Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là câu ghép ? Chỉ ra những quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép ?
b) Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu sau :
- Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thấy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
- Để môi trường được trong sạch thì chúng ta nên hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
Câu 2 (3,0 điểm)
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”
a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại của tác phẩm ấy.
b) Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào?
c) Qua tác phẩm vừa xác định ở câu a, em hiểu về cuộc đời và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ như thế nào? (Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) Thế nào là câu ghép ? Chỉ ra những quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép ? b) Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu sau : - Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thấy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. - Để môi trường được trong sạch thì chúng ta nên hạn chế sử dụng bao bì ni lông. Câu 2 (3,0 điểm) “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để lại tiền làm ma, bởi không muốn liên lụy hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại của tác phẩm ấy. b) Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào? c) Qua tác phẩm vừa xác định ở câu a, em hiểu về cuộc đời và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ như thế nào? (Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu) Câu 3 (5,0 điểm) Một nhà báo đã viết: “Đôi dép cao su đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng vì dân, vì nước của Bác Hồ. Ngày nay, đôi dép ấy đã trở thành kỉ vật thiêng liêng và vô giá của dân tộc ta". Em hãy thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh: Số báo danh: ..... Chữ kí giám thị 1: . Chữ kí giám thị 2.... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015– 2016 Môn: Ngữ Văn 8 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Phần Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) a * Khái niệm: câu ghép là câu có hai hay nhiều cụm c-v không bao chứa nhau. Mỗi cụm c-v được gọi là một vế câu. 0,5 * Mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế: - Quan hệ nguyên nhân - Quan hệ tiếp nối - Quan hệ điều kiện (giả thiết) - Quan hệ lựa chọn - Quan hệ tương phản - Quan hệ bổ sung - Quan hệ tăng tiến - Quan hệ giải thích - Quan hệ đồng thời Lưu ý: sai 3-5 mối quan hệ trừ 0,25 đ, sai từ 6 mối quan hệ ý nghĩa trở lên thì không cho điểm. 0,5 b - Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thấy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. -> Quan hệ đồng thời. 0,5 - Để môi trường được trong sạch thì chúng ta nên hạn chế sử dụng bao bì ni lông. -> Quan hệ mục đích. 0,5 Câu 2 (3điểm) a - Đoạn văn trích trong truyện ngắn “Lão Hạc” 0.5 - Tác giả: Nam Cao 0.5 - Thể loại: truyện ngắn 0.5 b - Đoạn văn là suy nghĩ của nhân vật ông giáo về lão Hạc. 0,5 c * Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ. 0,25 * Về nội dung: HS cần thể hiện được hai ý cơ bản sau: - Cuộc đời: Lão Hạc là đại diện tiêu biểu cho những người nông dân cơ cực, nghèo khổ, số phận đáng thương, tình cảnh bế tắc... 0,5 - Phẩm chất: Nhân hậu, giàu đức hi sinh, yêu thương con, giàu lòng tự trọng. 0,5 Câu 3 (5điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài: thuyết minh về một đồ vật - Đối tượng biểu cảm: thuyết minh về đôi dép lốp - Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần, bố cục mạch lạc. - Biết vận dụng các phương pháp thuyết minh và một số phương thức biểu đạt để làm nổi bật đặc điển của đối tượng thuyết minh. - Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp thông thường. - Trình bày sạch đẹp. 0,5 II.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: Giới thiệu về đôi dép lốp 0,5 b. Thân bài: - Giới thiệu về nguồn gốc, lịch sử ra đời + Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cách mạng nước ta gặp muôn vàn khó khăn, đôi dép đã được sáng tạo. + Sự tiện lợi của đôi dép lốp dẫn đến việc nó trở nên phổ biến tại Việt Nam trong cả 2 cuộc chiến tranh - Trình bày đặc điểm, cấu tạo + Đôi dép lốp có hình dáng giống những đôi dép bình thường. + Quai dép được làm từ săm (ruột) xe ôtô đã qua sử dụng. Hai quai trước bắt chéo nhau, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân, bề ngang mỗi quai khoảng 1,5cm. + Đế dép được làm từ lốp (vỏ) của xe ôtô hoặc được đúc bằng cao su. Đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua. + Dưới đế dép có những rãnh hình thoi để các chiến sĩ đi đường lầy lội cho đỡ trơn. - Trình bày ý nghĩa + Dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. + Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ + Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. + Một thời đôi dép lốp gắn liền với hình ảnh Bác Hồ, hình ảnh dân tộc - Cách sử dụng và bảo quản... + Dép lốp không chỉ rẻ, bền, dễ sử dụng mà còn rất dễ bảo quản: + Để dép lốp được bền thì các chiến sĩ ta không để chúng ở nơi có nhiệt độ cao. + Đi đường dính bùn đất về nên rửa sạch 3,5 c. Kết bài: Vị trí của đôi dép lốp trong đời sống hiện tại 0,5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_pho.doc