Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm).

a. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?

b. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” có ý nghĩa gì?

 

Câu 2 (3 điểm).

          Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

          Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

a. Tìm các cụm động từ trong câu văn trên?

b. Phần phụ sau của các cụm động từ em tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm?

 

doc 3 trang Huy Khiêm 10/11/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm).
a. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?
b. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” có ý nghĩa gì?
Câu 2 (3 điểm).
	Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
 	Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
a. Tìm các cụm động từ trong câu văn trên?
b. Phần phụ sau của các cụm động từ em tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm?
Câu 3 (5 điểm).
Kể lại một lần sinh nhật ấn tượng nhất của em. 
------------------Hết-------------------
Họ và tên thí sinh: ....................................................... Giám thị số 1:.......................... Số báo danh.................................................................. Giám thị số 2: ..........................
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2013-2014
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1
2 điểm
a. HS nêu được: Truyện “ Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện ngụ ngôn 
Đặc điểm của truyện ngụ ngôn:
- Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
- Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, hoặc về chính con người để nói bóng nói gió, kín đáo chuyện con người.
- Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
0,5điểm
0,25điểm
0,25điểm
 0,25điểm
b.HS nêu ý nghĩa của truyện “ Ếch ngồi đáy giếng”: 
- Tác giả dân gian mượn câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ của chú ếch
- Câu chuyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
0,25điểm
0,5điểm
Câu 2 
3 điểm
a.HS tìm được đúng ba cụm động từ:
- mặc cái áo mới này
- chẳng thấy con lợn nào 
- chạy qua đây 
b. HS nêu đúng ý nghĩa của các phần phụ sau của các cụm động từ vừa tìm được: 
- cái áo mới này: Bổ sung ý nghĩa về đối tượng cho ĐT “mặc”
- con lợn cưới nào: Bổ sung ý nghĩa về đối tượng cho ĐT “mặc”
- qua đây cả: Bổ sung ý nghĩa về hướng và địa điểm cho ĐT “chạy”
* Lưu ý: Nếu HS chỉ nêu phần phụ sau của cụm động từ bổ sung ý nghĩa về đối tượng hoặc địa điểm, vẫn cho điểm tối đa. 
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
0,5điểm
Câu 3 
5 điểm
* Yêu cầu chung: 
- Kiểu bài: Kể chuyện đời thường
- Nội dung câu chuyện: Một lần sinh nhật ấn tượng nhất.
- Ngôi kể: HS chọn ngôi kể thứ nhất (xưng tôi hoặc em)
* Yêu cầu cụ thể:
- HS có thể có cách diễn đạt khác nhau, song câu chuyện cần kể theo những nội dung sau: 
+ Giới thiệu được lần sinh nhật mấy tuổi
+ Địa điểm tố chức sinh nhật tại đâu
+ Người tổ chức sinh nhật cho em là ai
+ Buổi sinh nhật ấy diễn ra như thế nào (Thắp nến, thổi nến, lời ước nguyện của em, lời chúc của mọi người, các món quà được nhận...)
+ Kết thúc buổi sinh nhật và ấn tượng của em về buổi sinh nhật ấy.
* Biểu điểm: 
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, nội dung hấp dẫn không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm của học sinh để cho các điểm còn lại, có thể lẻ đến 0.25 điểm
..........Hết..........

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2013_2014_pho.doc