Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm)

1. Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ. 

2. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm sau:

           - Lom khom dưới núi tiều vài chú

              Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

                                                   (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

           - Đầu lòng hai ả tố nga

             Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Câu 2 (3 điểm)        

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:  

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc, ấm no”                                                                         

                                                                                   (Nguồn Internet)

1. Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II ? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó ?

2. Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ ? 

doc 3 trang Huy Khiêm 21/10/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2 điểm)
1. Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ. 
2. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm sau:
 	 - Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
	 (Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
 - Đầu lòng hai ả tố nga
 Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Câu 2 (3 điểm) 
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc, ấm no” 
 (Nguồn Internet)
1. Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II ? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó ?
2. Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ ? 
3. Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày phẩm chất của tác giả.
Câu 3 (5 điểm)
Dựa vào các bài ''Chiếu dời đô'' và ''Hịch tướng sĩ'', hãy chứng minh rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:.
Chữ kí giám thị 1:  ..Chữ kí giám thị 2:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(2 đ)
a. 
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết với các câu khác trong văn bản 
- Trật tự từ đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
1,0 (mỗi ý 0,25)
b. 
Câu 1: Việc đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh sự vắng vẻ, hoang sơ của cảnh Đèo Ngang.
0,5
Câu 2: Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm
0,5
Câu 2
(3 đ)
a.
- Chiếu dời đô 
- Lí Công Uẩn
0,5
- Thời điểm ra đời: Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) 
0,5
b. 
0,5
- Tác phẩm Chiếu dời đô ra đời có ý nghĩa phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất 
- Đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh
0,5
c. Đoạn văn đạt được những yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, bố cục chặt chẽ, không sai sót về lỗi diễn đạt, chính tả.
- HS có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm) để thể hiện được những cảm nhận về những điểm nổi bật về tác giả- nhà vua Lí Công Uẩn: 
+ Là một người nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. 
+ Một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa rộng ...
+ Một người yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ...
+ Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng và dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã đưa đất nước ta phát triển lớn mạnh ...khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. 
1
Câu 3
(5 đ)
* Yêu cầu về kĩ năng: HS phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
0,5
*Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần lập luận (vai trò lãnh đạo của Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn)
b. Thân bài: Trình bày luận điểm và luận cứ.
* Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là hai vị anh hùng dân tộc. Cả hai ông đều là người tài giỏi, mưu lược.
- Lý Công Uẩn dời đô để phát triển đất nước lâu dài, phồn thịnh 
+ Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị.
+ Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
+ Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
+ Chiếu khẳng định thành Đại La xứng đáng là “ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, bởi vì:
Vị trí địa lí: ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông; “ được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “ lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”.
 Về địa thế: “ Rộng mà bằng”, “ đất đai cao mà thoáng”, tránh được cảnh ngập lụt.
 Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu, “ Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “ Muôn vật cũng rất mực phong phú tối tươi”.
+ Ông đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể để thuyết phục lòng người: như nhà Thương, nhà Chu; hai triều Đinh, Lê không theo dấu cũ nên triều đại không được lâu bền. Bằng nhãn quan tinh tường, Lí Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô để dân được cuộc sống yên ổn, thái bình 
+ Lời lẽ kết hợp hài hoà giữa lí và tình: sức thuyết phục qua dẫn chứng cụ thể, tình được thể hiện ở việc không tự quyết định mà hỏi han, bộc lộ nỗi lòng ''trẫm rất đau xót về việc đó'', ''Trẫm muốn dựa .. nghĩ thế nào ?''. áyiều đó cho tha Lí Công Uẩn thấu tình, đạt lí, yêu dân như con.
 * Trần Quốc Tuấn viết hịch kêu gọi tinh thần đấu tranh đánh giặc của quân sĩ tạo nên sức mạnh đánh thắng quân xâm lược vì dân, vì muốn đất nước được độc lập tự do, muốn nhân dân được no ấm.
+ Tố cáo tội ác ngang ngược của kẻ thù (Dẫn chứng) 
+ Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện:
+ Tác giả khơi dậy mối ân tình của mình với tướng sĩ (Dẫn chứng) 
+ Đau đớn đến thắt tim thắt ruột quên ăn, mất ngủ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc (Có dẫn chứng) 
+ Phê phán thái độ sai, hành động sai của các tì tướng (dẫn chứng)
+ Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần cảnh giác và quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù. 
 * Đánh giá: ''Chiếu dời đô'' và Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho tấm lòng cao cả, lớn lao của hai vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân với nước.
 c. Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề 
- Lòng tự hào và biết ơn các vị anh hùng dân tộc Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn
0,5
1,5
1,5
0,5
0,5

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_ph.doc