Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? 

b. Tìm các câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:

+ Tôi hỏi cho có chuyện:

    - Thế nó cho bắt à?                                                             (Nam Cao)

+  Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?

                                                                                 (Tạ Duy Anh)

Câu 2 (3,0 điểm)

a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.

b. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

c. Nêu đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản Ngắm trăng?

doc 5 trang Huy Khiêm 04/11/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn? 
b. Tìm các câu nghi vấn trong những câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
+ Tôi hỏi cho có chuyện:
 - Thế nó cho bắt à?	(Nam Cao)
+ Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
 (Tạ Duy Anh)
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
b. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
c. Nêu đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản Ngắm trăng?
Câu 3 (5,0 điểm) 
Có ý kiến cho rằng: “Khi con tu hú kêu, người chiến sĩ cách mạng hình dung ra một mùa hè tràn đầy sức sống và thấy thấm thía cái bức bối, ngột ngạt trong nhà tù”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------------------- HẾT -------------------
Họ tên học sinh:..Số báo danh:.....................
Chữ kí giám thị 1: ..............Chữ kí giám thị 2:.........
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II 
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a) - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn: Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả,..(có)...không, (đã)...chưa,...) (HS chỉ viết đúng được ít nhất 5 đến 8 từ nghi vấn thì trừ 0,25 điểm. Viết được 9 từ trở lên thì cho đủ số điểm).
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Chức năng chính của câu nghi vấn là: Dùng để hỏi
* Nếu HS viết thừa các chức năng khác của câu nghi vấn cũng không bị trừ điểm.
0,5 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
b) Xác định đúng 
- Câu nghi vấn: Thế nó cho bắt à?
 Đặc điểm hình thức: sử dụng tình thái từ “à„ và dấu “?„
- Câu nghi vấn: Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
 Đặc điểm hình thức: Sử dụng cặp phụ từ “có ...không„ và dấu “?„ (hoặc học sinh chỉ viết là sử dụng từ “không„ và dấu “?„ cũng được đủ 0,25 điểm).
* Nếu HS chỉ xác định được đặc điểm hình thức của các câu nghi vấn ở trên là có sử dụng các từ ngữ nghi vấn (như từ “à„ và “có ... không, hoặc “không„) mà không có dấu chấm hỏi thì sau khi chấm xong giáo viên trừ đi 0,25 điểm cho cả hai câu.
* Nếu HS chỉ xác định được có dấu chấm hỏi mà không chỉ ra được từ ngữ nghi vấn thì không được điểm.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2 
(3,0 điểm)
a) Học sinh chép đúng bản phiên âm:
 Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
 Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
 Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
 Nguyệt tòng song khích khán thi gia
* Nếu HS viết sai 1 lỗi (Lỗi chính tả hoặc dấu “? „ ở cuối câu số 2) thì không trừ điểm.
* Nếu sai 2 lỗi thì trừ 0,25 điểm; sai 3 – 4 lỗi thì trừ 0,5 điểm.
* Nếu sai từ 5 lỗi trở lên thì không được điểm.
b) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ“ Ngắm trăng„ (Vọng nguyệt) ra đời trong hoàn cảnh đặc biết là (1) chốn lao tù tối tăm của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc trong những năm (2) 1942- 1943. (3) Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù„
* Nếu HS viết giống như SGK ( 8- 1942 Bác sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của Quốc tế cho CM VN...) cũng sẽ được đủ 0,5 điểm.
* HS viết được 2 trong 3 ý ở trên là được đủ 0,5 điểm, nếu chỉ có 1 trong 3 ý trên thì chỉ được 0,25 điểm.
* HS có thể có cách diễn đạt tương tự như từ tháng 8/1942, Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc, khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương bắt giữ, giải tới giải lui gần 30 nhà giam ở tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời... cũng được công nhận là đã có ý (1), (2) tức là địa điểm và thời gian ra đời của tập thơ.
 c) Nêu ngắn gọn giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
Yêu cầu: 
- Về hình thức: HS viết thành một đoạn văn. 
- Về nội dung: HS có thể tách riêng nghệ thuật và nội dung cũng có thể gộp kết hợp cả nghệ thuật và nội dung và đảm bảo được các ý sau:
+ Về nghệ thuật: Là bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc sử dụng phép đối tài tình trong từng câu và đối hai câu với nhau. Đặc biệt là nghệ thuật nhân hoá “trăng„. Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Bác: vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên với phong thái dung dung tự tại.
+ Về nội dung: Bài thơ cho ta hiểu sâu hơn về (1) tình yêu thiên nhiên thắm thiết và (2) phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh ngay cả trong ngục tù tăm tối. (Nếu HS chỉ ghi được 1 trong 2 ý trên thì GV chấm 0,5 điểm).
* HS viết đúng như Ghi nhớ trang 38 cũng được đủ 1,75 điểm.
* Nếu HS diễn đạt đúng ý về nội dung và nghệ thuật mà không viết thành đoạn văn thì trừ 0,25 điểm.
0,75 điểm 
0,5điểm 
1điểm 
0,75 điểm
Câu 3 
(5,0 điểm)
 Yêu cầu về hình thức: (0,5 điểm)
- Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận văn học (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả) 
- Nội dung: .
- Phạm vi: Trong các tác phẩm văn học lớp 8
- Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch đẹp...
 0,5 điểm 
 Yêu cầu về nội dung: (4,5 điểm)
 * Mở bài: 
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Khi con tu hú
- Đưa nhận định cần chứng minh vào mở bài. 
Nếu không trích dẫn nhận định thì trừ 0,25 điểm.
 * Thân bài: trình bày các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề:
Luận điểm 1: Cảnh mùa hè tràn đầy sức sống trong tâm tưởng của người tù cách mạng (6 câu thơ đầu) (1,5 điểm). Hoặc HS diễn đạt theo đề bài là: Người chiến sĩ cách mạng hình dung ra một mùa hè tràn đầy sức sống hoặc Bức tranh làng quê vào hè cũng được công nhận.
 - Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng tràn trề nhựa sống. Chỉ là trong tưởng tượng nhưng cảnh mùa hè hiện lên thật cụ thể và sống động đủ cả âm thanh, màu sắc và hương vị (1 điểm – gồm 4 ý):
+ Âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, tiếng sáo diều.
=> Rộn rã âm thanh.
+ Màu sắc: màu vàng của lúa chiêm đang chín trên cánh đồng, của hạt bắp phơi trên sân; màu xanh của vườn, của bầu trời và màu hồng của nắng đào...
=> Rực rỡ sắc màu.
+ Hương vị: của trái cây chín.
=> Ngọt ngào hương vị.
+ Hình ảnh: Vườn cây, sân phơi và bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn.
=> Không gian khoáng đạt, tự do. 
 - Bình luận: Đó là bức tranh mùa hè: Rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, khoáng đạt tự do trong cảm nhận của người tù.
Nhận xét: Phải là người có một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, có lòng yêu cuộc sống tha thiết thì mới hình dung ra một bức tranh mùa hè đẹp đến thế.
Luận điểm 2: Tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày (4 câu cuối) (1,5 điểm). HS có thể diễn đạt thành Tâm tư của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày cũng được công nhận.
- Cách ngắt nhịp khổ thơ bất thường (6/2 – câu 8, 3/3 – câu 9) dùng động từ mạnh (đạp tan phòng, chết uất) từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao) thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng tác giả không chấp nhận cái không khí ngột ngạt tù túng mà như muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, đập tan cái chế độ xiềng xích của nhà tù thực dân để thoát ra ngoài trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.
- HS khát quát thêm về tâm trạng của tác khi nghe thấy tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ và cuối bài thơ khác nhau (Kết cấu đầu – cuối tương ứng): Đầu bài thơ tiếng tu hú đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội. Nhưng dù khác nhau thì tiếng chim tu hú cũng là tiếng gọi tha thiết của tự do của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình- người tù cách mạng trẻ tuổi.
=>Người chiến sĩ CM khao khát cuộc sống tự do là để phục vụ lý tưởng CM 
+ Đánh giá về nội dung và nghệ thuật: 
- Bài thơ có hai đoạn: tả cảnh và tả tình gộp thành một chỉnh thể, cả hai đoạn đều rất truyền cảm. Cảnh thì thật đẹp với một loạt hình ảnh vừa quen thuộc vừa đầy ấn tượng, tất cả đều dạt dào sức sống, có hồn. Tình thì sôi nổi, sâu sắc và da diết. Có được hiệu quả nghệ thuật đó một phần là nhờ thể thơ lục bát mềm mại uyển chuyển, linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ. 
Nếu HS viết như Ghi nhớ cũng được đủ 0,5 điểm.
Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh 
 - Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi học 
* Nếu HS chỉ đi phân tích mà chưa rõ hệ thống luận điểm thì tối đa chỉ được 3,0 điểm.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3: - Điểm 4- 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí. 
- Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. 
- Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. 
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo.
0,5 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm 
0,25 điểm
0,25 điểm 
1,0 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_20.doc