Đề kiểm tra khảo sát tháng 1 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm) 

Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:

 a. Trong gió trong mưa

Ngọn đèn đứng gác

Cho thắng lợi, nối theo nhau

Đang hành quân đi lên phía trước.

 

 b. Muôn nghìn cây mía

           Múa gươm

           Kiến

           Hành quân

           Đầy đường

Câu 2: (2 điểm) 

Chép thuộc lòng theo trí nhớ 3 khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.

Câu 3: (6 điểm) 

Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.

doc 9 trang Huy Khiêm 25/11/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát tháng 1 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra khảo sát tháng 1 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)

Đề kiểm tra khảo sát tháng 1 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 6 (Năm học 2013-2014)
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm) 
Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
 a. Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
 b. Muôn nghìn cây mía
 Múa gươm
 Kiến
 Hành quân
 Đầy đường
Câu 2: (2 điểm) 
Chép thuộc lòng theo trí nhớ 3 khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
Câu 3: (6 điểm) 
Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
..Hết..
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 6 (Năm học 2013-2014)
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm) 
Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
a. Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
 b. Muôn nghìn cây mía
 Múa gươm
 Kiến
 Hành quân
 Đầy đường
Câu 2: (2 điểm) 
Chép thuộc lòng theo trí nhớ 3 khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ.
Câu 3: (6 điểm) 
Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
..Hết..
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Ngữ Văn 6
Câu 1: (2 điểm) 
Các phép nhân hóa là 
 a. Ngọn đèn đứng gác.
0,25 điểm
 nối theo nhau
0,25 điểm
 hành quân
0,25 điểm
 đi lên phía trước
0,25 điểm
Tác dụng: Làm cho sự vật (ngọn đèn) mang những đặc điểm, tính chất giống như con người.
0,25 điểm
 b. cây mía múa gươm
0,25 điểm
 kiến hành quân
0,25 điểm
Tác dụng: Làm cho sự vật sống động mang những đặc điểm tính chất giống như con người.
0,25 điểm
Câu 2: (2 điểm) 
Chép thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. được
Sai một lỗi trừ 0,1 điểm
2 điểm
Ba khổ đầu là:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Câu 3: (6 điểm) 
* Mở bài : (1 điểm) 
- Giới thiệu cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi
* Thân bài(4 điểm) 
- Tả cảnh ngôi trường theo trình tự . 
- Trước giờ ra chơi: cảnh ngôi trường yên tĩnh, chỉ nghe tiêng thầy cô giảng bài, các dãy lớp, không khí trong lành . 
- Trong giờ ra chơi: Có tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến: HS ùa ra như đàn ong vỡ tổ
 + Các bạn nam: chơi bóng chuyền, bắn bi, đá cầu
 + Các bạn nữ : chơi nhảy dây, kéo co, 
 + Các bạn khác: tụ tập thành nhóm ngồi trong lớp hoặc đứng ở hành lang của trường nói chuyện
+ Kết hợp tả cảnh trời, mây, gió, cây cối 
- Sau giờ ra chơi: các bạn xếp thành hàng tập thể dục và chuẩn bị vào lớp. Sân trường lại vắng lặng khi giờ ra chơi đã hết. 
* Kết bài (1 điểm) 
- Cảm xúc và suy nghĩ của em đối với những giờ ra chơi 
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 7 (Năm học 2013-2014 )
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm) 
Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau:
a. Nhà bên cây cối trong vườn trĩu quả.
b. Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn.
c. Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn.
d. Ngày mai lớp tôi đi lao động.
Câu 2: (2 điểm) 
Đọc văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả Hồ Chí Minh em thấy bài văn nghị luận về vấn đề gì. Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Câu 3: (6 điểm) 
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
..Hết..
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 7 (Năm học 2013-2014)
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm) 
Tìm và xác định ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau:
a. Nhà bên cây cối trong vườn trĩu quả.
b. Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức ăn.
c. Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn.
d. Ngày mai lớp tôi đi lao động.
Câu 2: (2 điểm)
Đọc văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của tác giả Hồ Chí Minh em thấy bài văn nghị luận về vấn đề gì. Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Câu 3: (6 điểm) 
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
..Hết..
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - Ngữ Văn 7
Câu 1: (2 điểm)
a. Trạng ngữ là nhà bên
0,25 điểm
 Chỉ nơi chốn
0,25 điểm
b. Bởi ngộ độc thức ăn
0,25 điểm
 Chỉ nguyên nhân
0,25 điểm
c. Bằng chiếc xẻng nhỏ
0,25 điểm
 Chỉ phương tiện
0,25 điểm
d. Ngày mai
0,25 điểm
 Chỉ thời gian
0,25 điểm
Câu 2: (2 điểm)
 Bài văn nghị luận về vấn đề lòng yêu nước
1 điểm
 Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta ”
1 điểm
Câu 3: (6 điểm) 
a. Mở bài : (1 điểm)
 (Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý).
b. Thân bài : (4 điểm)
(Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh). 
- Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc... Chung quanh ta là cơ sở hạ tầng: cầu cống, mương rạch, sông ngòi, đường xá...
 Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con mương nước đọng đen ngòm ? Rác đầy đường ? Mùi hôi thối xông lên... Bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt... Tất cả là do con người không có ý thức giữ gìn sạch đẹp môi trường trong.thực tế 
-Dẫn chứng thực tế: Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm: 
+Mưa xuống đường ngập nước vì cống rãnh bị tắc. 
+Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da.
+Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch...
+Những chỗ nước đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết.
c. Kết bài : (1 điểm)
 (Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ).
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 8 (Năm học 2013-2014)
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm) 
Em hãy đặt các câu trần thuật dùng để: hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng.
Câu 2: (2 điểm) 
Chép thuộc lòng theo trí nhớ phần dịch thơ bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt ?
Câu 3: (6 điểm) 
	Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em yêu thích.
..Hết..
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 8 (Năm học 2013-2014)
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm) 
Em hãy đặt các câu trần thuật dùng để: hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng.
Câu 2: (2 điểm) 
Chép thuộc lòng theo trí nhớ phần dịch thơ bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt ?
Câu 3: (6 điểm) 
	Thuyết minh về một giống vật nuôi mà em yêu thích.
..Hết..
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - Ngữ Văn 8
Câu 1: (2 điểm)
Có thể đặt các câu trần thuật như sau :
Ngày mai, tôi sẽ đến thăm bạn (hứa hẹn)
0,5 điểm
Tôi thành thật xin lỗi bạn (xin lỗi)
0,5 điểm
Con xin cảm ơn bố mẹ (cảm ơn)
0,5 điểm
Mình chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật (chúc mừng)
0,5 điểm
Câu 2: (2 điểm) (SGK)
Chép thuộc lòng bài thơ
Sai một lỗi trừ 0,1 điểm
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
1 điểm
- Hoàn cảnh ngắm trăng:
0,5 điểm
 Người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái
- Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: Trong ngục tù 
0,5 điểm
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
Câu 3: (6 điểm) 
a. Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu chung về con vật nuôi trong gia đình. Con vật đó đã gắn bó thân thiết với em như thế nào.
b. Thân bài: (4 điểm)
	- Giới thiệu về nguồn gốc của con vật: gia đình em nuôi nó từ bao giờ 
- Giới thiệu về hình dáng của con vật.
	- Con vật lớn cỡ nào ? Hình dáng nó ra sao. Lông mầu gì.
	- Các bộ phận của con vật ra sao ? Tập trung tả giới thiệu một vài bộ phận tiêu biểu của con vật.
	- Giới thiệu về đặc tính của con vật: Vi dụ mèo thích leo trèo, bắt chuột giỏi. Chó biêt giữ nhà cho chủ. Gà trống sáng dạy sớm đánh thức mọi người 
	 - Cách chăm sóc con vật ra sao.
	- Tình cảm của mọi người với con vật nuôi đó.
c. Kết bài : (1 điểm)
	- Khẳng định lại giá trị của con vật nuôi.
	- Cảm nghĩ của em với con vật nuôi đó.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 9 (Năm học 2013-2014)
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm)
 Xác định các thành phần biệt lập có trong những câu sau đây:
a. Cậu có nhớ bố không hả cậu Vàng ? 
b. Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.
c. Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ !
d. Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày – cốt để cho người khác để ý. 
Câu 2: (2 điểm)
	Chép lại theo trí nhớ hai khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Em có nhận xét gì về ước nguyện của tác giả. 
Câu 3: (6 điểm)
Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
..Hết..
 PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS THÁI HÒA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THÁNG 1
Môn Ngữ Văn 9 (Năm học 2013-2014)
Thời gian 75 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (2 điểm)
 Xác định các thành phần biệt lập có trong những câu sau đây:
a. Cậu có nhớ bố không hả cậu Vàng ? 
b. Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.
c. Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ !
d. Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày – cốt để cho người khác để ý. 
Câu 2: (2 điểm)
	Chép lại theo trí nhớ hai khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Em có nhận xét gì về ước nguyện của tác giả. 
Câu 3: (6 điểm)
Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
..Hết..
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - Ngữ Văn 9
Câu 1: (2 điểm) 
Các thành phần biệt lập là
a. hả cậu Vàng: thành phần gọi đáp 
0,5 điểm
b. Ôi chao: thành phần cảm thán.
0,5 điểm
c. cụ ạ : thành phần gọi đáp
0,5 điểm
d. cốt để cho người khác để ý.: thành phần phụ chú
0,5 điểm
Nếu học sinh không tìm được từ ngữ chỉ xác định được đúng thành phần cho 0,25 điểm
Câu 2: (2 điểm) 
Chép thuộc lòng hai khổ thơ
Sai một lỗi trừ 0,1điểm
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
1 điểm
- Nhận xét: ước nguyện cống hiến của Thanh Hải thật đẹp nhưng đẹp hơn cả là ước nguyện ấy không tính bằng năm tháng mà bằng cả cuộc đời. Nhà thơ đã khẳng định cống hiến cho cuộc đời không kể gì tuổi tác. Mỗi người, mỗi lứa tuổi đều góp sức mình đưa đất nước đi lên. Trong thực tế nhà thơ đã sống đẹp, đã cống hiến không mệt mỏi suốt cuộc đời cho đất nước cho đến giây phút cuối cùng.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh
1 điểm
Câu 3: (6 điểm) 
1. Mở bài : (1 điểm)
Giới thiệu nhân vật ông Hai tiêu biểu cho những chuyển biến mới trong tình cảm của ngời nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 
2. Thân bài : (4 điểm)
a) Tình yêu làng:
 - Khoe về làng: + Chưa có cách mạng: khoe sự giàu có.
	 + Giác ngộ cách mạng: khoe tinh thần kháng chiến ->yêu làng, yêu nước 
b)Tình yêu nước.
 - Yêu làng nhưng phải tản cư ->nghe ngóng tin tức thời sự.
 - Khi tản cư: Nghe tin làng theo giặc ->Thái độ, phản ứng tình yêu làng mâu thuẫn với tình yêu nước ->Yêu kháng chiến, lãnh tụ.
 - Nghe tin cải chính: Tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, hi sinh vật chất cá nhân.
c)Những người nông dân trong “Làng”: yêu nước, căm thù giặc.
d) So sánh với chị Dậu, lão Hạc:
 - Bế tắc (Lão Hạc) ->tự phát (Chị Dậu) ->Tự giác (Ông Hai).
 - Đó là sự chuyển biến lớn, không chỉ dừng lại ở việc đấu tranh cho hạnh phúc riêng mình, gia đình ->Đấu tranh cho xã hội.
3. Kết bài : (1 điểm)
 Khái quát lại về nhân vật ông Hai. Đó là lực lượng đông đảo của cách mạng, là nhân tố góp phần cho cách mạng thắng lợi.
- Giáo viên cho điểm linh hoạt tùy theo sự diễn đạt của học sinh

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_thang_1_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam_hoc.doc