Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chùng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.”
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,5 điểm). Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
Câu 3 (1,0 điểm). Từ hình tượng hai cây phong, em liên tưởng đến con người cần có những phẩm chất gì?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chùng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.” Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1,5 điểm). Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng. Câu 3 (1,0 điểm). Từ hình tượng hai cây phong, em liên tưởng đến con người cần có những phẩm chất gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ hình ảnh hai cây phong đã nêu trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nghị lực trong cuộc sống con người. Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. ------------------ Hết ------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:.. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn Ngữ Văn 8 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Đáp án Biểu điểm I. Phần đọc hiểu Câu 1: - Đoạn văn trích trong văn bản “Hai cây phong” - Tác giả là: Ai-ma-tốp 0,25 0,25 Câu 2: Xác định cụ thể như sau - Từ tượng hình: nghiêng ngả, dẻo dai, rừng rực... ( HS tìm được 2 từ tượng hình trở lên vẫn cho đủ điểm còn nếu tìm được một từ thì không cho điểm ) -Từ tượng thanh: vù vù ... ... ( HS tìm được 1 từ tượng thanh khác như “rì rào” hoặc “thì thầm” vẫn cho đủ điểm) - Các phép tu từ: nhân hoá, so sánh, nói quá, ẩn dụ, liệt kê, điệp ngữ.( HS kể tên được 2 trong các biện pháp nghệ thuật trên cho 0,25 đ và chỉ ra được từ ngữ minh họa cho mỗi biện pháp tìm được cho 0,25đ. Nếu chỉ nêu được một biện pháp nghệ thuật và có từ ngữ minh họa thì cũng cho 0,25 đ. Còn nếu chỉ gọi tên được một biện pháp nghệ thuật mà không có từ ngữ minh họa thì không cho điểm ) -Tác dụng: giúp tác giả kể và tả chân thực, sinh động về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của hai cây phong cho (0,5đ) (hoặc làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước của tác giả cũng cho 0,5đ) 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 3: - Từ hình tượng hai cây phong , ta liên tưởng tới những con người cần có những phẩm chất như: + Có ý chí và nghị lực, sống phi thường dù có trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu có ý chí và nghị lực họ sẽ vượt qua tất cả (0,5đ) + Và có tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương , đất nước của mình. (0,5đ) 1 II. Phần làm văn Câu 1: a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: viết hoa lùi đầu dòng ( nếu HS không viết hoa lùi đầu dòng thì trừ đi 0,25 đ) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: - Có câu chủ đề nêu và khái quát nội dung cơ bản của đoạn văn nằm ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn (0,25 đ) - Biết trình bày được suy nghĩ của mình về vai trò của nghị lực trong cuộc sống. Lập luận chặt chẽ, trình bày khoa học. Về nội dung: - Nghị lực là sức mạnh tinh thần giúp cho con người có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống..(0,25 đ) - Nếu không có nghị lực sống con người sẽ dễ chán nản và đầu hàng, gục ngã trước mọi việc trong cuộc sống.(0,25 đ) ( HS lấy dẫn chứng về những con người có nghị lực vươn lên (0,25 đ) như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Ký..) - Liên hệ: (0,25 đ) Chúng ta cần rèn luyện cho mình có ý chí và nghị lực. Quyết tâm vượt khó vươn lên để đạt được kết quả như mong muốn d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 : a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự : có đầy đủ : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề ; Thân bài triển khai được cốt truyện xoay quanh diễn biến sự việc kể; Kết bài khái quát được nội dung vấn đề b. Xác định đúng vấn đề tự sự : Viết đúng thể loại văn tự sự, biết vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp câu chuyện chân thực, sinh động. Bố cục rõ ràng, lời văn chính xác, hình ảnh. * Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi - người kể chuyện (chú ý học sinh nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại. ( HS không xưng tôi hoặc không giới thiệu được ND cần kể lại cho 0,25đ) * Thân bài: + Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi. - Xiu giới thiệu được hoàn cảnh sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ) - Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào. (chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời) - Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết). - Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra. - Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn. - Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác (chú ý các chi tiết miêu tả và biểu cảm trong phần này) ( HS có thể kể các sự việc theo trình tự của đoạn truyện trong SGK vẫn cho đủ điểm ) * Kết bài: - Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự y sinh giữa những con người nghèo khổ. (Nếu HS lạc sang nêu ý nghĩa của câu chuyện và phát biểu cảm nghĩ về câu chuyện mà không phải là lời của nhân vật thì cho 0,25đ) Lưu ý: ( Nếu HS lạc sang đóng vai nhân vật khác của truyện cho tối đa 2,5 điểm hoặc lạc sang dạng văn nghị luận về đoạn truyện cũng cho tối đa 2,5 đ) ) 0,25 0,5 0,25 0,25 0,75 1 0,25 1 0,5 d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về cốt truyện 0,25đ e. Chính tả, dùng từ đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_201.doc