Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.”
(Ngữ văn 6 - Tập 1, trang.100, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?
Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3. Giải nghĩa từ “nhâng nháo”.
Câu 4. Xác định cụm danh từ có trong câu văn sau: “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.”
Câu 5. Có ý kiến cho rằng: ếch bị trâu giẫm bẹp là chuyện tất nhiên. Nếu không chết vì trâu giẫm thì cũng sẽ chết vì lí do khác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” (Ngữ văn 6 - Tập 1, trang.100, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì? Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. Giải nghĩa từ “nhâng nháo”. Câu 4. Xác định cụm danh từ có trong câu văn sau: “Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.” Câu 5. Có ý kiến cho rằng: ếch bị trâu giẫm bẹp là chuyện tất nhiên. Nếu không chết vì trâu giẫm thì cũng sẽ chết vì lí do khác. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn nêu lên những bài học mà em rút ra được từ câu chuyện có đoạn trích trên. Câu 2 (5,0 điểm). Kể về một việc tốt mà em đã làm. ------------------ Hết ------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:.. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ Văn - LỚP 6 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 1 - Đoạn văn trên trích từ văn bản: Ếch ngồi đáy giếng (0.25đ) - Thể loại của văn bản: Truyện ngụ ngôn. (0.25đ) 0.5 2 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự 0.5 3 - Giải nghĩa từ “nhâng nháo”: ngông nghênh (0,25đ), không coi ai ra gì. (0.25đ) ( HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm ) 0.5 4 - Cụm danh từ: một con trâu; * Lưu ý: - Nếu HS đưa ra thêm 02 phương án sai bên cạnh phương án đúng ( VD: cặp mắt, khắp nơi): trừ 0,25đ. - Nếu HS xác định thừa thành phần cấu tạo của cụm danh từ (VD: một con trâu đi qua giẫm bẹp): trừ 0,25đ. 0.5 5 - Có ý kiến cho rằng: Ếch bị trâu giẫm bẹp là chuyện tất nhiên. Ý kiến trên là đúng. (0.25đ) ( Không bắt buộc HS phải trả lời : Nếu không chết vì trâu giẫm thì cũng sẽ chết vì lí do khác.) - Vì: + Môi trường sống thay đổi mà ếch vẫn quen lối sống cũ, chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. (0.25đ) + Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, thiếu hiểu biết, không chịu học hỏi, mở rộng tầm nhìn. (0.5đ) (HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm) 1.0 II. Tập làm văn 1 Viết một đoạn văn nêu lên những bài học mà em rút ra được từ câu chuyện. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề. - Nêu lên những bài học mà HS rút ra được từ câu chuyện: Ếch ngồi đáy giếng 0.25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn theo gợi ý sau: Những bài học HS rút ra từ truyện: - Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. (HS không cần thiết phải diễn đạt ý này: Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm) (0.5đ) - Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng biết nhìn xa trông rộng, khiêm tốn học hỏi tích lũy kinh nghiệm để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn sâu rộng (0.25đ) - Không được chủ quan kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.Vì sự chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời (bị trả giá đắt, thậm chí bằng cả tính mạng.) (0.25đ) * Lưu ý: - HS diễn đạt khác ( nêu được bài học về tinh thần học hỏi và bài học về tính cách) mà đúng ý, vẫn cho đủ điểm. - Hs làm nhầm sang: Nêu ý nghĩa của truyện thì cho 0,5đ 1.0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 2 Kể về một việc tốt mà em đã làm . a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự có đầy đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài 0.25 b. Xác định đúng nội dung câu chuyện kể: Kể về một việc tốt mà em đã làm như: giúp đỡ bà cụ qua đường, giúp các bạn vùng bão lụt, giúp em bé bị lạc đường, chăm sóc em bé, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất... 0.25 c. Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí. a. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. (Việc tốt đó là gì?) b. Thân bài: (3.0 điểm) * Mở đầu sự việc: 0,5đ - Thời gian và địa điểm em làm công việc đó? - Có bao nhiêu người hay chỉ mình em? - Có người khác chứng kiến hay không? * Diễn biến của sự việc: 2đ - Kể chi tiết về các sự việc theo một trình tự hợp lí. - Có thể lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm: Hình ảnh và tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào? Tâm trạng của em (Em có vui khi làm công việc đó?) * Kết thúc của sự việc: 0,5đ - Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào? c. Kết bài: (0,5 điểm) - Cảm xúc của em khi làm được việc tốt. ( có thể lồng ghép bài học em rút ra.) (* Lưu ý: Nếu HS lạc sang kể về một việc không phải là việc tốt thì cho 1 điểm) 4.0 d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, lời văn sinh động hấp dẫn, giàu sắc thái biểu cảm. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.25 * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng :
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_201.doc