Đề kiểm tra khảo sát tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
Câu 1: (2 điểm) Xác định các thành phần câu có trong những câu sau:
a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
b. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
d. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.
Câu 2: (2điểm)
Nêu đại ý của văn bản “Cây tre Việt Nam”
Câu 3: (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha ,mẹ ,anh, chị ,em)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra khảo sát tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 6 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Xác định các thành phần câu có trong những câu sau: a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. b. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. d. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. Câu 2: (2điểm) Nêu đại ý của văn bản “Cây tre Việt Nam” Câu 3: (6 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha ,mẹ ,anh, chị ,em) ---------------------- Hết -------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 6 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Xác định các thành phần câu có trong những câu sau: a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. b. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. d. Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa. Câu 2: (2điểm) Nêu đại ý của văn bản “Cây tre Việt Nam” Câu 3: (6 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha ,mẹ ,anh, chị ,em) ---------------------- Hết -------------------- ĐÁP ÁN: NGỮ VĂN 6 Câu 1: (2 điểm) HS xác định đúng mỗi thành phần của 1 câu được : 0,5 điểm a. Mùa xuân, / cây gạo /gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. TN CN VN 0,5 điểm b. Dưới bóng tre xanh,/ ta / gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. TN CN VN 0,5 điểm c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa. CN VN 0,5 điểm d. Cầu Long Biên/ có một tuyến đường sắt chạy giữa. CN VN 0,5 điểm GV linh hoạt cho điểm nếu HS làm thiếu hoặc sai thì trừ điểm. Câu 2: HS cần nêu được các ý: (2 điểm) - Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam 0,75điểm - Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. 0,5 điểm - Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 0,75điểm Câu 3: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha ,mẹ ,anh, chị ,em) (6 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu người thân yêu của mình cần tả. b. Thân bài: (4 điểm) Tả bao quát về người đó có thể nhận xét chung. Sau đó đi vào tả các nét cụ thể Khái quát, nhận xét và có thể đánh giá về người đó. Quan hệ thân thiết giữa mình và người đó. + Hình dáng: Khuôn mặt, vóc dáng, mầu da, mái tóc, mắt, - Cách ăn mặc như thế nào ? + Tính nết: - Cách đối xử với mọi người + Tài năng sở thích c. Kết bài: (1 điểm) Thái độ tình cảm của em với người đó GV linh hoạt cho điểm PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 7 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng: a. Ngài xơi bát yến xong. b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. c. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. d. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII. Câu 2: (2điểm) Nêu ngắn gọn giá trị hiện thực,giá trị nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay. Câu 3: (6 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. ---------------------- Hết -------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 7 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng: a. Ngài xơi bát yến xong. b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. c. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. d. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII. Câu 2: (2điểm) Nêu ngắn gọn giá trị hiện thực,giá trị nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay. Câu 3: (6 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. ---------------------- Hết -------------------- ĐÁP ÁN: NGỮ VĂN 7 Câu 1: (2 điểm) HS chuyển đổi đúng mỗi câu được : 0,5 điểm a. Bát yến được ngài xơi xong. 0,5 điểm b. Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. 0,5 điểm c. Cậu bé được nhà vua truyền ngôi cho. 0,5 điểm d. Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII. 0,5 điểm Câu 2: Cần nêu được (2 điểm) - Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú” 1 điểm - Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến. 1 điểm GV linh hoạt cho điểm tùy theo sự diễn đạt của học sinh Câu 3: (6 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) Lời dẫn vào đề, nêu vấn đề, giới thiệu câu tục ngữ b. Thân bài: (4 điểm) + “Uống nước” : có ý nghĩa chỉ những người thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh do người khác làm ra (bao gồm các giá trị về vật chất hoặc tinh thần). + “Nguồn”: có ý nghĩa chỉ những người làm ra những thành quả đó. + Ý nghĩa khái quát của tục ngữ : Khi hưởng thụ, thừa hưởng một thành quả nào đó, chúng ta phải biết ơn, đền ơn những người đã đem lại những thành quả đó. Đó là lời khuyên, lời nhắc nhở của cha ông ta về thái độ sống của tất cả những ai đã và đang thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước. - Tại sao “uống nước” phải “ nhớ nguồn”? + Trong thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động tạo nên. + Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống . - Nhớ nguồn ta phải làm gì ? + Phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. - Liên hệ: Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ , nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. c. Kết bài: (1 điểm) Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ Rút ra bài học cho bản thân: Nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô GV linh hoạt cho điểm tùy theo sự diễn đạt của học sinh PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 8 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (1 điểm) Cho các câu trích sau: a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. b. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống. Chỉ rõ cách sắp xếp trật tự từ trong các câu trên. Cách sắp xếp đó có tác dụng gì. Câu 2: (3 điểm). Đọc văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc em thấy số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ? Câu 3: (6 điểm) Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. ---------------------- Hết -------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 8 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (1 điểm) Cho các câu trích sau: a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. b. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống. Chỉ rõ cách sắp xếp trật tự từ trong các câu trên. Cách sắp xếp đó có tác dụng gì. Câu 2: (3 điểm). Đọc văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc em thấy số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ? Câu 3: (6 điểm) Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. ---------------------- Hết -------------------- ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Ngữ Văn 8 Câu 1: (1 điểm) a. Cách sắp xếp trật tự trong các câu trên là: “Thấp thoáng” đảo lên trước CN 0,25 điểm “Lắc lư” đảo lên trước CN 0,25 điểm b. Cách sắp xếp trật tự từ đó dùng để nhấn mạnh đặc điểm hình ảnh của sự vật. 0,5 điểm Câu 2: (3 điểm). Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả là : - Phải đột ngột xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền. 1 điểm - Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền. Tác giả đã kể ra bao cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các chiến trường ác liệt xa xôi. 1 điểm - Tuy không trực tiếp ra mặt trận nhưng rất nhiều người dân thuộc địa làm công việc chế tạo vũ khí, phục vụ chiến tranh ở hậu phương cũng chịu bệnh tật, cái chết đau đớn. 1 điểm - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh. Câu 3: (6 điểm) 1. Mở bài: Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói riêng. 2. Thân bài: - Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh: + Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá + Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả) - Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh + Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập + Thiếu văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách sống - Ăn mặc có văn hoá: + Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. + Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, tôn trọng mình và tôn trọng mọi người 3. Kết bài: Cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 9 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (1 điểm) Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Câu 2: (3 điểm) Đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em thấy ba cô gái trong tổ trinh sát phá bom trên cao điểm có những nét chung và nét riêng nào đáng yêu, đáng trân trọng. Câu 3: (6 điểm) Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. ---------------------- Hết -------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 4 Môn Ngữ Văn 9 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (1 điểm) Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Câu 2: (3 điểm) Đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em thấy ba cô gái trong tổ trinh sát phá bom trên cao điểm có những nét chung và nét riêng nào đáng yêu, đáng trân trọng. Câu 3: (6 điểm) Phân tích khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. ---------------------- Hết -------------------- ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Ngữ Văn 9 Câu 1: (1 điểm) - Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 0,5 điểm - Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 0,5 điểm Câu 2: (3 điểm) Những nét chung - Họ cùng làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi những đợt bắn phá của địch, phá bom, mở đường cho xe ra chiến trường, đó là một công việc nguy hiểm ... 0,5 điểm - Cả ba người đều gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì cuộc chiến đấu chung 0,5 điểm - Họ đều trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên và thương yêu, đoàn kết với nhau. 0,5 điểm Những nét riêng. - Chị Thao (nhóm trưởng) rắn rỏi, từng trải, kiên quyết, hay chép bài hát 0,5điểm - Nho : vô tư, hồn nhiên, thích thêu thùa 0,5 điểm - Phương Định : Cô gái Hà Nội mơ mộng, thích hát, hóm hỉnh, có chút kiêu sa về nhan sắc của bản thân một cách kín đáo. 0,5 điểm Câu 3: (6 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, khổ thơ 1 Hoặc hình tượng Bác Hồ trong thơ ca -> giới thiệu bài thơ -> khổ 1 b. Thân bài: Cần nêu được một số ý (4 điểm) - Câu mở đầu mang tính thông báo, kể chuyện, phân tích từ “con ”. - Hình ảnh hàng tre: là hình ảnh thực, hàng tre được trồng ở hai bên lăng Bác. Hai câu sau hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ, một biểu tượng cho con người cho dân tộc Việt Nam bất khuất kiên cường. - Chú ý thành ngữ “Bão táp mưa sa”, cụm từ đứng thẳng hàng. c. Kết bài: (1điểm) - Khái quát lại giá trị của khổ thơ một. - Tình cảm của nhà thơ đối với Bác. Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_khao_sat_thang_4_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam_hoc.doc