Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Thế nào là nhân hóa ?
b) Xác định thành phần câu của câu văn sau: Tre hi sinh để bảo vệ con người.
c) Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 2 (3,0 điểm)
Cho câu thơ sau: "Đêm nay Bác ngồi đó
.....................................
a)Em hãy chép tiếp ba câu thơ còn lại để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh?
b) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Được viết theo thể thơ nào?
c) Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ đó?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) Thế nào là nhân hóa ? b) Xác định thành phần câu của câu văn sau: Tre hi sinh để bảo vệ con người. c) Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 2 (3,0 điểm) Cho câu thơ sau: "Đêm nay Bác ngồi đó ..................................... a) Em hãy chép tiếp ba câu thơ còn lại để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh? b) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Được viết theo thể thơ nào? c) Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ đó? Câu 3 (5,0 điểm) Hãy viết bài văn tả cảnh sân trường em giờ ra chơi. -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2014 - 2015 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) - Nhân hóa là gọi hoặc tả những con vật, cây cối, đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người. ( 0,5đ) - Làm cho thế giới loài vật, cây cối , đồ vật...trở nên gần gũi với con người, ( 0,25đ) biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người. ( 0,25đ) b) Học sinh xác định được các thành phần câu trong câu văn: ( 0,5đ) CN: Tre ( 0,25đ) VN: hi sinh để bảo vệ con người. ( 0,25đ) c) Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ( 0,25đ). Học sinh chỉ ra từ ngữ nhân hóa "hi sinh" ( 0,25đ) Câu 2 (3,0 điểm) a) Học sinh chép chính xác ba câu thơ còn lại để tạo thành một khổ thơ hoàn chỉnh (1đ). Nếu chép sai chính tả ( kể cả lỗi viết hoa) thì cứ hai lỗi trừ ( 0,25đ) Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. b) Đoạn thơ trên trích trong văn bản " Đêm nay Bác không ngủ" ( 0,5đ). Của nhà thơ Minh Huệ.( 0,5đ) Được viết theo thể thơ năm tiếng (năm chữ). ( 0,5đ) c) Nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ đó là: Khẳng định sự vĩ đại - giản dị và lòng yêu nước thiết tha của lãnh tụ Hồ chí Minh trong một đêm trong trăm nghìn đêm không ngủ vì lo cho vận mệnh đất nước dân tộc.( 0,5đ) . Nếu học sinh chỉ nói được: đoạn thơ thể hiện lòng yêu nước thiết tha của Bác lo cho vận mệnh đất nước, dân tộc cũng cho ( 0,5đ) Câu 3 (5,0 điểm) * Yêu cầu chung: - Kiểu bài: Tả cảnh sinh hoạt - Đối tượng tả: Cảnh sân trường giờ ra chơi. - Biết kết hợp giữa miêu tả với các yếu tố tự sự và biểu cảm song không lạc sang kiểu bài tự sự. - Biết vận dụng các biện pháp tu từ đã học để làm nổi bật đối tượng miêu tả. - Văn trong sáng, diễn đạt phù hợp - Bố cụ đủ 3 phần: Mở bài- thân bài - kết bài. * Yêu cầu cụ thể: + Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ... + Thân bài: a.Tả bao quát: - Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ). - Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... ) b. Tả chi tiết : - Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, .... ) - Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học. - Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... ) - Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... ) c. Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn ... + Kết bài: Nêu ích lợi của giờ chơi: - Giải tỏa nỗi mệt nhọc. - Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn. * Biểu điểm: - Điểm 5: Đạt nội dung, diễn đạt lưu loát, lời văn giàu hình ảnh, đan xen khéo léo các phương thức biểu đạt để làm nổi bật đối tượng miêu tả, tạo ấn tượng rõ nét về đối tượng miêu tả. Biết sử dụng nhần nhuyễn các cách trình bày, diễn đạt, kiểu câu, dấu câu...chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 3- 4: Đạt các yêu cầu trên, viết văn tương đối lưu loát. Song còn một số lỗi nhỏ về các câu và chính tả hoặc diễn đạt. - Điểm 1-2 : Xác định chưa chính xác yêu cầu của đề bài, lạc sang kể và ít miêu tả. - Điểm 0: Bài viết lạc đề, không đúng kiểu bài hoặc bỏ giấy trắng. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS vận dụng linh hoạt thang điểm trên để cho các điểm khác, có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. -------------------HẾT-------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2014_2015_ph.doc