Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1: 2điểm
- Câu chuyện: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Vì sao?
- Em rút ra được bài học gì qua truyện: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”?
Câu 2: 3điểm
Cho đoạn văn:
“ Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên biển nước.”
- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?
- Đoạn văn được kể theo thứ tự nào?
- Trong câu: “Nước ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm động từ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn : Ngữ Văn Lớp 6 (Thời gian làm bài 90 phút không kể giao đề) Câu 1: 2điểm Câu chuyện: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Vì sao? Em rút ra được bài học gì qua truyện: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”? Câu 2: 3điểm Cho đoạn văn: “ Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên biển nước.” Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? Đoạn văn được kể theo thứ tự nào? Trong câu: “Nước ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” có mấy cụm động từ? Câu 3: 5điểm Trong một buổi lao động vệ sinh sân trường một nhóm học sinh chưa tuân thủ kỉ luật lao động nô đùa đã tung bụi vào nhau làm sân trường bụi mù. Một cây xanh trong trường đã cất tiếng nhắc nhở các bạn, em hãy ghi lại lời nhắc nhở ấy của cây xanh, từ đó hãy đưa ra một lời khuyên về việc bảo vệ môi trường trong cuộc sống của chúng ta. .....Hết..... PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2012 - 2013 Câu 1: 2điểm Câu chuyện: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” thuộc thể loại truyện ngụ ngôn? Vì truyện đã mượn các bộ phận cơ thể người để nói về chuyện loài người, từ đó tế nhị đưa ra bài học nhắc nhở con người về tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.(1điểm) Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng mỗi người rút ra bài học cho bản thân: trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.(1điểm) Câu 2: 3điểm Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên: tự sự (0,5điểm) Đoạn văn được kể theo thứ tự thời gian, trình tự các sự việc theo diễn biến tâm trạng nhân vật.(1điểm) Đoạn văn bản trên có 3 cụm động từ (phát hiện đúng mỗi cụm ĐT được 0,5 điểm) ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi Câu 3: 5 điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng làm bài văn kể chuyện tưởng tượng. Sử dụng yếu tố tưởng tượng phong phú song phải phù hợp với cuộc sống thực tế. - Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc, các sự việc kiên kết với nhau chặt chẽ, lô-gic. b. Yêu cầu về nội dung: HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần viết được các ý sau: - Trong một buổi lao động vệ sinh sân trường một nhóm học sinh chưa tuân thủ kỉ luật lao động nô đùa đã tung bụi vào nhau làm sân trường bụi mù. Một cây xanh trong trường đã cất tiếng nhắc nhở các bạn, em đã ghi lại lời nhắc nhở ấy (HS có thể chọn một loại cây trong sân trường): + Cây đang chăm chú nhìn các bạn học sinh lao động, nó dõi theo từng nhát chổi quét xuống nền sân của các bạn học sinh. Nó vui mừng bởi với những việc làm ấy của các bạn đã góp phần làm cho sạch trường, đẹp lớp. + Bỗng một nhóm bạn học sinh nô đùa tung bụi làm bụi bay mù mịt cả sân trường, làm cho lá cây vương đầy bụi bẩn, mất đi vẻ đẹp duyên dáng của nó, cây ngột ngạt dường như khó thở, làm ô nhiễm không khí, mất đi vẻ đẹp của môi trường học đường. + Cây đã lên tiếng nhắc nhở các bạn về tác hại của việc chưa tuân thủ kỉ luật lao động: Bụi sẽ làm cho đau mắt các bạn học sinh, là tác nhân gây bệnh viêm phổi, làm ô nhiễm môi trường... + Nó nhắc nhở các bạn về ý thức bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường trong học đường... - Lời khuyên cho các bạn học sinh nói riêng, mọi người nói chung cần có ý thức bảo vệ môi trường chung. c. Tiêu chuẩn cho điểm: * Tiêu chuẩn cho điểm câu 3: - Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc - Điểm 4: Có kĩ năng, lựa chọn được hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật. - Điểm 3: Biết viết đúng thể loại. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 2: Viết đúng bài văn, nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Nội dung còn sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu: - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. *Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm của học sinh để cho các điểm còn lại, có thể lẻ đến 0.5 điểm .....Hết.....
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2012_2013_pho.doc