Đề kiểm tra khảo sát tháng 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
Câu 1: (2 điểm) Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau:
a. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
b. Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh.
c. Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn.
d.Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được .
Câu 2: (2 điểm) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống (ăn, ở, việc làm) tác giả đã chứng minh qua các dẫn chứng nào.
Câu 3: (6 điểm)
“Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Do đó, con người cần bảo vệ rừng”
Em hãy chứng minh.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát tháng 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra khảo sát tháng 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 6 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau: a. Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước. b. Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoăt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồn huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ trên. Câu 3: (6 điểm) Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. ..Hết PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 6 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau: a. Trong gió trong mưa Ngọn đèn đứng gác Cho thắng lợi, nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước. b. Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoăt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồn huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ trên. Câu 3: (6 điểm) Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. ..Hết ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Ngữ Văn 6 Câu 1: (2 điểm) Các phép nhân hóa là a. Ngọn đèn đứng gác. 0,25 điểm nối theo nhau 0,25 điểm hành quân 0,25 điểm đi lên phía trước 0,25 điểm Tác dụng: Làm cho sự vật (ngọn đèn) mang những đặc điểm, tính chất giống như con người. 0,25 điểm b. cây mía múa gươm 0,25 điểm kiến hành quân 0,25 điểm Tác dụng: Làm cho sự vật sống động mang những đặc điểm tính chất giống như con người. 0,25 điểm Câu 2: (2 điểm) a. Những câu thơ trên trích trong bài thơ Lượm 0,25điểm Tác giả: Tố Hữu 0,25điểm b. Đặc sắc về nghệ thuật: - Sử dụng nhiều từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh 0,5điểm - Nghệ thuật so sánh như con chim chích. Nhảy trên đường vàng 0,5điểm - Nội dung: Đoạn thơ miêu tả hình ảnh chú bé Lượm – một em bé liên lạc nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn tinh nghịch và hồn nhiên vui tươi, yêu đời 0,5điểm Câu 3: (6 điểm) (SGK) * Mở bài : (1 điểm) - Giới thiệu cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi * Thân bài(4 điểm) - Tả cảnh ngôi ngôi trường theo trình tự . - Trước giờ ra chơi: cảnh ngôi trường yên tĩnh, chỉ nghe tiêng thầy cô giảng bài, các dãy lớp, không khí trong lành . - Trong giờ ra chơi: Có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến :HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ + Các bạn nam: chơi bóng chuyền, bắn bi, đá cầu + Các bạn nữ : chơi nhảy dây, kéo co, + Các bạn khác: tụ tập thành nhóm ngồi trong lớp hoặc đứng ở hành lang của trường nói chuyện + Kết hợp tả cảnh trời, mây, gió, cây cối - Sau giờ ra chơi: các bạn xếp thành hàng tập thể dục và chuẩn bị vào lớp. sân trương lại vắng lặng khi giờ ra chơi đã hết. * Kết bài (1 điểm) - Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với những giờ ra chơi - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 7 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau: a. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. b. Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh. c. Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn. d.Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được . Câu 2: (2 điểm) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống (ăn, ở, việc làm) tác giả đã chứng minh qua các dẫn chứng nào. Câu 3: (6 điểm) “Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Do đó, con người cần bảo vệ rừng” Em hãy chứng minh. ..Hết PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 7 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (2 điểm) Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau: a. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. b. Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh. c. Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn. d.Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được . Câu 2: (2 điểm) Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống (ăn, ở, việc làm) tác giả đã chứng minh qua các dẫn chứng nào. Câu 3: (6 điểm) “Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Do đó, con người cần bảo vệ rừng” Em hãy chứng minh. ..Hết ĐÁP ÁN Câu 1: (2 điểm) a. Trạng ngữ là trước mặt cô giáo 0,25 điểm Chỉ nơi chốn 0,25 điểm b. Trạng ngữ là nhờ sự giúp đỡ của anh 0,25 điểm Chỉ nguyên nhân 0,25 điểm c. Trạng ngữ là bằng chiếc xẻng nhỏ 0,25 điểm Chỉ phương tiện 0,25 điểm d. Trạng ngữ là vào đêm trước ngày khai trường của con 0,25 điểm Chỉ thời gian 0,25 điểm Câu 2: (2 điểm) Giản dị trong đời sống - Sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn 0,5 điểm Chỉ vài ba món đơn giản Lúc ăn không để rơi vãi Ăn xong, bát sạch sẽ, thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất - Nơi ở 0,5 điểm Cái nhà sàn chỉ vài ba phòng hòa cùng thiên nhiên - Việc làm 0,5 điểm Từ việc nhỏ đến việc lớn Bác ít cần đến người phục vụ - Giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp 0,5 điểm Câu 3: (6 điểm) a. Mở bài : (1 điểm) Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, vì vậy con người cần bảo vệ rừng. b. Thân bài : (4 điểm) * Những lợi ích, tài nguyên rừng mang lại cho con người. - Lâm sản: + Cung cấp hàng trăm loại gỗ quý hiếm trong xây dựng và chế tạo đồ dùng sinh hoạt. + Cho nhiều thảo mộc là những loại thuốc quý. + Cung cấp nhiều thực phẩm giá trị cho con người. - Môi sinh, môi trường + Giữ độ ẩm, tạo nguồn nước cho sông suối. + Tạo nguồn dưỡng khí cho con người. + Ngăn lũ, chống xói mòn đất đai. + Tạo cảnh quan, hệ sinh thái xanh – sạch – đẹp. * Con người cần bảo vệ rừng - Khai thác rừng có tổ chức, kế hoạch. + Phân loại rừng để có kế hoạch khai thác, khoanh vùng, bảo vệ. + Chống bọn lâm tặc khai thác, chặt phá rừng bừa bãi, vô kế hoạch. - Chống đốt phá rừng tùy tiện. + Phòng chống cháy rừng, tránh không để hỏa hoạn gây thiệt hại lớn. + Chống nạn phá rừng làm mất nguồn nước gây hạn hán. - Trồng cây gây rừng. c. Kết bài : (1 điểm) - Rừng là kho tài nguyên vô giá. - Bảo vệ, chăm sóc rừng là ý thức, là trách nhiệm của tất cả mọi người. - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 8 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (1 điểm) Đọc đoạn trích sau: Tôi bật cười bảo lão: - Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? Không ông giáo ạ! Ăn nữa hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Tìm câu phủ định có trong đoạn trích. Câu phủ định đó dùng để làm gì? Câu 2: (3 điểm). Cho hai câu thơ sau. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt ? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ trên. Câu 3: (6 điểm) Một số bạn lớp em lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 8 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (1 điểm) Đọc đoạn trích sau: Tôi bật cười bảo lão: - Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? Không ông giáo ạ! Ăn nữa hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu ? Tìm câu phủ định có trong đoạn trích. Câu phủ định đó dùng để làm gì? Câu 2: (3 điểm). Cho hai câu thơ sau. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt ? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ trên. Câu 3: (6 điểm) Một số bạn lớp em lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Ngữ Văn 8 Câu 1 (1 điểm) a. Câu phủ định là : Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ. (0,25 điểm) Không ông giáo ạ (0,25 điểm) b. C©u phủ định dùng để . Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ. Phủ định miêu tả (0,25 điểm) Không ông giáo ạ Phủ định bác bỏ (0,25 điểm) Câu 2: (3 điểm) - Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có điều đặc biệt là Bác đang ở trong ngục tù (0,5 điểm) - Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hai câu thơ trên : Nghệ thuật nhân hóa (0,5 điểm) Phân tích cách sử dụng động từ ngắm ... (0,5 điểm) - Nội dung : Vầng trăng đã vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. Cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Đặc biệt với Bác Hồ trăng hết sức gắn bó thân thiết trở thành tri âm tri kỷ từ lâu (1 điểm) - Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ ấy. Song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau (0,5 điểm) - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh Câu 3: (6 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) - Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của một con người. - Dẫn câu nói của người xưa. b. Thân bài: (4 điểm) - Giải thích thế nào là học : học để tiếp thu tri thức ... - Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, phục vụ công việc đạt kết quả cao. - Giải thích vì sao nếu trẻ mà không học thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. - Không học hành đến nơi đến chốn thì không đủ kiến thức bước vào đời. - Trình độ học vấn thấp thì kết quả làm việc sẽ không cao ... - Trong thời đại khoa học phát triển như hiện nay nếu không học sẽ không đáp ứng nhu cầu của xã hội ... c. Kết bài: (1 điểm) - Khảng định lại giá trị của việc học tập. - Liên hệ bản thân. GV linh hoạt cho điểm PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 9 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (3 điểm) Cho hai câu thơ sau: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi a. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? b. Suy nghĩ của em về hai câu thơ trên. Câu 2: (1 điểm) Xác định các thành phần biệt lập có trong những câu sau đây: Cậu có nhớ bố không hả cậu Vàng ? Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì. Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ ! Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày – cốt để cho người khác để ý. Câu 3: (6 điểm) Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 3 Môn Văn 9 (Năm học 2012-2013) Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Câu 1: (3 điểm) Cho hai câu thơ sau: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi a. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? b. Suy nghĩ của em về hai câu thơ trên. Câu 2: (1 điểm) Xác định các thành phần biệt lập có trong những câu sau đây: Cậu có nhớ bố không hả cậu Vàng ? Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì. Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ ! Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày – cốt để cho người khác để ý. Câu 3: (6 điểm) Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Ngữ Văn 9 Câu 1: (3 điểm) a. Hai câu thơ trên trích trong bài thơ: Sang thu, Tác giả Hữu Thỉnh (0,5điểm) b. Hai câu thơ gợi ra những suy nghĩ sau: - Tả thực hiện tượng sấm mùa thu đã ít đi và không còn dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn. (1điểm) - Hình ảnh có tính ẩn dụ : Sang thu tương ứng với lứa tuổi đã quá nửa đời người, nên con người cũng như hàng cây đứng tuổi đã từng trải hơn và có những suy ngẫm về cuộc đời. (0,75 điểm) - Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường ngoài cuộc đời, đã bớt gây ảnh hưởng và không còn xa lạ, gây chấn động với những người lớn tuổi (0,75 điểm) - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh Câu 2: (1 điểm) Các thành phần biệt lập là a. hả cậu Vàng: thành phần gọi đáp 0,25 điểm b. Ôi chao: thành phần cảm thán. 0,25 điểm c. cụ ạ : thành phần gọi đáp 0,25 điểm d. cốt để cho người khác để ý.: thành phần phụ chú 0,25 điểm Câu 3: (6 điểm): Cần đảm bảo được các ý theo dàn bài sau: A – Mở bài : (1 điểm): - Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. B – Thân bài : ( 4 điểm) Triển khai các nhân định về tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. - Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện: + Chi tiết đi tản cư nhớ làng. + Theo dõi tin tức kháng chiến. + Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây. + Niềm vui khi nghe tin đồn được cải chính. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Chọn tình huống tin đồn thiết thiệt để thể hiện nhân vật. C – Kết bài : (1 điểm) - Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. - Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_khao_sat_thang_3_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2012.doc