7.Trong câu : “Hoa, gió và sương quyết định đi hỏi bác gác rừng.” Bộ phận vị ngữ là:............................................................................................................................
8. Em hãy đặt một câu hỏi dùng để tỏ thái độ khen ngợi.
..................................................................................................................................
IV. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc 3 lần bài tập đọc: Trống đồng Đông Sơn
A. Đề ôn tập môn Toán lớp 4
Phần I:
Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a) 1980 là thế kỷ XX. 
b) Một ngày, 6 giờ = 26 giờ. 
c) 84 phút = 1 giờ 14 phút.
d) 1/5 thế kỷ = 20 năm 
Câu 2: Số trung bình cộng của hai số bằng 14. Biết một trong hai số đó bằng 17. Tìm số kia?
A. 3
B. 21
C. 11
D. 31
Câu 3: Tính: (m + n) x p biết m = 30 ; m = 40 ; p = 8 .
A. 350
B. 78
C. 560
D. 56
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Góc nhọn lớn hơn góc vuông. 
B. Góc bẹt nhỏ hơn góc tù.
C. Góc tù lớn hơn góc vuông.
D. Góc nhọn lớn hơn góc tù.
Câu 5: Hai đội công nhân cùng đào một con đường dài 900 m, đội thứ nhất đào ít hơn đội thứ hai 164 m. Hỏi mỗi đội đào được bao nhiêu mét đường?
A. 204 m và 368 m 
B. 532 m và 696 m
C. 386 m và 523 m
D. 368 mvà 532 m
Phần II: Làm các bài tập sau:
1. Đặt tính rồi tính
345 x 123
89956 : 215
2. Tính giá trị biểu thức: 9700 : 100 + 36 x 12
3. Một cửa hàng có 318 thùng dầu, mỗi thùng có 60 lít. Cửa hàng đã bán đi 250 thùng. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu?
B. Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: Chợ Tết (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 38). Viết đầu bài và đoạn : từ Dải mây trắng .....đến ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
II. Tập làm văn: (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái bút của em
III + IV. Đọc 3 lần bài đọc sau và làm bài tập: (Thời gian 40 phút)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Sưu tầm
Câu 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. Lái xe cứu thương.
B. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
D. Hò reo cổ vũ cho cuộc đua.
Câu 2. Giải Marathon là giải:
A. Giải marathon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải marathon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải marathon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải marathon dành cho người thích leo núi.
Câu 3. Trong giải marathon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất?
A. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ
C. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng
D. Chú ý đến những người trên xe cứu thương
Câu 4. “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? .........................................................................................................................
Câu 5. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
.........................................................................................................................
Câu 6. Câu “Bàn chân chị ấy bước đi trên đường đầy đá sỏi.” thuộc kiểu câu nào? .............................................................................................................
Câu 7: Gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ ; Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Câu 8: Em hãy viết 1 câu kiểu Ai làm gì với chủ ngữ chỉ người.
.................................................................................................................................
A. Đề ôn tập môn Toán lớp 4
Phần I
Câu 1: Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là:
A. 5
B. 0
C. 4
D. 7
Câu 2: Chữ số nào điền vào dấu  để được số chia hết cho 9: 5  1
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 3: Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là:
A. 6800
B. 571
C. 940
D. 2685
Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a) Số 2562 chia hết cho 3 và 2. 
b) Số có số tận cùng bằng 0 và 5 thì chia hết cho 5. 
c) Số nào chia hết cho 9 thì chia hết cho 3. 
d) Số nào chia hết cho 3 thì có số tận cùng là 0. 
Câu 5: Số thích hợp điền vào chỗ chấm.
6 km2 = .... m2
25 m2 =  cm2
408 cm2 =  dm2  cm2.
4700 cm2 =  dm2.
Phần II: Làm các bài tập sau
Câu 1. Đặt tính rồi tính
502 x 236
59885 : 295
Câu 2. Tính giá trị biểu thức: 215 x 86 + 215 x 14
Câu 3. Một cửa hàng tuần đầu bán được 319 m vải, tuần sau bán được nhiều hơn tuần đầu 76m. Hỏi trong hai tuần đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải, biết rằng cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần?
B. Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4
I. Chính tả: (Thời gian 15 phút):
Viết bài: Họa sĩ Tô Ngọc Vân (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 56). Viết đầu bài và cả đoạn.
II. Tập làm văn: (Thời gian 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cái thước kẻ của em
III + IV. Đọc 3 lần bài đọc sau và làm bài tập: (Thời gian 40 phút)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
NẾU ƯỚC MƠ ĐỦ LỚN
Tôi chú ý đến cô bé ấy khi thấy cô rất ham mê bóng rổ. Có lần, hai bác cháu nói chuyện, cô bé bảo: “Cháu muốn vào đại học. Nhưng cháu chỉ có thể theo học nếu có học bổng. Cháu nghĩ chơi bóng thật xuất sắc, sẽ nhận được học bổng. Ba cháu bảo nếu ước mơ đủ lớn, những chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ.”
Một hôm, thấy cô bé buồn, tôi hỏi, cô trả lời:
- Các huấn luyện viên bảo cháu hơi thấp, không thể chơi cho đội hạng nhất. Như vậy thì nói gì đến học bổng được nữa!
- Ý ba cháu thế nào?
- Ba cháu bảo: “Các huấn luyện viên sai bét, vì họ không hiểu được sức mạnh của ước mơ. Nếu con thực sự muốn thì không có gì ngăn cản con, ngoại trừ một điều – thái độ của chính mình!”
Năm cuối bậc phổ thông, đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào đại học. Vừa vào trường, cô nhận được tin dữ: ba bị ung thư.
Trước khi qua đời, ông nắm lấy bàn tay cô, gắng sức nói: “Tiếp tục ước mơ con nhé! Đừng để ước mơ của con chết theo ba.”
Những năm tiếp theo quả khó khăn đối với cô. Nhưng cô đã hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc. Bởi vì mỗi khi muốn bỏ cuộc, cô lại nhớ lời ba: “Nếu ước mơ đủ lớn, con có thể làm được mọi việc”. Và tôi nghe cô nói với bạn bè: “Nếu ước mơ đủ lớn, những điều còn lại chỉ là chuyện nhỏ.”
Theo Quà tặng cuộc sống
Câu 1. Cô bé buồn phiền vì điều gì?
A. Không đủ chiều cao để chơi cho đội bóng rổ hạng nhất.
B. Không đủ tiền để tham gia khóa huấn luyện của đội bóng quốc gia.
C. Không có học bổng để theo học đại học.
D. Các huấn luyện viên không nhận vào đội bóng rổ của trường.
Câu 2. Câu nói “Đừng để ước mơ của con chết theo ba.” Ý nói điều gì?
A. Đừng ước mơ như ba.
B. Đừng chết theo ba!
B. Đừng ước mơ!
D. Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!
Câu 3. Nhờ biết ước mơ, cô bé trong câu chuyện đạt được điều gì?
A. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng và hoàn tất chương trình đại học một cách xuất sắc.
B. Đội bóng rổ của cô giành giải vô địch toàn quốc và được đi thi đấu quốc tế.
C. Cô nhận được học bổng toàn phần vào một trường đại học danh tiếng.
D. Đội bóng của cô giành giải vô địch toàn quốc, cô được cấp học bổng vào trường đại học và được một chuyến du lịch Châu Âu.
Câu 4: Em hãy kể một ước mơ của mình và cho biết em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó. .............................................................................................................
...................................................................................................................................
Câu 5: Câu “Trên mặt biển, những chú chim hải âu đang chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh nắng mặt trời.” thuộc kiểu câu:..................
Câu 6: Gạch chéo giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Quân nhảy qua hàng rào, vơ vội cái cây chạy theo tên cướp.
Câu 7: Em hãy viết 1 câu kiểu Ai làm gì với vị ngữ chỉ hoạt động của 1 con vật.
.................................................................................................................................
Đề ôn tập môn Toán lớp 4
Phần I
Câu 1: Chọn phát biểu đúng.
A. Hình bình hành là hình có 4 cạnh bằng nhau.
B. Hình bình hành là hình có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
C. Hình bình hành là hình có một cặp song song.
D. Hình bình hành là hình có 4 góc bằng nhau.
Câu 2: Diện tích hình bình hành ABCD là:
A. 9 cm2 
B. 3 cm2
C. 18 cm2
D. 36 cm2 
Câu 3: Cho hình bình hành có diện tích là 312 m2, độ dài đáy là 24 m. chiều cao hình bình hành đó là:
A. 17m
B. 30m
C. 37m
D. 13m
Câu 4: Cho hai hình vẽ bên. Chọn câu trả lời đúng.
A. Diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng diện tích hình thoi ABCD.
B. Diện tích hình chữ nhật MNPQ nhỏ hơn diện tích hình thoi ABCD.
C. Diện tích hình thoi ABCD nhỏ hơn diện tích hình chữ nhật MNPQ.
D. Diện tích hình chữ nhật MNPQ gấp hai lần diện tích hình thoi ABCD.
Phần II: Làm các bài tập sau
Câu 1. Đặt tính rồi tính
2308 x 412
2970 : 135
Câu 2. Một trường tiểu học có 672 học sinh, số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là 92 em. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam?
Đề ôn tập môn Tiếng việt lớp 4
Bài 1: Gạch 1 gạch dưới danh từ, hai gạch dưới động từ, ba gạch dưới tính từ trong các đoạn văn sau:
Tây Nguyên đẹp lắm. Những ngày mùa xuân và mùa thu ở đây trời mát dịu, hương rừng thoang thoảng đưa. Bầu trời trong xanh rất đẹp. Bên bờ suối, những khóm hoa nhởn nhơ, muôn sắc đua nở: trắng, vàng, hồng, tím.
Gần trưa, mây mù tan dần. Bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa.
Hai chú chim con há mỏ kêu chíp chíp đòi ăn . Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ.
Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân sau đây:
a. Dưới ánh nắng chói chang, bác nông dân đang cày ruộng.
.....................................................................................................................................
b. Bà cụ ngồi bán những con búp bê khâu bằng vải vụn.
.....................................................................................................................................
c. Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió.
.....................................................................................................................................
d. Bác sĩ Ly là người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
.....................................................................................................................................
e. Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước.
.....................................................................................................................................
Bài 3. Em hãy viết những hiểu biết của em về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra và cách phòng tránh bệnh.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_toan_va_tieng_viet_lop_4.doc