Đề ôn luyện môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH&THCS Bình Minh

Câu 1 (2 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

a.  Chữ số 8 trong số thập phân 369,182 có giá trị là:

  A.                          B.                  C.                        D. 80

b/ Số lớn nhất trong các số: 7,453; 7,345; 7,534; 7,435

A. 7,453           B. 7,345             C. 7,534                D. 7,435

c/ Phép tính 125,87  x 0,01 có kết quả là:

A. 12587              B. 1,2587             C. 12,587           D. 0,12587

d. Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là:

A. 64 %                            B. 6,4 %                C. 0,64 %                 D. 640 %

Câu 2(0,5điểm). Viết tiếp vào chỗ chấm:

Bốn đơn vị một phần nghìn được viết là:………………………………………

Câu 3 (1điểm). Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a.  2 tấn 48kg = …………tấn                             b.    834 dm2 =……..m2 

Câu 4 (0,5 điểm).Lớp 5A có 30 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp 5A ?

Trả lời: Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của lớp 5A là……………….

doc 13 trang Huy Khiêm 17/05/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH&THCS Bình Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn luyện môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH&THCS Bình Minh

Đề ôn luyện môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Trường TH&THCS Bình Minh
GVCN lớp 5A: Vũ Thị Hiền
Trường TH&THCS Bình Minh
ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TOÁN LỚP 5 
------------------------
ĐỀ 1
Câu 1 (2 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
a. Chữ số 8 trong số thập phân 369,182 có giá trị là:
 A. 	 B. 	 C. D. 80
b/ Số lớn nhất trong các số: 7,453; 7,345; 7,534; 7,435
A. 7,453           B. 7,345             C. 7,534                D. 7,435
c/ Phép tính 125,87 x 0,01 có kết quả là:
A. 12587              B. 1,2587             C. 12,587           D. 0,12587
d. Tỉ số phần trăm của 32 và 50 là:
A. 64 % B. 6,4 % C. 0,64 % D. 640 %
Câu 2(0,5điểm). Viết tiếp vào chỗ chấm:
Bốn đơn vị một phần nghìn được viết là:
Câu 3 (1điểm). Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 2 tấn 48kg = tấn b. 834 dm2 =..m2 
Câu 4 (0,5 điểm).Lớp 5A có 30 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp 5A ?
Trả lời: Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của lớp 5A là.
Câu 5 (2 điểm). Đặt tính rồi tính:	
17,56 + 347,3
..
...
..
516,4 - 350,68
..
...
..
7,65 x 3,8
..
...
..
156 : 4,8
..
...
..
Câu 6 (1 điểm). Tìm x
X x 3,4 = 19,04 b. X x 3,8 + X x 6,2 = 2018
....................
....................
.....................
.....................
Câu 7 (2 điểm): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta dành 32,5% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà.
Bài giải
Câu 8 (1điểm): Kho B có số thóc bằng 82 % số thóc kho A. Sau khi kho B nhận thêm 54 tạ thóc thì số thóc kho B bằng 91 % số thóc kho A. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tạ thóc?
Bài giải
 ĐỀ 2
Câu 1: a) Chữ số 8 trong số thập phân 160,582 có giá trị là:
 A. 	 B. 	 C. D. 80
 b) Số lớn nhất trong các số: 9,453; 9,345; 9,534; 9,435
A. 9,453            B. 9,345              C. 9,534                D. 9,435
Câu 2: a) Số thích hợp điền vào chỗ chấm : 0,58 =  % là : 
A. 5,8%	B. 0,58%	C. 58%	D. 580%
 b) 20% của 120kg là: 
 A. 12 B. 12 kg C. 24 D. 24kg
Câu 3. Viết tiếp vào chỗ chấm:
Bốn và hai phần ba: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Số gồm ba đơn vị, năm phần trăm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
Bốn mươi lăm phần trăm: .
Câu 4: a) Kết quả của phép tính 35,7 × 6,5 là:
 A. 232,05 B. 2320,5 C. 2320 D. 23205
b) Phép chia 33,14 : 58 có số dư là: 
 A. 8 B. 0,8 C. 0,08 D. 0,008
Câu 5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
45m 65cm = 45,65m
8 tấn 37kg = 8,37 tấn 
915cm = 91,5m 
26dm2  = 0,26 m2
Câu 6: Đặt tính rồi tính:	
27,56 + 347,2
..
...
..
506,7 - 250,66
..
...
..
Câu 7. Viết số thích hợp vào chỗ chấm
12,5 × 10 = ...... 
 12,5 × ..... = 0,125 
912, 4 : 100 = .....
 ....... : 0,01 = 357
Câu 8 . Lớp 5A có 30 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp 5A ?
Bài giải
Câu 9: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 160m, chiều rộng bằng 60% chiều dài. Tính diện tích của mảnh đất.
Bài giải
..
Câu 8 : a) Tính bằng cách thuận tiện nhất
 35 × + 45,5 × + 20,5 × 75% - 0,75 .
 Tìm y : y : 0,25 + y × 11 - y × 5 = 1,8
______________________________________________________________________
ĐỀ 3
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
135,05 + 364,9 2905,3 - 104,15
563,4 x 2,3 24,36 : 6
Bài 2: Số thập phân 2 chục, 3 đơn vị, 4 phần trăm được viết là:..
Bài 3. Chữ số 3 trong số thập phân 465,7326 thuộc hàng:.........................................
Bài 4: Một hình tam giác có độ dài đáy là 1,5m và chiều cao là 10,6dm. Tính diện tích của hình tam giác đó có đơn vị là mét vuông.
Bài 5. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 26m, chiều rộng 6,5m. Người ta dành 62,5% diện tích đất để làm nhà. Hỏi diện tích đất làm nhà là bao nhiêu m2?
Bài 6. Một cửa hàng đã bán 1020 lít dầu và số dầu đó bằng 25,5% tổng số dầu của cửa hàng trước khi bán. Như vậy trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu lít dầu?
Bài 7: Một thửa ruộng hình thang có độ dài đáy lớn bằng chiều cao của mảnh đất hình tam giác có diện tích là 324m2 và độ dài đáy là 18m. Đáy lớn của thửa ruộng gấp 3 lần đáy bé. Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Tính diện tích của thửa ruộng hình thang?
Bài 8: Tìm x:
68,25 - x = 6,45 x 3,8
x – 7,2 = 3,99 + 2,5 
______________________________________________________________________
ĐỀ 4
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
25,46 + 89,99 102 - 88,8
14,58 : 56 85,465 : 2,5
Bài 2:
a) Cho 2km2 95 hm2= ......... km2
b) 8 tấn 5 yến =...................tạ
Bài 3: Một cửa hàng bán gạo, ngày đầu bán được 9,8 tạ gạo. Bốn ngày sau, mỗi ngày bán được 8,2 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki- lô- gam gạo?
Bài 4: Một lá cờ thể thao hình tam giác vuông có cạnh góc vuông thứ nhất là 25 cm và cạnh góc vuông thứ hai là 3 dm. Tính diện tích lá cờ đó với đơn vị đo là dm2?
Bài 5: Một hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 23 cm và 4,1 dm. Tính diện tích hình thang biết chiều cao bằng trung bình cộng độ dài hai đáy?
Bài 6: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng bằng ¾ chiều dài. Người ta dành ra 25% diện tích đất để đào ao thả cá. Tính diện tích đất đào ao?
Bài 7: 3/4 số gạo của cửa hàng là 382,5 tạ. Tìm 40% số gạo của cửa hàng đó?
Bài 8: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 36,4x 99 + 36+0,4
b) 77,28x 20,2 + 23,72 x 20,2 – 20,2
c) 1,25 x 59,7 x 800
d) 2,5 x 46 + 54 x 2,5
______________________________________________________________________
ĐỀ 5
Bài 1. 30% của 1000 là:
A. 200 B. 300 C. 600 D. 500
Bài 2. 15% của 36 là:
A. 34 B. 5,4 C. 60 D. 50
Bài 3: 0,4% của 3 tấn là:
A. 12kg B. 5,4kg C. 43kg D. 50kg
Bài 4. Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 17m. Người ta dành 20% diện tích đất để làm ao. Tính diện tích đất làm ao?
A. 100m2 B. 101m2 C. 102m2 D. 103m2
Bài 5. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 26m, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài, trong đó diện tích làm nhà chiếm 62,5%. Như vậy, diện tích đất làm nhà là:
A. 105,625m B.270,4 m2 C.105,625 m2 D.270,4 m
Bài 6. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 100m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Người ta dành 25% diện tích đất để đào ao thả cá. Tính diện tích đất đào ao?
A. 1875m B.1765 m2 C.7685 m2 D.1875 m2
Bài 7: Một cái xe đạp giá 2 000 000đ, nay hạ giá 15%. Hỏi giá cái xe đạp bây giờ là bao nhiêu?
A. 300 000đ B. 1 700 000đ C. 1 500 000 đ D. 1 800 000 đ
Bài 8: Lãi suất tiết kiệm là 0,4% một tháng. Một người gửi 50 000 000 đồng. Sau một tháng tổng tiền vốn và tiền lãi là::
A. 50 000 000 đồng B. 51 000 000 đồng C. 50 200 000 đồng D. 50 300 000 đồng
Bài 9. Lãi tiết kiệm kì hạn 1 năm là 0,72% một tháng. Một người gửi tiết kiệm 2500000 đồng. Sau một năm người đó nhận được cả tiền gửi và tiền lãi là:
A. 2 716 000 đồng B. 216 000 đồng C. 271 000 đồng D. 18 000 đồng
Bài 10. 3/4 số gạo của cửa hàng là 507,3 tạ. Vậy 40% số gạo của cửa hàng là:
A. 27056 tạ B. 270,56 tạ C. 27,056 tạ D. 275,06 tạ
______________________________________________________________________
 ĐỀ 6
Câu 1. Biết 95% của một số là 475, vậy số đó là:
A: 19 B. 250 C. 500 D. 100
Câu 2: Một cửa hàng đã bán 1020 lít dầu và số dầu đó bằng 25,5% tổng số dầu của cửa hàng trước khi bán. Như vậy trước khi bán cửa hàng có số lít dầu là:
A. 40 B. 400 C. 40000 D.4000
Câu 3: Một đội xây dựng trong tuần đầu đã sửa được 540 m đường, đạt 36% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch đội đó phải sửa bao nhiêu mét đường?
A.15m B.150m C.1500m D.15000m
Câu 5: Một trường tiểu học có 480 học sinh nam. Biết số học sinh nam chiếm 60% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ?
A. 320 B. 230 C. 400 D. 420
Câu 6: Một đội sản xuất tuần đầu tiên đã làm được 480 sản phẩm, đạt 30% kế hoạch. Hỏi đội sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa mới hoàn thành kế hoạch?
A. 1120 B. 1600 C. 16000 D.1200
Câu 7: Một cửa hàng bán được 126 kg gạo và số gạo đó bằng 31,5 % tổng số gạo của cửa hàng trước khi bán. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô- gam gạo?
A. 400 B. 274 C. 4000 D. 724
Câu 8: Một cửa hàng đã bán 1824 lít mắm và số mắm đó bằng 45,6% tổng số mắm của cửa hàng trước khi bán. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
A. 1267 B. 1267 C. 4000 D. 2176
Câu 9: Một lớp có 25% học sinh giỏi, 55% học sinh khá còn lại là học sinh trung bình. Tính số học sinh của lớp đó biết số học sinh trung bình là 5 em?
A.20 B.25 C.30 D.35
Câu 10: Bán một cái quạt máy với giá 336 000 đồng thì được lãi 12% so với tiền vốn. Tính tiền vốn của một cái quạt máy?
A. 2 800 000 đồng B.3 000 000 đồng C. 400 000 đồng D. 300 000 đồng
______________________________________________________________________
ĐỀ ÔN LUYỆN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
ĐỀ 1
I.Luyện từ và câu:
Bài 1. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế câu.
B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Bài 2. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa chuyển. B. Nghĩa gốc
Bài 3 . Từ “qua” trong câu “Chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào?
A. Quan hệ từ. B. Danh từ. C. Động từ.
Bài 4 .Nhóm từ “đánh giày, đánh đàn, đánh cá” có quan hệ thế nào?
A. Đó là từ nhiều nghĩa. B. Đó là từ đồng âm. C. Đó là từ đồng nghĩa.
Bài 5: Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ thông minh:
a. tinh anh, sáng dạ.
b. tinh anh, sáng tỏ.
c. sáng dạ, sáng tỏ.
Bài 6: Câu nào dưới đây từ in nghiêng được dùng với nghĩa chuyển:
a. Cộng rơm nhô ra ở miệng tượng.
b. Hoa nở ngay trên miệng hố bom.
c. Miệng cười như thể hoa ngâu.
Bài 7: Câu nào dưới đây là câu ghép:
a. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông nghèo túng.
b. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.
c. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
Bài 8. Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu sau.
a) Ba em đi công tác về. 
b) Lớp trưởng hô nghiêm, cả lớp đứng dậy chào. 
c) Mặt trời mọc, sương tan dần. 
d) Năm nay, em học lớp 5. 
Bài 9: Hai vế trong câu ghép: Tuy quả đó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. có mối quan hệ với nhau là:
a. Nguyên nhân – kết quả.
b. Tương phản.
c. Tăng tiến.
Bài 10: Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ " đông " ở cột B cho phù hợp.
A
B
1. Của không ngon nhà đông con cũng hết.
A. "đông" là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.
2. Nước để trong tủ lạnh đã đông lại rồi.
B. " đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn.
3. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
C. " đông " là từ chỉ số lượng nhiều.
4. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.
D. "đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu.
II. Chính tả
BT 1: Điền vào chỗ trống: s hay x?
hoa en, .en lẫn - hoa úng, úng xính
 ay sưa, ay lúa - ông lên, dòng ông
chia ẻ, thợ ẻ, - giọt ương, ương sống;
 chim âu, âu cá; - a mạc; a xôi
e lạnh, e máy - quả ấu, ao âu
ngôi ao, xôn ao - ung quanh, .ung sức
quyển ách, ách túi; 
 củ âm, nhân âm, âm lược, ngoại .âm
BT 2: Điền vào chỗ trống: tr hay ch?
đánh .ống, ống gậy ; - èo bẻo, leo .èo
quyển ..uyện, câu ..uyện - nơi ốn, ..ốn tìm
bắn .úng, dân úng -ung điểm, ung sức
.ăm sóc, một ăm - va ạm, .ạm y tế
ngọn .e; gói .è - quả .ứng, giấy .ứng nhận, ; 
.ần nhà, bàn .ân - mặt .ăng, .ặng đường.
o quà, o bếp - con ..âu, ..âu báu
Cây e, mái e - con ăn, vỏ ăn
ồng cấy, ồng chất
bức .anh, quả .anh, ..anh luận, .anh giành
tượng ưng, ưng bày, ưng cất, bánh .ưng
Chăm ỉ, chần ừ, chùng .ình, chậm ạp
trì ệ, trẻ .ung, trầm ọng, trần ụi
III. Tập làm văn: 
Đề bài: Em lớn lên trong sự yêu thương che chở của bao người thân trong gia đình. Hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất.
______________________________________________________________________
ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – ĐỀ 2
Bài 1. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong những từ sau: niềm vui, yêu thương, tình yêu, vui chơi, vui tươi, đáng yêu.
- Danh từ.............................................................................................................
- Động từ...........................................................................................................
- Tính từ.............................................................................................................
Bài 2. Đặt câu:
a) có từ "của" là danh từ
b) có từ "của" là quan hệ từ
c) có từ “hay” là tính từ
d) có từ “hay” là quan hệ từ
e) có từ “hay” là động từ
Bài 3. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”
- Danh từ.............................................................................................................
- Động từ...........................................................................................................
- Tính từ.............................................................................................................
Bài 4.Tìm và viết lại các tính từ trong câu sau:
a) Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
- Tính từ...................................................................................................
b. Vục mẻ miệng gầu.
- Tính từ...................................................................................................
Bài 5.Từ thật thà trong các câu nào dưới đây là danh từ?
a. Chị Loan rất thật thà .
b. Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
c. Thật thà là phẩm chất tốt của chị Loan.
d. Chị Loan sống thật thà nên ai cũng quý mến.
Bài 6: TẬP LÀM VĂN 
Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong những năm học vừa qua.
______________________________________________________________________
ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – ĐỀ 3
Bài 1. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống:
a).........................trời mưa.......................chúng em sẽ nghỉ lao động.
b)..........................cha mẹ quan tâm dạy dỗ........................em bé này rất ngoan.
c)......................nó ốm.....................nó vẫn đi học.
d)......................Nam hát rất hay......................Nam vẽ cũng rất giỏi.
e)  mưa bão lớn việc đi lại gặp khó khăn.
f).  bão to. các cây lớn không bị đổ.
Bài 2. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?
a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.
Biểu thị quan hệ: 
b.Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
Biểu thị quan hệ: 
c.Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi cắm trại.
Biểu thị quan hệ: 
d.Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả học tập của Thắng tiến bộ rõ.
Biểu thị quan hệ: 
e.Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.
Biểu thị quan hệ: 
g.Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.
Biểu thị quan hệ: 
Bài 9: Tập làm văn: Tả cảnh đẹp của quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời .
______________________________________________________________________
ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – Đề 4
Bài1: Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. tràn trề	 B. lập lòe	 C. vắng lặng
Bài 2: Mấy học trò cũ từ xa về dâng hiến thầy những cuốn sách quý.
Bộ phận chủ ngữ trong câu trên là:
Mấy học trò cũ từ xa về
Mấy học trò cũ từ xa 
Mấy học trò cũ 
Bài3: Dấu phẩy trong câu “Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt.” cú tỏc dụng gỡ?
Bài4: Tìm và ghi lại các quan hệ từ trong câu sau:
	Hoa mai có năm cánh như hoa đào nhưng cánh của hoa mai không rực hồng mà vàng tươi sắc nắng.
Bài 5 .Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế câu
Bài 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, khôn ngoan.
Bài 7: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:
a) Năm nay, em học lớp 5.
b) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.
Bài 8: Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm:
a. Tú rất mê sách. b. Trời sáng. c. Đường lên dốc rất trơn.
Bài 9: Tập làm văn: Tả thầy (cô) giáo để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
______________________________________________________________________
ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – ĐỀ 5
Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó, hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ ngày hôm ấy, chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn, quá tốn thời gian hoặc tưởng như “không thể làm được”, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với tôi.
(Sưu tầm)
Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
A. lái xe cứu thương.
B. chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
Câu 2: Trong giải marathon tác giả chú ý đến:
A. những người xuất phát đầu tiên
B. những người chạy theo để cổ vũ
C. người được nhận diện là “người chạy cuối cùng”
Câu 3: Tác giả nhận diện được đó là “Người chạy cuối cùng”, vì:
A. đó là một cụ già.
B. đó là một em bé có đôi chân tật nguyền.
C. đó là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Câu 4: Kết quả cuộc đua của “người chạy cuối cùng” là:
A. về đích đầu tiên
B. không về đến đích vì phải chăm sóc y tế
C. về đích cuối cùng
Câu 5: Câu chuyện giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân?
A. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phải có nghị lực và ý chí quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ.
B. Yêu đời, thường xuyên giúp đỡ mọi người.
C. Lạc quan, yêu đời.
Câu 6: Từ “băng” trong băng giá, băng bó, băng qua có quan hệ với nhau là:
A. những từ đồng âm
B. một từ nhiều nghĩa.
C. những từ đồng nghĩa.
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ.
B. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
C. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xoá.
Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa:
A. độc ác, hung tàn, bất lương.
B. độc ác, ác nghiệt, bất trị.
C. ác nghiệt, hung tàn, dữ dội.
Câu 9: Dòng nào dưới đây có từ đi được dùng với nghĩa chuyển:
A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
C. Sai một li đi một dặm.
Câu 10: Trong câu: Nó về, tôi cũng vậy.
a. Là câu có đại từ thay thế cho danh từ.
b. Là câu có đại từ thay thế cho động từ.
c. Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ.

File đính kèm:

  • docde_on_luyen_mon_toan_tieng_viet_lop_5_truong_ththcs_binh_min.doc