Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)

Câu 1 (3,0 điểm) a. Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường sống? 

b. Nhân tố sinh thái là gì? Người ta chia nhân tố sinh thái thành những nhóm nào? Cho ví dụ?

c. Hãy xắp sếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ cho phù hợp

1, Ruộng lúa được gieo cấy với mật độ quá dày

2, Giun đũa kí sinh trong ruột người

3, Mèo bắt chuột

Câu 2:( 2,5đ) 

 a. Quần thể người có điểm gì khác quần thể sinh vật khác? Vì sao có sự khác nhau đó?

b. Thế nào là chuỗi thức ăn. Cho các sinh vật sau:  Thực vật; Sâu ăn lá; Châu chấu; Chim ăn sâu; VSV. Hãy vẽ các chuỗi thức ăn có thể có     

Câu 3: (2,0đ)   a.  Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? 

                         b. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?                                                           

doc 8 trang Huy Khiêm 31/10/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)
Trường THCS Cổ Bì 
Họ Tên:.................................................................................... 
Lớp ............... SBD.............. 
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: SINH HỌC 9 
 Năm học: 2014 - 2015
 (Thời gian 45 phút)
 Đề I 
Chữ kí giám thị
Số phách
Điểm
Chữ kí giám khảo
Số phách
 ĐỀ I- SINH HỌC 9
Câu 1 (3,0 điểm) a. Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường sống? 
b. Nhân tố sinh thái là gì? Người ta chia nhân tố sinh thái thành những nhóm nào? Cho ví dụ?
c. Hãy xắp sếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ cho phù hợp
1, Ruộng lúa được gieo cấy với mật độ quá dày
2, Giun đũa kí sinh trong ruột người
3, Mèo bắt chuột
Câu 2:( 2,5đ) 
 a. Quần thể người có điểm gì khác quần thể sinh vật khác? Vì sao có sự khác nhau đó?
b. Thế nào là chuỗi thức ăn. Cho các sinh vật sau: Thực vật; Sâu ăn lá; Châu chấu; Chim ăn sâu; VSV. Hãy vẽ các chuỗi thức ăn có thể có 
Câu 3: (2,0đ) a. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? 
 b. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? 
Câu 4:(2,5đ) a. Ở nước ta có những dạng tài nguyên thiên nào? cho ví dụ?
b. Theo Wikipedia:" Hiện nay nhu cầu nước đã vượt cung ở nhiều nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước ngày càng tăng".
Theo em nước là dạng tài nguyên nào? Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước?
BÀI LÀM
 KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO
 PHẦN GIẤY GẠCH CHÉO NÀY
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ I
Môn : Sinh học 9 ( kì II : 2014- 2015 )
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0đ)
a.- Môi trường sống: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.
- Có 4 loại môi trườngsống: 
+ Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất, không khí
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường sinh vật
b. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật. Nhân tố sinh thái gồm
* Nhân tố vô sinh:
- Khí hậu gồm: Nhiệt độ, ánh sáng, gió ...
- Nước: Nước ngọt, mặn, lợ ...
- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất ...
* Nhân tố hữu sinh:
- Nhận tố sinh vật: Các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
- Nhân tố con người.
+ Tác động tích cực: Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép ...
+ Tác động tiêu cực: Săn bắt, đốt phá ...
c. 1- cạnh tranh cùng loài 
 2- Kí sinh 3- Sinh vật ăn sinh vật khác
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
0,75
2
(2,5đ)
 a.Quần thể người có những đặc trưng khác với quần thể sinh vật khác: Kinh tế, xã hội, pháp luật, giáo dục .
- Giải thích : Vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể và có khả năng cải tạo thiên nhiên. 
b. Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ
Các chuỗi thức ăn: Thực vật -> Sâu ăn lá -> VSV
 Thực vật -> Sâu ăn lá -> Chim ăn sâu ->VSV
 Thực vật -> Châu chấu -> VSV
 Thực vật -> Sâu ăn lá -> Chim ăn sâu -> VSV
0,5
0,5
0,5
1
3
(2,0đ)
1. Khái niệm : Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm môi trường do:
 * Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 
	- Do hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra
	- Do hoạt động tự nhiên như núi lửa, thiên tai lũ lụt... tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật phát triển gây ô nhiễm môi trường
2. Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để sản xuất ít chất gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời... xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu... Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
0,5
0,5
1
4
(2,5đ)
a. Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên tái sinh: Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí.
VD: Tài nguyên nước, đất, sinh vật
+ Tài nguyên không tái sinh: Là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
VD: Tài nguyên than đá, dầu mỏ, khí đốt
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
VD: Tài nguyên gió, năng lượng mặt trời, suối nước nóng..
b. Nước là dạng tài nguyên tái sinh
* Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước
- Tiết kiệm nước
- Khơi thông dòng chảy
- Không xả các loại rác xuống sông, hồ, biển
- Trồng cây gây rừng
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường
0,5
0,5
0,5
1
Trường THCS Cổ Bì 
Họ Tên:.................................................................................... 
Lớp ............... SBD.............. 
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: SINH HỌC 9 
 Năm học: 2014 - 2015
 (Thời gian 45 phút)
 Đề II 
Chữ kí giám thị
Số phách
Điểm
Chữ kí giám khảo
Số phách
 BÀI LÀM MÔN SINH HỌC 9
Câu 1( 1,5đ) Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài của loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0C đến + 560C
Câu 2:( 2,5đ) Những đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người là gì? Tại sao phải phát triển dân số hợp lí?
Câu 3:(3,5 điểm) : 1.Hãy nêu các mối quan hệ của các sinh vật khác loài ?
2. Sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ cho phù hợp: 
- Rận và bét sống bám trên da trâu bò
 - Giun đũa sống trong ruột người 
- Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu
- Cá ép sống bám vào rùa biển
Câu 4: (2,5đ) 1.Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí? 
 2. Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
 KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO
 PHẦN GIẤY GẠCH CHÉO NÀY
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ II
Môn : Sinh học 9 ( kì II : 2014- 2015 )
Câu 1: ( 1,5 đ) Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết Vẽ đúng được sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của vi khuẩn suối nước nóng (1,0 đ) 
 Câu 2 (2,5đ) Những đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người là:
Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: Từ sơ sinh đến 15 tuổi
- Nhóm tuổi sinh sản và lao động: Từ 15 tuổi đến 64 tuổi
- Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: Từ 65 tuổi trở lên ( 1,5đ)
* Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để các quốc gia phát triển bền vững, tạo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế, xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Phát triển dân số hợp lí để đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội (1,0đ)
Câu 2 ( 3,5đ)	
 Quan hệ giữa các sinh vật khác loài gồm quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch 
- Quan hệ hỗ trợ :( 1,0đ) Gồm 
+ Quan hệ cộng sinh : Là sự hợp tác hai bên cùng có lợi 
+ Quan hệ hội sinh : Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi, còn bên kia không có lợi cũng không có hại 
- Quan hệ đối địch : ( 1,5đ) Gồm 
+ Quan hệ cạnh tranh : Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn nơi ở, và các điều kiện sống khác nhau của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau 
+ Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh : Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, láy máu, chất dinh dưỡng từ các sinh vật đó
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác : Gồm động vật ăn thực vật, động vạt ăn thịt và con mồi, thực vật bắt sâu bọ. Sắp xếp các hiện tượng sau vào các mối quan hệ cho phù hợp: (1đ) - Lúa và cỏ dại : Quan hệ cạnh tranh 
- Giun đũa sống trong ruột người : Quan hệ kí sinh
- Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu.: Quan hệ cộng sinh
- Cá ép sống bám vào rùa biển : Quan hệ hội sinh
Câu 3: ( 2,5đ) * Khái niệm ô nhiễm môi trường ( 0,5đ)
	 * Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ( 1,0đ)
	- Do hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người gây ra
	- Do hoạt động tự nhiên như nuia lửa, thiên tai lũ lụt... tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật phát triển gây ô nhiễm môi trường 
	*Mỗi học sinh cần góp phần bảo vệ thiên nhiên (1,0đ)
	+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc bảo vệ gìn giữ thiên nhiên
	+ Tuyên truyền về giá trị thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cho cộng đồng
	+ Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên như trồng cây, không vất rác bừa bãi, bảo vệ các động vật, thực vật hoang dã

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2014_2015_t.doc