Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2điểm):

                             "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

                              Lừng lẫy làm cho lở núi non"

                                                          (Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh)

          a. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng?

          b. Nêu khái niệm của phép tu từ ấy.

Câu 2 (3 điểm):

          Trong văn bản "Bài toán dân số", nói về vấn đề dân số, tác giả đã khẳng định: Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. 

          Em hãy viết đoạn văn quy nạp lí giải cho vấn đề trên.

Câu 3 (5,0 điểm):

doc 3 trang Huy Khiêm 28/10/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn Ngữ văn – lớp 8
(Thời gian làm bài: 90 phút không kể giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang) 
Câu 1 (2điểm):
	"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
	 Lừng lẫy làm cho lở núi non"
	(Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh)
	a. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng?
	b. Nêu khái niệm của phép tu từ ấy.
Câu 2 (3 điểm): 
	Trong văn bản "Bài toán dân số", nói về vấn đề dân số, tác giả đã khẳng định: Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người. 
	Em hãy viết đoạn văn quy nạp lí giải cho vấn đề trên.
Câu 3 (5,0 điểm):
	Áo dài là trang phục truyền thống của dân tộc. 
	Em hãy giới thiệu về bộ quốc phục dành cho phái nữ này.
--------------------HẾT--------------------
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
Câu 1
a
- Tác giả đã sử dụng phép tu từ nói quá.	
0.5
- Tác dụng: thể hiện khí phách tư thế uy nghi hiên ngang lẫm liệt đội trời, đạp đất của nhà chí sĩ yêu nước, biến công việc khổ sai thành việc khai phá non sông, dời non lấp biển của người làm trai.
1,0
b
- Nêu khái niệm phép nói quá: phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật, sự việc hiện tượng được miêu tả nhằm gây nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.	
0,5
Câu 2
- Hình thức: Viết đúng đoạn quy nạp với câu chủ đề đã cho đặt ở cuối đoạn.	
0,5
- Nội dung: đảm bảo các ý sau:	+ Muốn sống con người phải có đất đai.
 + Đất đai không tăng thêm. Nếu con người cứ sinh thêm mãi, diện tích dành cho mỗi người chỉ bằng “một hạt thóc”.
	+ Con người sinh ra đòi hỏi nhu cầu về kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, ... Mọi thứ phải xây dựng, mở rộng để đáp ứng: đất đai, rừng, biển, tài nguyên khác bị khai thác kiệt quệ ...
	+ Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp hạn chế gia tăng dân số. Đời sống con người sẽ được nâng cao, trái đất sẽ không quá tải, môi trường sống được bảo vệ. 
 + Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
2.5
Câu 3
Biểu điểm
 Hình thức: Viết đúng bài văn thuyết minh, bố cục đủ ba phần: MB, TB, KB. 
 Nội dung: Đảm bảo các ý sau: 
- Nguồn gốc: Áo dài có từ lâu đời, bắt nguồn từ áo tứ thân, ngũ thân biến đổi thành áo dài ngày nay...
- Cấu tạo:	
 + Áo được may dài từ cổ xuống mắt cá chân, thường may bằng vải nhiễu, voan nhất là tơ tằm...
	+ Cổ Tàu ôm khít lấy cổ người mặc, hoặc cổ thuyền, cổ tròn... theo sở thích của người mặc.
 + Thân áo may bó sát lấy fom người.
	+ Vạt: hai vạt (trước và sau).
	+ Tay: không có cầu vai, may liền kéo dài từ cổ áo xuống tay áo.
	+ Cúc bấm, khuy cài: từ cổ chéo xuống nách, kéo dài đến ngang hông.
	+ Áo thường được mặc với quần cùng màu hoặc màu trắng bằng sa tanh hoặc phi bóng.
- Sử dụng:	
 + Mặc vào các ngày lễ, hội trọng đại: hội thi trong và ngoài nước; Tết Nguyên đán, lễ hội mùa xuân, lễ cưới hỏi, những ngày kỉ niệm 8-3; 26-3; khai giảng, 20-11; nữ sinh đi học...
	+ Áo dài thường mặc với màu tùy theo lứa tuổi: nữ sinh mặc áo dài trắng; các cô trung tuổi mặc áo sặc sỡ nhiều màu, các bà cao tuổi mặc áo màu tối, ...
- Ý thức trân trọng, giữ gìn lễ phục truyền thống.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc 
- Điểm 4: Có kĩ năng, lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật. 
- Điểm 3: Biết viết đúng thể loại. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu 
- Điểm 2: Viết đúng bài văn, nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 1: Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu: 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
* Giám khảo linh hoạt cho các điểm lẻ.
5.0
----Hết----

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2012_2013_pho.doc