Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm (4 điểm).

Ghi lại chữ cái A, B (hoặc C) trước mỗi câu trả lời đúng nhất (từ câu số 01 đến câu số 20), mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.

Câu 1. Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục tiểu học là:

        A. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học.

        B. Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học.

        C. Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học Trung học cơ sở.

Câu 2. Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông quy định: Mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể để làm gì?

        A. Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần.

   B. Sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội-Sao; Chào cờ đầu tuần.

   C. Dạy An toàn giao thông, sinh hoạt lớp.

Câu 3. Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí thuộc yêu cầu về“Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động” là:

         A. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

         B. Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.

         C. Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu vực.

doc 6 trang Huy Khiêm 02/10/2023 6780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Đề kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
UBND TỈNH HẢI DƯỞNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2017 - 2018
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm: 21 câu, 04 trang)
Ngày thi: . tháng 4 năm 2018
I. Trắc nghiệm (4 điểm).
Ghi lại chữ cái A, B (hoặc C) trước mỗi câu trả lời đúng nhất (từ câu số 01 đến câu số 20), mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.
Câu 1. Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông, mục tiêu giáo dục tiểu học là:
 A. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 và trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học.
 B. Tất cả trẻ em đều được đi học cấp tiểu học.
 C. Hình thành những cơ sở ban đầu về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ để tiếp tục học Trung học cơ sở.
Câu 2. Theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông quy định: Mỗi tuần có ít nhất 2 tiết sinh hoạt tập thể để làm gì?
 A. Chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện cuối tuần.
 B. Sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội-Sao; Chào cờ đầu tuần.
 C. Dạy An toàn giao thông, sinh hoạt lớp.
Câu 3. Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí thuộc yêu cầu về“Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động” là:
 A. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
 B. Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy; chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.
 C. Chấp hành các quyết định của pháp luật, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gia đình và khu vực.
Câu 4. Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, một trong những tiêu chí thuộc yêu cầu về “Kiến thức cơ bản” là: 
A. Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy.
B. Có kiến thức chuyên sâu, có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong khối học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với môn học được phân công giảng dạy.
 C. Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp.
Câu 5. Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT quy định chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học là:
 A. Có bằng tốt nghiệp Trung cấp sư phạm.
 B. Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm.
 C. Có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm.
Câu 6. Theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT quy định tuổi của học sinh tiểu học là:
 A. Từ 6 đến 11 tuổi.
 B. Từ 6 đến 14 tuổi (tính theo năm).
 C. Từ 6 đến 14 tuổi (tính theo tháng).
Câu 7. Theo Điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT quy định giáo viên tiểu học có mấy quyền, mấy nhiệm vụ?
 A. 5 quyền, 6 nhiệm vụ 	
 B. 6 quyền, 5 nhiệm vụ 	
 C. 5 quyền, 5 nhiệm vụ 
Câu 8. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học, giáo viên đánh giá định kì về học tập đối với từng môn học, hoạt động giáo dục mấy lần trong một năm học?
	A. 2 lần	 B. 3 lần	 C. 4 lần	
Câu 9. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học, đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất theo mấy mức, đó là các mức nào?
 A. 02 mức: Đạt (Đ), Chưa Đạt (C)
 B. 03 mức: Tốt (T), Đạt (Đ), Cần cố gắng (C).
 C. 03 mức: Hoàn thành tốt (T), Hoàn thành (H), chưa hoàn thành (C).
Câu 10. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học, một trong những trách nhiệm của giáo viên không làm công tác chủ nhiệm lớp là:
	A. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, kết quả giáo dục 
học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, 
bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
	B. Tuyên truyền và thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh;
	C. Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định.
Câu 11. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học, giáo viên thực hiện đánh giá thường xuyên về học tập của học sinh vào thời điểm nào?
 A. Đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện.
 B. Đánh giá cuối học kì I, cuối năm học.
 C. Đánh giá giữa học kì I, giữa học kì II, cuối học kì I, cuối năm.
Câu 12. Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GD&ĐT quy định đánh về giá học sinh tiểu học, nội dung đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh bao gồm:
 A. Tự phục vụ, tự quản; tự học và giải quyết vấn đề; kỉ luật, đoàn kết.
 B. Chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
 C. Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
Câu 13. Theo công văn số 1076/SGDĐT-GDTH ngày 29/8/2017 của Sở GD&ĐT Hải Dương Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2017 - 2018 gồm mấy nhiệm vụ cụ thể?
 A. 6 nhiệm vụ	 B. 7 nhiệm vụ	 C. 8 nhiệm vụ
Câu 14. Để thực hiện tốt phương pháp đàm thoại trong dạy học, theo thầy (cô) khâu quan trọng nhất giáo viên cần chú ý đó là:
A. Hiểu và gần gũi với học sinh.
B. Tạo điều kiện để học sinh giao tiếp.
C. Thiết kế hệ thống câu hỏi.
Câu 15. “Rèn kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống; thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.” là một trong các ý thuộc nội dung:
 A. Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
 B. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
 C. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm với lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
Câu 16. Thầy (cô) hiểu thế nào là Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình tiểu học?
A. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là những kiến thức, kỹ năng được biên soạn 
trong tài liệu “Chuẩn kiến thức, kỹ năng” các môn học cho từng khối lớp mà giáo viên chỉ được phép dạy đúng và đủ theo đó.
B. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
C. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là những môn học, bài học đã được giảm nhẹ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để học sinh dễ dàng đạt được.
Câu 17. Khi tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, giáo viên cần tập trung quan sát vào các đối tượng học sinh nào sau đây để giúp các em học tốt hơn?
A. Nhóm trưởng, thư kí.
B. Những học sinh hoạt động tích cực.
C. Những học sinh không tham gia hoạt động hoặc những học sinh gặp khó khăn trong học tập.
Câu 18. Theo thầy (cô) năng lực giáo dục của giáo viên tiểu học được đánh giá dựa theo:
A. Kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh.
B. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
C. Trình độ đào tạo của giáo viên.
Câu 19. Dòng nào dưới đây không đúng khi áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh?
A. Chủ yếu tập trung giảng giải, đọc cho học sinh chép các nội dung bài học.
B. Tạo điều kiện để học sinh tự tìm tòi tiếp nhận tri thức, chủ động tìm hiểu, khám phá để chiếm lĩnh tri thức.
C. Tạo cho học sinh phương pháp học tập tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của các em.
Câu 20. Theo thầy (cô) bản chất đặc trưng của phương pháp “Bàn tay nặn bột” là: 
 A. Có khả năng tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá; yêu và say mê khoa học của học sinh.
 B. Ngoài việc hình thành kiến thức còn hình thành năng lực nghiên cứu khoa học; rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết;
 C. Cả ý A và ý B đều đúng.
II. Tự luận (6 điểm)
Thầy (cô) hãy thiết kế một tiết dạy thể hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: Phân hóa đối tượng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ở môn, khối lớp mà thầy, (cô giáo) đang giảng dạy.
________Hết_________
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 
BÀI THI NĂNG LỰC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2017 - 2018
I. Phần trắc nghiệm (Từ câu 01 đến câu 20): 4 điểm.
	- Ghi đúng đáp án mỗi câu: 0.2 điểm
	- Đáp án:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
B
A
A
B
A
C
B
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
C
B
C
A
B
C
B
A
C
II. Phần tự luận: 6 điểm.
 Giáo viên thực hành soạn một tiết dạy thể hiện đổi mới phương pháp theo định hướng: Phân hóa các đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy học: 6 điểm.
	Gợi ý biểu điểm:
	I. Mục tiêu (1 điểm), Cần xác định đúng mục tiêu bài học; 
- Kiến thức: Kiến thức trọng tâm học sinh đạt được; thể hiện nội dung kiến thức theo nhóm đối tượng học sinh. 
- Kĩ năng: Kĩ năng cần đạt kết hợp lồng ghép giáo dục kĩ năng sống; giáo dục bảo vệ môi trường;...( nếu có) 
- Thái độ: Nội dung giáo dục học sinh qua bài học.
	II. Đồ dùng dạy học (0.5 điểm).
	- Giáo viên:.
	- Học sinh:
	III. Các hoạt động dạy học (4.5 điểm): Đảm bảo các bước cơ bản sau:
	1. Ổn định tổ chức (0.5 điểm): Giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm ổn định tổ chức lớp (múa hát, trò chơi vận động,).
	2. Kiểm tra bài cũ (0.5 điểm) (có thể lồng ghép trong hoạt động dạy bài mới).
	3. Bài mới (3 điểm)
	3.1. Giới thiệu bài.
	3.2. Các hoạt động dạy học (Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể).
	a. Hoạt động 1:.
	b. Hoạt động 2:.
	c. Hoạt động 3:.
	..
	Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
- Tên hoạt động (có thể nêu cụ thể mục tiêu của hoạt động).
- Cách tiến hành hoạt động;
- Thời lượng để thực hiện hoạt động;
- Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau mỗi hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; ...
- Từng hoạt động phải có hệ thống câu hỏi dành cho các đối tượng học sinh, đặc biệt là những câu hỏi, bài tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 - Thể hiện được các kĩ thuật đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT : Giáo viên nhận xét; HS được tham gia nhận xét bạn và HS được tự sửa sai sót ( nếu có)
3.3. Củng cố.
4. Hướng dẫn về nhà (hoạt động nối tiếp) (0.5 điểm).
Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.
* Lưu ý:
 - Giáo viên thiết kế bài dạy phải đảm bảo được tiến trình các bước lên lớp.
 - Bài dạy được thiết kế theo đặc thù của môn học mà giáo viên đang giảng dạy.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_nang_luc_giao_vien_day_gioi_cap_tieu_hoc_nam_hoc.doc