Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm)

      a) Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? 

      b) Trật tự từ được sắp xếp trong câu in đậm sau nhằm mục đích gì? 

                                     "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

                                     Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi"

       c) Phát hiện và chữa lại lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic trong đoạn trích sau:               

              Trong sân trường chỉ còn lại hai người. Một người mặc áo màu xanh, còn một người thì lùn và mập.

Câu 2 (3,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 

          Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

          a) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Được viết năm nào?

          b) Đoạn trích đã nêu những lợi thế nào của thành Đại La để được chọn làm kinh đô đất nước?

doc 3 trang Huy Khiêm 30/12/2023 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
 a) Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích gì? 
 b) Trật tự từ được sắp xếp trong câu in đậm sau nhằm mục đích gì? 
	"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.
	Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi"
 c) Phát hiện và chữa lại lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic trong đoạn trích sau: 
 Trong sân trường chỉ còn lại hai người. Một người mặc áo màu xanh, còn một người thì lùn và mập.
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
	Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
	a) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Được viết năm nào?
	b) Đoạn trích đã nêu những lợi thế nào của thành Đại La để được chọn làm kinh đô đất nước?
	c) Em hiểu từ "thắng địa" trong đoạn trích trên có nghĩa là gì?
Câu 3 (5,0 điểm) 
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ đã trải qua bao khó khăn, vất vả, thiếu thốn thế nhưng Bác vẫn luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ. Hãy làm sáng tỏ nội dung trên qua bài thơ “Tức Cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:.
Chữ kí giám thị 1:  ..Chữ kí giám thị 2:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN, BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
 a) Việc lựa chọn trật tự từ trong câu nhằm đạt được những mục đích sau:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tương, hoạt động...(0,25đ)
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. (0,25đ)
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.(0,25đ)
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.(0,25đ)
b) Trật tự từ được sắp xếp trong câu thơ nhằm mục đích: 
 Câu thơ được sắp xếp như vậy tạo được sự hài hòa về ngữ âm của lời nói mà nếu thay đổi trật tự từ sẽ mất đi điều đó. (0,5đ)
 c) Câu văn mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic trong đoạn trích trên là:
 Một người mặc áo màu xanh, còn một người thì lùn và mập.(0,25đ)
Học sinh có thể sửa lại theo nhiều cách khác nhau nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
Một người mặc áo màu xanh, còn một người mặc áo màu trắng.Hoặc Một người cao và gầy, còn một người thì lùn và mập. (0,25đ)
Câu 2 (3,0 điểm)
a) Đoạn trích trên được trích trong văn bản " Chiếu dời đô". (0,5đ)
 - Do Lí Công Uẩn sáng tác. (0,5đ)
 - Được viết năm 1010. (0,5đ)
b) Học sinh trình bày bằng một đoạn văn ngắn (0,25đ).Và nêu được những lợi thế của thành Đại La để được chọn làm kinh đô đất nước: 
- Về vị trí địa lí. (0,25đ)
- Về vị thế văn hóa. (0,25đ)
- Về vị thế chính trị. (0,25đ)
c) Từ "thắng địa" trong đoạn trích trên có nghĩa là: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. (0,5đ)
Câu 3 (5,0 điểm) 
* Yêu cầu về kĩ năng: 
	- Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh.
	- Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
	- Học sinh phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài làm một cách hợp lí để tăng tính thuyết phục cho bài văn.
*Yêu cầu về kiến thức:
- Hs sinh phải biết khai thác kiến thức từ bài thơ “Tức Cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ luận điểm, biết lấy dẫn chứng từ bài thơ để đưa vào bài. 
*Học sinh cần nêu được các ý sau:
a) Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới về nước, sống tại hang Pác Bó. Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Trích dẫn nhận định.
b) Thân bài:
- Câu thơ thứ nhất nêu không gian, thời gian và cho thấy thói quen trật tự, có nề nếp trong lối sinh hoạt của Bác tại hang Pác Bó:“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang” 
- Câu thứ hai cho ta thấy sự giản dị trong lối sinh hoạt ăn uống của Người: ở đây không cao lương mĩ vị, không thức ăn cầu kỳ sang trọng nhưng “cháo bẹ rau măng” thì lúc nào cũng đầy đủ đến dư thừa: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” 
- Câu thứ 3 nêu công việc quan trọng mà Người đảm nhiệm nhưng điều kiện làm việc của Bác thì lại hết sức đặc biệt qua từ láy “chông chênh” “ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” 
- Câu cuối có điểm nhấn là từ “sang” cho ta thấy dù là làm việc hay sinh hoạt trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gian khổ nhưng ở Người luôn thể hiện phong thái ung dung, yêu đời và cảm thấy thú vị, sảng khoái với lối sống giữa rừng núi thiên nhiên ấy. 
- Học sinh lấy ví dụ từ một số bài thơ hoặc dẫn chứng từ những mẩu chuyện kể về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ đã trải qua bao khó khăn, vất vả, thiếu thốn thế nhưng Bác vẫn luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ, lối sống giản dị đã tạo thành thói quen trong phong cách Hồ Chí Minh.
 c) Kết bài:
Khẳng định vẻ đẹp giản dị hợp với truyền thống và điều kiện của đất nước ta lúc bấy giờ và khẳng định điểm mạnh của tính cách ấy đã tạo nên niềm tin, sức mạnh chiến thắng cho dân tộc ta. 
*Biểu điểm chấm:
 	- Điểm 5: Bài làm đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, biết cách phân tích, chứng minh làm nổi rõ vấn đề; cảm xúc trong sáng, tự nhiên, bố cục chặt chẽ, sáng tạo trong cách lập luận, trong viết câu, trong cách diễn đạt, không sai sót về lỗi diễn đạt, chính tả, 
	- Điểm 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá trôi chảy. Bài viết làm sáng tỏ được những yêu cầu trên, biết phân tích, chứng minh làm nổi rõ vấn đề. Bài viết dễ theo dõi, lời văn mạch lạc, còn sai sót về diễn đạt và chính tả.
	- Điểm 2- 3: Hiểu cách làm bài, bài viết còn chung chung, phân tích không sâu, bố cục lỏng lẻo, văn viết lủng củng, mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
	- Điểm 0,5 -1: Chưa hiểu cách làm bài, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Bài viết thiếu ý hoặc thiếu bố cục, nội dung bài viết sơ sài.
 	- Điểm 0: Bài viết lạc đề, không đúng kiểu bài.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS vận dụng linh hoạt thang điểm trên để cho các điểm khác, có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
–––––––– Hết ––––––––

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2014_2015_ph.doc