Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm):

 Trình bày những thay đổi của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường? 

Câu 2 (3 điểm):

          Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?

Câu 3 (4 điểm): 

Trình bày diễn biến, kết quả chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

doc 7 trang Huy Khiêm 30/10/2023 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Cổ Bì (Có đáp án)
Trường THCS Cổ Bì 
Họ,Tên:............................................................................... 
Lớp ................. SBD................... 
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Lịch sử 6 
 Năm học: 2014 - 2015
 (Thời gian 45 phút)
 Đề I 
Chữ kí giám thị
Số phách
Điểm
Chữ kí giám khảo
Số phách
ĐỀ 1- Lịch sử 6
Câu 1 (3 điểm):
 Trình bày những thay đổi của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường? 
Câu 2 (3 điểm):
	Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
Câu 3 (4 điểm): 
Trình bày diễn biến, kết quả chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
BÀI LÀM
 KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO
 PHẦN GIẤY GẠCH CHÉO NÀY
PHÒNG GD& ĐT BÌNH GIANG
Trường THCS Cổ Bì
ĐỀ I
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HK II 
Môn: Lịch Sử6 - Năm học: 2014 – 2015
 (Đáp án gồm 1 trang)
Câu-Điểm
Đáp án
Biểu điểm
1(3đ)
* Những thay đổi của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường
- Năm 679 Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
- Các châu, huyện do người Hán cai trị, dưới huyện là các hương, xã do người Việt tự quản lý. Chúng chia nước ta thành 12 châu. Các châu miền núi vẫn do tù trưởng các địa phương cai quản (gọi là châu Kim).
Trụ sở của An Nam đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội).
- Chúng cho sửa các đường giao thông thủy, bộ nối từ Tống Bình sang Trung Quốc và từ Tống Bình đền các quận, huyện. Ở một số nơi quan trọng chúng cho xây thành đắp luỹ.
- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều loại thuế: thuế muối, sắt, đay, gai, tơ, v.v...
- Hàng năm nhân dân phải cống nạp những sản vật quý hiếm: vàng, bạc, châu báu, sừng tê, ngà voi... đặc biệt đến mùa vải (quả) phải gánh sang Trung Quốc cống nạp.
0.5
0.75
0.75
0.5
0.5
2(3 đ)
a. Hoàn cảnh:
- Nhà Đường suy yếu
- K/n nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
b. Quá trình giành quyền tự chủ.
+ Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức.
+ Khúc Thừa Dụ được dân ủng hộ, đó đem quân đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ xây dựng một chính quyền tự chủ.
+ Đầu 906 vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ 
0.5
0.5
0.75
0.75
0.5
3(4 đ)
* Diễn biến: 
 - Cuối 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào vùng biển nước ta
 - Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử địch vượt qua bãi cọc ngầm
 - Nước triều rút, ta phản công quyết liệt
 - Địch tháo chạy, thuyền bị vỡ thiệt hại quá nửa
 - Vua Nam Hán thu quân về nước
* Kết quả: Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn. 
* Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ : 
- Chủ động: Đoán địch sẽ vào nước ta theo hướng sông Bạch Đằng nên chủ động đón đánh quân giặc.
- Độc đáo: Chọ sông Bạch Đằng và bố trí bãi cọc ngầm, lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều( Trận Bạch Đằng chỉ được diễn ra trong 1 ngày, bố trí bãi cọc ngầm ở đâu cho khoa học, hợp lí)
* Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. 
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
 1
1
Trường THCS Cổ Bì 
Họ,Tên:............................................................................... 
Lớp ................. SBD................... 
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn: Lịch sử 6 
 Năm học: 2014 - 2015
 (Thời gian 45 phút)
 Đề II 
Chữ kí giám thị
Số phách
Điểm
Chữ kí giám khảo
Số phách
ĐỀ 2- Lịch sử 6
Câu 1 (3 điểm):
 Kể tên, thời gian, người lãnh đạo, hoàn cảnh của hai cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX? 
Câu 2 (3 điểm):
	Khúc Hạo đã làm được những gì để củng cố quyền tự chủ? Ý nghĩa của những việc làm đó?
Câu 3 (4 điểm): 
Trình bày diễn biến, kết quả chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
BÀI LÀM
 KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO
 PHẦN GIẤY GẠCH CHÉO NÀY
PHÒNG GD& ĐT BÌNH GIANG
Trường THCS Cổ Bì
ĐỀ II
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HK II 
Môn: Lịch Sử6 – Năm học: 2014 – 2015
 (Đáp án gồm 1 trang)
Câu-Điểm
Đáp án
Biểu điểm
1(3đ)
- Kể tên, thời gian, người lãnh đạo, hoàn cảnh của hai cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX: 
+ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( năm722):
. Hoàn cảnh: 
- Mai Thúc Loan kêu gọi những người dân phu gánh vải cống nạp cho Trung Quốc bỏ về quê, chuẩn bị khởi nghĩa.
- Những dân phu này bị dồn đến đường cùng, họ không còn có con đường nào khác là vùng lên đấu tranh. Cho nên nghe Mai Thúc Loan kêu gọi khởi nghĩa là họ sẵn sàng đứng lên.
* Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776-791)
. Hoàn cảnh: 
- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường
- Nhân dân đều có lòng căm thù giặc sâu sắc.
1
0.5
1
0.5
2(3 đ)
- Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa.
* Những việc làm: 
+ Chia lại các khu vực hành chính.
+ Cử người trông coi mọi việc đến tận xã.
+ Định lại mức thuế, Lập lại sổ hộ khẩu.
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.
+ Lập lại sổ hộ khẩu.
* Ý nghĩa: Chửng tỏ người Việt do người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3(4 đ)
* Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938: 
 - Cuối 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào vùng biển nước ta
 - Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử địch vượt qua bãi cọc ngầm
 - Nước triều rút, ta phản công quyết liệt
 - Địch tháo chạy, thuyền bị vỡ thiệt hại quá nửa
 - Vua Nam Hán thu quân về nước
 - Kết quả: Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi hoàn toàn. 
* Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ : 
- Chủ động: Đoán địch sẽ vào nước ta theo hướng sông Bạch Đằng nên chủ động đón đánh quân giặc.
- Độc đáo: Chọ sông Bạch Đằng và bố trí bãi cọc ngầm, lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều( Trận Bạch Đằng chỉ được diễn ra trong 1 ngày, bố trí bãi cọc ngầm ở đâu cho khoa học, hợp lí)
* Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. 
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
 1
1

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2014_2015_tr.doc