Đề kiểm tra khảo sát tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Câu 1: (1,5 điểm) (SGK)

Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Không ngủ được

Một canh  … hai canh … lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt.

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Câu 2: (1,5 điểm) (SGK)

Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì?

Câu 3: (7 điểm) (SGK)

Em hãy kể về người bà của em.

doc 10 trang Huy Khiêm 25/11/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra khảo sát tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Đề kiểm tra khảo sát tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 6 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1,5 điểm) (SGK)
Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được
Một canh  hai canh  lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt.
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Câu 2: (1,5 điểm) (SGK)
Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì?
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Em hãy kể về người bà của em.
..................................................Hết....................................................
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 6 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1,5 điểm) (SGK)
Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được
Một canh  hai canh  lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt.
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Câu 2: (1,5 điểm) (SGK)
Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì?
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Em hãy kể về người bà của em.
..................................................Hết....................................................
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 7 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1 điểm) (SNC)
Em hãy giải nghĩa các thành ngữ sau:
a. Năm châu bốn biển.
b. Mẹ tròn con vuông
c. Khẩu Phật tâm xà.
d. Tai bay vạ gió.
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
Chép theo trí nhớ bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.
Nêu ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Cảm nghĩ về người mẹ của em.
..................................................Hết....................................................
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 7 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1 điểm) (SNC)
Em hãy giải nghĩa các thành ngữ sau:
a. Năm châu bốn biển.
b. Mẹ tròn con vuông
c. Khẩu Phật tâm xà.
d. Tai bay vạ gió.
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
Chép theo trí nhớ bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.
Nêu ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Cảm nghĩ về người mẹ của em.
..................................................Hết....................................................
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 8 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1 điểm) (SGK)
Cho đoạn trích sau:
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.(1) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.(2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.(3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.(4) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.(5)
a. Tìm câu ghép trong đoạn trích trên.
b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép.
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
Theo em vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
..................................................Hết....................................................
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 8 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1 điểm) (SGK)
Cho đoạn trích sau:
Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.(1) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.(2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.(3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.(4) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.(5)
a. Tìm câu ghép trong đoạn trích trên.
b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép.
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
Theo em vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
..................................................Hết....................................................
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 9 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1 điểm) (SNC)
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó.
Áo nâu liền với áo xanh,
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
 (Tố Hữu)
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
Vì sao nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân lại vô cùng đau khổ khi nghe tin làng mình theo giặc.
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
..................................................Hết....................................................	
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 11
Môn Ngữ Văn 9 (Năm học 2012-2013)
Thời gian 60 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1 điểm) (SNC)
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó.
Áo nâu liền với áo xanh,
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
 (Tố Hữu)
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
Vì sao nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân lại vô cùng đau khổ khi nghe tin làng mình theo giặc.
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
..................................................Hết...................................................
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Ngữ Văn 6
Câu 1: (1,5 điểm) (SGK)
+ Số từ trong bài thơ là:
- Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh: Số từ chỉ số lượng (1 điểm)
- Canh bốn, canh năm: Số từ chỉ thứ tự (0,5 điểm)
Học sinh xác định đúng mỗi số từ được 0,25 điểm 
Câu 2: (1,5 điểm) (SGK)
+ Định nghĩa truyện ngụ ngôn. (0,5 điểm)
- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
+ Bài học của truyện Ếch ngồi đáy giếng .
- Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kể hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang. (0,5 điểm)
- Truyện khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. (0,5 điểm)
Câu 3: (7 điểm)
a. Mở bài:
	Giới thiệu chung về người bà của em.
b. Thân bài.
	Ý thích của bà em.
Bà thích nấu cơm, dọn dẹp nhà của.
Bà thích trồng rau, chăm sóc vườn rau ...
Bà yêu các cháu.
Chăm sóc việc học của cháu
Kể chuyện cho các cháu nghe
Bà chăm lo sự bình yên cho gia đình.
c. Kết bài:
	Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với bà.
Biểu điểm:
- Điểm 6-7 : Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, vận dụng được kĩ năng về văn tự sự; có thể sai từ 1 đến 2 lỗi cho mỗi loại
- Điểm 4-5 : Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức,vận dụng các kĩ năng văn tự sự nhưng ở mức độ chưa cao, sai từ 3 đến 5 lỗi cho mỗi loại 
- Điểm: 2-3 : Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, vận dụng các kĩ năng văn tự sự nhưng ở mức độ trung bình, sai từ 6-9 lỗi mỗi loại. 
- Điểm 0 -1 : Bài viết 1 đoạn ngắn, sơ sài, thiếu ý, không rõ nghĩa, sai chính tả và ngữ pháp nhiều, lạc đề, bỏ giấy trắng.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt sáng tạo của học sinh !
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 
Ngữ Văn 7
Câu 1: (1 điểm)
Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ được: (0,25 điểm)
a. Năm châu lục và bốn đại dương.
b. Sự bình an (hoặc an toàn) khi sinh nở.
c. Khẩu: miệng; Phật: ông Phật; Tâm: tấm lòng; Xà: rắn
Chỉ những người miệng nói từ bi thương người mà lòng thì nham hiểm, độc ác.
d. Chỉ tai họa bất ngờ, không biết trước.
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
- Chép chính xác bài thơ được (1 điểm). 
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Viết sai mỗi lỗi trừ 0,1 điểm.
+ Nêu ngắn gọn giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ (1 điểm).
- Giá trị nội dung 0,5 điểm
Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.
- Giá trị nghệ thuật 0,5 điểm
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Trong bài sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có mầu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
Câu 3: (7 điểm) (SGK)
a. Mở bài : 
Giới thiệu mẹ - người mà em yêu thương nhất.
b. Thân bài :
- Những đặc điểm về ngoại hình của mẹ gợi nhiều cảm xúc.
Dáng người, đôi mắt, nụ cười ...
Đôi bàn tay chai sần vì phải làm việc vất vả. 
- Những việc làm của mẹ nhất là dành cho em
Làm việc vất vả để em có miếng cơm ngon, chiếc áo đẹp.
Mẹ thường thủ thỉ tâm sự, chỉ vẽ cho em những điều hay lẽ phải.
- Ước mong của em
Mẹ khỏe mạnh, sống lâu
Mong mình lớn nhanh để có thể giúp mẹ, đỡ đần cho mẹ.
c. Kết bài : Mẹ là người tuyệt với nhất, em yêu mẹ nhất trên đời.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
Biểu điểm:
- Điểm 6-7 : Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, vận dụng được kĩ năng về văn biểu cảm; có thể sai từ 1 đến 2 lỗi cho mỗi loại
- Điểm 4-5 : Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, vận dụng các kĩ năng văn biểu cảm nhưng ở mức độ chưa cao, sai từ 3 đến 5 lỗi cho mỗi loại 
- Điểm: 2-3 : Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức, vận dụng các kĩ năng văn biểu cảm nhưng ở mức độ trung bình, sai từ 6-9 lỗi mỗi loại. 
- Điểm 0 -1 : Bài viết 1 đoạn ngắn, sơ sài, thiếu ý, không rõ nghĩa, sai chính tả và ngữ pháp nhiều, lạc đề, bỏ giấy trắng.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Ngữ Văn 8
Câu 1 (1 điểm): 
a. Đoạn trích trên có 4 câu ghép là các câu 2,3,4,5
b. Quan hệ giữa các vế câu ở cả 4 câu ghép đều là quan hệ điều kiện vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
Câu 2 (2 điểm)
	Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người ở những phương diện (Chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục ) và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu ). Nhất là đối với các nước còn nghèo nàn, lạc hậu. Vì nghèo nàn, lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục. Giáo dục không phát triển lại tạo nên nghèo nàn, lạc hậu.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
Câu 3 (7 điểm)
1. Dàn ý
a- Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam. 
b - Thân bài: 
 - Hình dáng chiếc nón: hình chóp 
 - Các nguyên liệu làm nón: 
 + Mo nang làm cốt nón 
 + Lá cọ để lợp nón 
 + Nứa rừng làm vòng nón 
 + Dây cước, sợi guột để khâu nón 
 + Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí. 
 - Quy trình làm nón: 
 + Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng 
 + Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều 
 + Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh. 
 - Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông -Hà Tây 
 - Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ . Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam 
c - Kết bài: 
Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam 
2 . BiÓu ®iÓm:
- §iÓm (6 - 7): §¸p øng c¸c yªu cÇu ë trªn, ng­êi viÕt tá ra hiÓu thùc sù vÒ chiếc nón lá, diÔn ®¹t tr«i ch¶y, m¹ch l¹c.
- §iÓm : (4 - 5): ®· thÓ hiÖn râ hiÓu biÕt cña m×nh vÒ chiếc nón lá song cßn m¾c mét sè lçi diÔn ®¹t.
- §iÓm : (2 – 3): Còng ®· ®¸p øng ®­îc yªu cÇu trªn nhưng ý tõ lén xén, ch÷ viÕt cßn xÊu, cÈu th¶, thiÕu 1 sè ý
- §iÓm (0 - 1) : Néi dung s¬ sµi , tr×nh bµy lén xén, diÔn ®¹t kh«ng râ ý ch÷ viÕt cÈu th¶, xÊu, sai chÝnh t¶ nhiÒu. 
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt sáng tạo của học sinh !
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Ngữ Văn 9
Câu 1: (1 điểm)
+ Biện pháp tu từ: hoán dụ (0,25 điểm)
+ Ý nghĩa của các hoán dụ;
- Áo nâu: chỉ người nông dân (0,25 điểm)
- Áo xanh: Chỉ người công nhân (0,25 điểm)
- Nông thôn, thị thành: Những con người sống ở nông thôn và thành thị (phố) (0,25 điểm) 
Câu 2(2điểm )
Ông Hai khi nghe tin làng mình theo Việt gian (giặc) thì vô cùng đau khổ. Bởi vì ông Hai là người rất yêu làng, rất tự hào và hay khoe về làng mình. (0,5 điểm)
Trước đây ông khoe làng giầu có, có cái sinh phần to nhất vùng  (0,5 điểm)
Bây giờ giác ngộ, ông khoe làng ông có tinh thần kháng chiến. Ông bắt buộc phải tản cư rời làng. Nhưng ông đi tản cư cũng là tham gia kháng chiến. Ông muốn nghe thấy người ta khen làng ông có tinh thần kháng chiến cao, không ngờ lại nghe tin đồn làng theo Việt gian. Điều đó làm ông vô cùng đau khổ. Khi một người rất yêu làng, tự hào về làng lại nhận được một tin thất thiệt như thế thì việc đau khổ, xấu hổ là tất yếu . (1 điểm)
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt sáng tạo của học sinh !
Câu 3 (7 điểm)
Nội dung chính là kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thày cô giáo cũ. Đó là kỉ niệm gì, xảy ra vào thời điểm nào, câu chuyện diến ra như thế nào, đáng nhớ ở chỗ nào
Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết về tình thày trò. 
Hình thức: bài viết đảm bảo bố cục 3 phần, diễn đạt rõ ràng. Bài viết đảm bảo đúng kiểu bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 
Biểu điểm:
- Điểm 6-7: 
 - Bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, xác định rõ yêu cầu của đề bài.
 - Ngôn ngữ trong sáng rành mạch, câu văn giàu hình ảnh, Bài viết đảm bảo đúng kiểu bài tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Ngôn ngữ kể linh hoạt, có sáng tạo khi làm bài. 
 - Điểm 4-5:
 - Bố cục rõ ràng, xác định được yêu cầu của đề bài. 
 - Đôi chỗ còn dùng từ chưa chính xác, chưa lưu loát. 
 - Đã biết có yếu tố tự sự đan xen miêu tả nội tâm nhưng chưa thật sáng tạo. 
 - Điểm 2-3:
 - Diễn đạt chưa thật rõ ràng. 
 - Bố cục không rõ ràng. 
 - Điểm 0- 1:
 - Không đạt các yêu cầu của đề bài. Diễn đạt lủng củng, bài làm bố cục không rõ ràng.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt sáng tạo của học sinh !

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_thang_11_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam_ho.doc