Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Hoán dụ là gì ? Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ ?

b) Tìm phép tu từ hoán dụ và chỉ ra kiểu hoán dụ trong đoạn thơ sau:

          Em đã sống bởi vì em thắng 

          Cả nước bên em quanh giường nệm trắng.

          Hát cho em nghe tiếng mẹ ngày xưa

          Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa.

                                                    (Tố Hữu)  

Câu 2 (3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"...Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng  tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín đến tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn..." 

                                                                                                   (Ngữ Văn 6 - tập 2)

 

         a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?

          b) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Ngôi kể trong đoạn là ngôi thứ mấy ? Ai là người kể chuyện ?

doc 3 trang Huy Khiêm 21/10/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Hoán dụ là gì ? Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ ?
b) Tìm phép tu từ hoán dụ và chỉ ra kiểu hoán dụ trong đoạn thơ sau:
	Em đã sống bởi vì em thắng 
	Cả nước bên em quanh giường nệm trắng. 
	Hát cho em nghe tiếng mẹ ngày xưa
	Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa.
 (Tố Hữu) 
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"...Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín đến tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn..." 
 (Ngữ Văn 6 - tập 2)
         a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ?
 	b) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Ngôi kể trong đoạn là ngôi thứ mấy ? Ai là người kể chuyện ? 
	c) Tìm câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh ? Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích ? Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?
Câu 3 (5,0 điểm) 
Trời đang oi nắng bỗng đổ trận mưa rào. Em hãy tả cảnh đó ở nơi em sống. 
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:...
Chữ kí giám thị 1:  .. Chữ kí giám thị 2:....
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2015 - 2016 
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) 
	- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó (0,25đ) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,25đ)
- Điểm giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ.
	Điểm giống: hoán dụ và ẩn dụ đều gọi tên sự vật, hiện tượng, này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. (0,5đ)
Điểm khác nhau
	- Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (0,25đ)
	- Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi) (0,25đ)
b) 
	- Phép tu từ hoán dụ trong đoạn thơ: "cả nước" (0,25đ)
	- Kiểu hoán dụ: lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng (0,25đ)
Câu 2 (3,0 điểm)
a) 
	- Đoạn văn trên trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên” (0,25đ)
	- Tác giả Tô Hoài ( 0,25đ)
b) 
	- Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả là chủ yếu. (0,5đ)
	- Ngôi kể trong đoạn văn là ngôi thứ nhất. (0,25đ)
 	- Người kể chuyện là Dế Mèn (0,25đ)
c) 
	- Câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. (0,5đ)
	- Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật sức sống mạnh mẽ của Dế Mèn 
(0,5đ)
	- Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, chất chứa sức sống mạnh mẽ của Dế Mèn. (0,5đ)
Câu 3 (5,0 điểm) 
* Yêu cầu về hình thức: (0,5đ)
	- Kiểu bài: Tả cảnh tiên nhiên
	- Đối tượng tả: Cảnh trận mưa rào ở quê em.
	- Biết kết hợp giữa miêu tả với các yếu tố tự sự và biểu cảm song không lạc sang kiểu bài tự sự.
	- Biết vận dụng các biện pháp tu từ đã học để làm nổi bật đối tượng miêu tả.
	- Văn trong sáng, diễn đạt phù hợp
	- Bố cụ đủ 3 phần: Mở bài - thân bài - kết bài.
* Yêu cầu về nội dung:
- HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:
a. Mở bài: (0,5đ)
Giới thiệu khung cảnh trước trận mưa: 
	- Trời nắng kéo dài
	- Không khí oi bức.
- Cây cối khô héo... 
b. Thân bài: (3,5đ)
	- Lúc sắp mưa: mây đen kéo đến, gió lốc nổi lên... người đi đường vội vã tìm chỗ trú... (0,5đ)
	- Lúc bắt đầu mưa: hạt mưa to và thưa... (1đ)
	- Lúc đang mưa: mưa như trút nước, sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng. (1đ)
	- Lúc mưa tạnh: hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn, cầu vồng hiện ra. 
Mọi người tiếp tục công việc của mình, chim chóc vui vẻ, cây cối xanh tươi... (1đ)
c. Kết bài: (0,5đ)
Nêu ích lợi của trận mưa: 
	- Bầu trời quang đãng, không khí mát mẻ.
	- Vạn vật và con người đều vui tươi, dễ chịu, xua đi cái nóng ngột ngạt của mùa hè.
- Cảm nghĩ của em.
* Biểu điểm: 
	- Điểm 5: Đạt nội dung, diễn đạt lưu loát, lời văn giàu hình ảnh, đan xen khéo léo các phương thức biểu đạt để làm nổi bật đối tượng miêu tả, tạo ấn tượng rõ nét về đối tượng miêu tả. Biết sử dụng nhần nhuyễn các cách trình bày, diễn đạt, kiểu câu, dấu câu...chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả.
	- Điểm 3- 4: Đạt các yêu cầu trên, viết văn tương đối lưu loát. Song còn một số lỗi nhỏ về các câu và chính tả hoặc diễn đạt.
	- Điểm 1-2 : Xác định chưa chính xác yêu cầu của đề bài, lạc sang kể và ít miêu tả.
	- Điểm 0: Bài viết lạc đề, không đúng kiểu bài hoặc bỏ giấy trắng.
	* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS vận dụng linh hoạt thang điểm trên để cho các điểm khác, có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
-------------------HẾT-------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2015_2016_ph.doc