Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Thế nào là danh từ, cụm danh từ? So sánh sự khác nhau giữa danh từ và cụm danh từ?
b. Tìm danh từ trong câu văn sau: Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua.
c. Cho danh từ “con gà”, hãy tạo thành cụm danh từ.
Câu 2 (3,0 điểm)
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a. Thế nào là danh từ, cụm danh từ? So sánh sự khác nhau giữa danh từ và cụm danh từ? b. Tìm danh từ trong câu văn sau: Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. c. Cho danh từ “con gà”, hãy tạo thành cụm danh từ. Câu 2 (3,0 điểm) “Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? b. Bầu trời và giếng tượng trưng cho điều gì? c. Trình bày ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Câu 3 (5,0 điểm) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ. -----------------HẾT------------------ Họ và tên thí sinh: .................................................. Giám thị số 1:.......................... Số báo danh............................................................. Giám thị số 2: ......................... PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN : NGỮ VĂN 6 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm): a. - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm (0.25đ) (HS trả lời thiếu từ "khái niệm" trong định nghĩa trên vẫn cho điểm tối đa) - Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (0.25đ) - Sự khác nhau giữa danh từ và cụm danh từ: Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn (0,25 đ) và cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ (0,25 điểm) b. Các danh từ trong câu văn: viên quan, vua (0.5đ) c. Cụm danh từ được tạo thành: những con gà lông vàng ấy (0.5 đ) (Chỉ cần có phần phụ trước hoặc phụ sau cũng đạt điểm tối đa) Câu 2 (3,0 điểm): a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: Ếch ngồi đáy giếng (0.5 đ) - Thể loại: Truyện ngụ ngôn (0.5 đ) - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự (0.5 đ) b. Bầu trời và giếng tượng trưng cho môi trường sống và sự hiểu biết của con người (0.5 đ) (HS trả lời được: Bầu trời và giếng tượng trưng cho môi trường sống vẫn cho điểm tối đa) c. Ý nghĩa của văn bản: Truyện “ Ếch ngồi đáy giếng” phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huyênh hoang, (0.5 đ, mỗi ý 0,25) khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. (0.5 đ, mỗi ý 0,25) Câu 3 (5,0 điểm): a) Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm) - Thể loại văn tự sự (kể chuyện đời thường) - Đối tượng kể: Kỉ niệm đáng nhớ - Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài - Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, ngữ pháp - Nắm vững kĩ năng làm bài văn kể chuyện đời thường. b) Yêu cầu về nội dung: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau: Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu khái quát - Đó là kỉ niệm gì? - Cảm xúc chung. Thân bài: Kể lại diễn biến chi tiết về kỉ niệm đó: + Kỉ niệm diễn ra trong hoàn cảnh nào? Kỉ niệm buồn hay vui? (1,0 điểm) + Diễn biến của câu chuyện(2,5 điểm) Kết bài: (0,5 điểm) Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm vừa nêu có vị trí như thế nào? ( Nó là một động lực giúp cho việc học hành hay giúp cho cuộc sông của bản thân trở nên tốt đẹp hơn) * Tiêu chuẩn cho điểm câu 3: - Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp - Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp. - Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1- 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_ph.doc