Đề ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề I: Các thí nghiệm của Men đen

1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của Men-đen được gọi là phương pháp phân tích thế hệ lai. Phương pháp này bao gồm các bước như sau:

- Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục để thu được các dòng thuần chủNg..

- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của cặp bố mẹ đó.

- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.

- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền.

 2. Một số khái niệm cơ bản

-Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

Ví dụ: tính trạng thân cao, hạt vàng, … ở cây Đậu Hà Lan.

-Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn – hạt nhăn; thân cao – thân thấp.

-Nhân tố di truyền: Là yếu tố quy định các tính trạng của sinh vật.

-Giống (dòng) thuần chủng: Là giống có đặc điểm di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

-Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể. Ví dụ: kiểu hình thân lùn, hoa trắng quả vàng của cây đậu Hà Lan.

-Kiểu gen: tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. Ví dụ: AABBCC là kiểu gen của cây hoa đỏ thân cao, quả lục.

-Thể đồng hợp: Có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. Ví dụ: AA: thể đồng hợp trội, aa: thể đồng hợp lặn.

-Thể dị hợp: Chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa).

doc 6 trang Huy Khiêm 17/11/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề I: Các thí nghiệm của Men đen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề I: Các thí nghiệm của Men đen

Đề ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Chuyên đề I: Các thí nghiệm của Men đen
CHUYÊN ĐỀ I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN- SINH HỌC 9
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
LÍ THUYẾT CƠ BẢN
1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của Men-đen được gọi là phương pháp phân tích thế hệ lai. Phương pháp này bao gồm các bước như sau:
- Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục để thu được các dòng thuần chủNg..
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của cặp bố mẹ đó.
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền.
 2. Một số khái niệm cơ bản
-Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
Ví dụ: tính trạng thân cao, hạt vàng,  ở cây Đậu Hà Lan.
-Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn – hạt nhăn; thân cao – thân thấp.
-Nhân tố di truyền: Là yếu tố quy định các tính trạng của sinh vật.
-Giống (dòng) thuần chủng: Là giống có đặc điểm di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
-Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ tính trạng của cơ thể. Ví dụ: kiểu hình thân lùn, hoa trắng quả vàng của cây đậu Hà Lan.
-Kiểu gen: tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. Ví dụ: AABBCC là kiểu gen của cây hoa đỏ thân cao, quả lục.
-Thể đồng hợp: Có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. Ví dụ: AA: thể đồng hợp trội, aa: thể đồng hợp lặn.
-Thể dị hợp: Chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa).
3. Quy luật phân li
a. Thí nghiệm
-Men-đen cho lai hai cây Đậu Hà Lan thuần chủng có hoa trắng và hoa đỏ với nhau.
-Thế hệ con lai F¬1 cho toàn cây có hoa đỏ. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được đời F2 phân tính theo tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
-Do đó: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
a. Nội dung quy luật.
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
b. Giải thích kết quả
- Để giải thích cho kết quả thí nghiệm, Menđen đề xuất giải thuyết Giao tử thuần khiết, trong đó: mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Các nhân tố di truyền tồn tại độc lập với nhau và độc lập với nhau khi tạo giao tử.
- Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền quy định tính trang trội, chữ cái in thường là nhân tố di truyền quy định tính trạng lặn.
 - Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng trong thụ tinh.
 - Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất. Sự tổ hợp lại của các giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ 1AA: 2Aa: 1aa ở F2.
Sơ đồ lai:
c. Cơ sở di truyền học
   - Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từ cặp tương đồng trên đó chứa cặp alen tương ứng.
   - Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen.
d. Điều kiện nghiệm đúng.
   - Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.
   - Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.
   - Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
   - Sự phân li nhiễm sắc thể như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.
   - Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.
4. Phép lai phân tích
   - Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
	Câu hỏi có đáp án
Câu 1: Hãy nêu các điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen.
Trả lời
   Phương pháp nghiên cứu của Menđen có các điểm độc đáo sau:
   - Chọn các dòng thuần khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều thế hệ dùng làm dạng bố mẹ đem lai.
   - Theo dõi trước tiên kết quả di truyền của từng tính trạng qua vài thế hệ, trong đó thế hệ cây lai F1 sinh ra do giao phấn giữa hai dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau, còn thế hệ cây lai F2 sinh ra từ sự tự thụ phấn của F1, rồi sau đó mới tiến hành nghiên cứu sự di truyền đồng thời của hai hoặc nhiều tính trạng.
   - Khái quát và lí giải các kết quả thí nghiệm thu được bằng toán thống kê và xác suất.
   - Kiểm tra lại một cách cẩn thận các giả thuyết bằng các phép lai thuận nghịch và lai phân tích.
Câu 2: Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
Trả lời
   1. Chọn đối tượng nghiên cứu nhiều thuận lợi.
   Menđen đã chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có 3 thuận lợi cơ bản:
   - Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.
   - Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.
   - Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen .
   2. Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản:
   - Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho tự thụ phấn nhiều đời.
   - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích di truyền chung của nhiều tính trạng.
   - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
   - Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
Câu 3: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phương pháp nào để xác định một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp.
Trả lời
   Nếu không dùng phép lai phân tích có thể xác định được 1 cá thể có kiểu hình trội có phải kiểu gen đồng hợp hay không nhờ vào tự thụ phấn ở thực vật hoặc giao phối gần ở động vật.
   - Nếu kết quả phép lai thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp. 
( Viết sơ đồ lai : AA x AA )
   - Nếu kết quả phép lai thu được là phân tính theo tỉ lể 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp.
( Viết sơ đồ lai : Aa x Aa )
Câu 4. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
Trả lời:
Menđen giả định rằng mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định, các chữ cái in hoa dùng để kí hiệu cho nhân tố di truyền trội quy định tính trạng trội (vd: A – hoa đỏ), các chữ cái in thường kí hiệu cho nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn (vd: a – hoa trắng). Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong quá trình thụ tinh:
+ Ở cơ thể thuần chủng P: hoa đỏ (AA) x hoa trắng (aa); F1: Aa (100% hoa đỏ)
+ Trong quá trình các cây đậu Hà Lan đời F1 (Aa – hoa đỏ) phát sinh giao tử đã tạo ra hai loại giao tử có tỷ lệ ngang nhau là 1A: 1a. Các giao tử này giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P: A – hoa đỏ; a – hoa trắng.
+ Trong quá trình thụ tinh, các giao tử này tổ hợp lại một cách ngẫu nhiên, tạo nên tỉ lệ ở F2 1AA: 2Aa: 1aa. Tính trạng màu hoa ở F2 phân li theo tỷ lệ trung bình 3 trội (3hoa đỏ = 1AA+2Aa) : 1 lặn (1 hoa trắng = 1aa)
( Viết sơ đồ lai từ P đến F2.)
Câu 5: Phát biểu định luật phân li? Nếu ý nghĩa của quy luật phân li.
Trả lời
-Định luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
-Ý nghĩa của quy luật phân li:
  +Đối với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên.
  +Đối với chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ưu thế lai.
BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MENDEN.
A. Bài toán thuận: Cho biết KG, KH của P -> Xác định tỉ lệ KG, KH của F.
1.Cách giải: + Bước 1: Xác định trội lặn
 + Bước 2: Quy ước gen.
 + Bước 3: Xác định kiểu gen của P.
 + Bước 4: Viết sơ đồ lai.
	 + Bước 5: Xác định kiểu gen, kiểu hình đời con
2. Ví dụ:
Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau đây:
a. P: quả đỏ x quả đỏ
b. P: quả đỏ x quả vàng
c. P: quả vàng x quả vàng.
Giải:
Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: A: quả đỏ; a: quả vàng.
(hoặc: gọi A là gen qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả vàng)
=> Quả đỏ có kiểu gen: AA hoặc Aa (viết gọn: A-)
   Quả vàng có kiểu gen: aa
a. P: quả đỏ x quả đỏ
- Trường hợp 1: P: (quả đỏ) AA x AA (quả đỏ)
G:         A    A
F1: AA
+ KG: 100% AA
+ KH: 100% quả đỏ.
- Trường hợp 2: P: (quả đỏ) AA x Aa (quả đỏ)
G:        A    A, a
F1: AA : Aa
+ KG: 1AA : 1Aa
+ KH: 100% quả đỏ.
- Trường hợp 3: P: (quả đỏ) Aa x Aa (quả đỏ)
G:        A,a   A, a
F1: AA : Aa : Aa : aa
+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa
+ KH: 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
b. P: quả đỏ x quả vàng
- Trường hợp 1: P: (quả đỏ) AA x aa (quả vàng)
G:        A    a
F1: Aa
+ KG: 100% Aa
+ KH: 100% quả đỏ.
- Trường hợp 2: P: (quả đỏ) Aa x aa (quả vàng)
G:        A,a   a
F1: Aa : aa
+ KG: 1Aa : 1aa
+ KH: 1quả đỏ : 1 quả vàng.
c. P: quả vàng x quả vàng.
- Sơ đồ lai:
P: (quả vàng) aa x aa (quả vàng)
G:         a    a
F1: aa
+ KG: 100% aa
+ KH: 100% quả vàng
B.Bài toán nghịch: Biết số lượng hoặc tỉ lệ kiểu hình ở đời con -> xác định kiểu gen, kiểu hình ở P.
1.Cách giải: 
Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con -> Xác định P:
 F: (3: 1) -> P : Aa x Aa
 F: (1: 1) -> P : Aa x aa
2.Ví dụ : 
a) Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy đinh. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu được F1  đồng loạt có quả tròn.
- Từ kết quả trên, ta có thể kết luận dược diều gì?
- Cho biết kết quả F2F2?
b) Dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F1F1 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng.
Trả lời:
a) * Kết luận từ kết quả:
Khi lai giữa cây qua tròn với cây quả bầu, thu được đời F1F1: 100% quả tròn. Tính trạng di truyền theo định luật đồng tính của Menđen. Suy ra:
+ P đều thuần chủng.
+ Tính trạng quả tròn trội hoàn toàn so với tính trạng quả bầu
+ F1 là những cá thể dị hợp về tính trạng này.
Kết quả
- Quy ước: A: Quả tròn.
a: Quả bầu.
- Kiểu gen của P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)
- Sơ đồ lai P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)
Gp :                  A                             a
F1 : Aa (100% quả tròn)
GF1 : (A: a) × (A: a)
F2 : 1AA : 2Aa : laa
 (3 quả tròn : 1 quả bầu)
b) Dựa vào kiểu hình câv quả tròn đời F2F2, ta chưa biết được chắc chắn kiểu gen của chúng.
- Vì kiểu gen có thể AA hoặc Aa.
- Muốn xác định gen, ta dựa vào một trong hai phương pháp sau:
1. Lai phân tích
- Cho cây quả tròn lai với cây quả bầu.
- Dựa vào kết quả lai phân tích xác định kiểu gen của cây quả tròn
- Nếu FBFB: 100% quả tròn thì cây quả tròn có kiểu gen AA
P : AA (quả tròn) × aa (quả bầu)
GP : A a
F1F1 : Aa (100% quả tròn)
- Nếu FB cho tỉ lệ 1 quả tròn : 1 quả bầu thì cây quả tròn có kiểu gen Aa
P: Aa (quả tròn) × aa (quả bầu)
Gp: A ; a a
F1: 1 Aa : 1aa ( 1 quả tròn : 1 quả bầu)
2. cho tự thụ phấn
- Nếu đời con cho 1 kiểu hình thì cây đó có kiểu gen AA
 AA × AA → 100%AA
- Nếu đời con cho 2 loại kiểu hình thì cây đo có kiểu gen Aa
Aa × Aa  → 3A- : 1aa
Ví dụ 2. Trong dịp Tết Nguyên Đán, bé Lan cùng mẹ đi chơi xuân. Ghé lại bên đường, thấy những khóm hoa đẹp quá: nào là khóm trắng, nào là khóm đỏ. Sở dĩ Lan là một bé gái yêu màu đỏ nên liền hỏi mẹ ngay: Mẹ ơi cây hoa đỏ đó có kiểu gen như thế nào vậy mẹ? Vì kiến thức học đã lâu nên mẹ Lan không nhớ, chỉ nhớ được rằng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Các bạn hãy cho biết có thể làm những cách nào để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ nói trên?                           
Theo đề bài ta quy ước gen:  A: hoa đỏ                 a: hoa trắng
Để xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ nói trên, ta có thể có những cách sau:
- Cách 1: Vì cây hoa đỏ là cây mang tính trạng trội nên ta sử dụng phép lai phân tích. Đem cây hoa đỏ mang tính trạng trội (A-) cần xác định kiểu gen lai với cây mang tính trạng lặn là hoa trắng (aa).
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen dị hợp (Aa).
- Cách 2: Ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn. Đem giống cây hoa đỏ tự thụ phấn, tức là lai với chính nó.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn thì cây hoa đỏ đó có kiểu gen dị hợp (Aa).
 Vậy với những cách làm trên các bạn có thể xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
HS học kiến thức cơ bản và trả lời các câu hỏi trong bài 2,3 Lai 1 cặp tính trạng -Sgk. ( Không cần làm ra giấy)
Làm các bài tập sau ra giấy KT.
A>Bài tập trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng
Câu 1: Theo Mendel, khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình là bao nhiêu?
A. 1 trội: 1 lặn B. 3 trội : 1 lặn C. 2 trội : 1 lặn D. 3 lặn : 1 trội
Câu 2: Kiểu hình là gì?
A. là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể
B. là hình dạng của cơ thể
C. là tổ hợp các tính trạng của cơ thể
D. là hình thái kiểu cách của một con người
Câu 3: Nêu nội dung qui luật phân li?
A. các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử
B. khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
C. khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
D. trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P
Câu 4: Phép lai nào được coi là phép lai phân tích?
A. Aa  x  aa B. Aa  x  Aa C. aa  x  aa D. AA  x Aa
Câu 5: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trạng trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai F1 là:
A. có 1 kiểu hình B. có 2 kiểu hình C. có 3 kiểu hình D. có 4 kiể u hình
Câu 6: Cơ thể mang tính trạng trội không thuần chủng lai phân tích thì kết quả kiểu hình ở con lai là:
A. 3 trội : 1 lặn B. đồng tính trung gian C. 1 trội : 1 trung gian D. 1 trội : 1 lặn
Câu 7:Phép lai nào sau đây cho biết kết quả ở con lai không đồng tính
A. P: AA  x  aa B. P: AA  x  AA C. P: Aa  x  aa D. P: aa  x  aa
Câu 8: Ý nghĩa của phép lai phân tích:
A. nhằm xác định kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội
B. nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội
C. nhằm xác định kết quả ở thế hệ con
D. nhằm xác định tính trạng của cá thể mang tính trạng trội
Câu 9: Lai phân tích là:
A. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng lặn với cá thể mang tính trạng lặn
B. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp với cá thể mang tính trạng lặn
C. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn
D. là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
Câu 10: Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. toàn quả vàng B. toàn quả đỏ
C. tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
Câu 11. Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen đã phát hiện được điều gì ở thế hệ con lai?
A. Ở thế hệ con lai chỉ biểu hiện một trong hai kiểu hình của bố hoặc mẹ.
B. Ở thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
C. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
D. Ở thế hệ con lai luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
Câu 12: Kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen đã phát hiện ra kiểu tác động nào của gen?
A. Alen trội tác động bổ trợ với alen lặn tương ứng.
B. Alen trội và lặn tác động đồng trội.
C. Alen trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng.
D. Alen trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng.
B>Bài tập tự luận:
Bài 1. 
Ở các kiếm gen D quy định tính trạng mắt đen là trội hoàn toàn so với gen d quy định tính trạng mắt đỏ. Cho giống cá thuần chủng mắt đen lai với cá kiếm mắt đỏ thu được F1 .Tiếp tục cho cá F1 lai với nhau thì F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Bài 2.
 ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ thụ phấn với cây cà chua quả vàng.
Xác định kết quả thu được ở F1 và F2.
Cho cà chua F1 lai với cây cà chua quả đỏ F2 thì thu được kết quả lai như thế nào?
Bài 3.
Cho giao phối 2 cá chép với nhau, ở đời F1 thu được 75 con cá chep mắt đỏ và 25 con cá chép mắt đen. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của 2 con cá đem giao phối.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_chuyen_de_i_cac_thi_nghiem_cua.doc