Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm).

a) Thế nào là cụm động từ? Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm động từ?

b) Tìm các cụm động từ  có trong câu văn sau:

 “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

                                                             (SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 32)

Câu 2 (3 điểm).

Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.”

                                                          (SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 102)

a) Câu văn trên thuộc văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại văn bản ấy? Kể tên các văn bản đã học cùng thể loại với văn bản trên ?

b) Văn bản trên cho ta bài học gì trong cuộc sống?

doc 3 trang Huy Khiêm 10/11/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm).
a) Thế nào là cụm động từ? Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm động từ?
b) Tìm các cụm động từ có trong câu văn sau:
 “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”
 (SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 32)
Câu 2 (3 điểm).
Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.”
 (SGK Ngữ Văn 6, tập 1, trang 102)
a) Câu văn trên thuộc văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại văn bản ấy? Kể tên các văn bản đã học cùng thể loại với văn bản trên ?
b) Văn bản trên cho ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 3 (5 điểm).
 Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một trong các con vật sau (chó, mèo, chuột, chim, ) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó em gặp những điều thú vị và rắc rối gì? Em mong chóng hết hạn để trở lại làm người như thế nào? Hãy kể lại câu chuyện đó.
 ------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh: Số báo danh: ....
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2.....
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN 6
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (2 điểm).
a) Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (0,25 điểm)
 Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. (0,25 điểm)
Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau. (0,5 điểm)
b) Các cụm động từ có trong câu văn: ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, dâng lên lưng đồi, nổi lềnh bềnh.
 (Xác định đúng mỗi cụm động từ được 0,25 điểm)
Câu 2 (3 điểm).
a) Câu văn trên thuộc văn bản Thày bói xem voi. (0,25 điểm)
Văn bản đó thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. (0,5 điểm)
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người (0,5 điểm). Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống (0,5 điểm)
Các văn bản đã học cùng thể loại truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (0,5 điểm) (Kể tên chính xác một văn bản được 0,25 điểm)
b) Văn bản trên cho ta bài học quý báu trong cuộc sống:
- Muốn kết luận đúng về sự vật, phải xem xét nó một cách toàn diện. Vì sự vật hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. (0,5 điểm)
- Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét. (0,25 điểm)
Câu 3 (5 điểm).
a) Yêu cầu về kĩ năng:
 - Thể loại: văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng)
 - Bố cục rõ ràng. Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
 - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt. Chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
 - Ngôi kể: thứ nhất, xưng “tôi” (nhập vai vào một con vật nào đó)
 - Vận dụng tốt kĩ năng làm văn tự sự. 
b) Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể kể theo nhiều cách song cần đảm bảo được các sự việc chính sau: 
Mở bài
 - Nguyên nhân mắc lỗi và bị biến thành con vật nào? 
Thân bài:
 - Lúc bị biến thành con vật, cảm giác của em.
 - Kể những điều thú vị và rắc rối mà em gặp phải trong ba ngày biến thành con vật.
 - Nguyên nhân lí do làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.
Kết bài: 
- Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành con vật.
 - Lời hứa.
Biểu điểm: 	
+ Mức 4 -> 5 điểm: Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; biết kể một cách sáng tạo, biết lồng cảm xúc của mình vào hoàn cảnh câu chuyện, diễn đạt trôi chảy mạch lạc lời kể sinh động, trình bày sạch đẹp, có thể còn một vài lỗi nhỏ. 
+ Mức 3 -> dưới 4: Làm đúng kiểu bài, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên, bố cục rõ ràng. Có sáng tạo trong cách kể, văn viết trôi chảy, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả, dùng từ 
+ Mức 2 -> dưới 3 điểm : Đạt được quá nửa các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng, nhưng còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả; còn thiếu một vài ý.
+ Mức 1 -> dưới 2: Làm đúng kiểu bài, nhưng mắc nhiều lỗi diễn đạt lủng củng, lỗi chính tả; hoặc viết quá ngắn, quá sơ sài, hoặc chưa biết tưởng tượng. 
+ Mức 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng 
 (Giám khảo cần căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2015_2016_pho.doc