Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
I/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm)
Bài đọc: Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp bê non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao ? Đã có lần nào bạn biến thành hoa thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
Theo Trần Hoài Dương
Đọc thầm bài đọc trên và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau :
a. Trong câu chuyện trên những nhân vật nào nói với nhau?
- Chim sâu và bông hoa.
- Chim sâu và chiếc lá.
- Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
b. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá:
- Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.
- Vì lá đem lại sự sống cho cây.
- Vì lá có lúc biến thành mặt trời.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG Điểm TRƯỜNG TH VĨNH TUY ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2012- 2013 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Ngày 29 tháng 3 năm 2013 (Thời gian 40 phút không kể giao đề) Họ và tên:. Lớp I/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP (5 điểm) Bài đọc: Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp bê non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao ? Đã có lần nào bạn biến thành hoa thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành thứ gì khác tôi cả. Suốt đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. Theo Trần Hoài Dương Đọc thầm bài đọc trên và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau : a. Trong câu chuyện trên những nhân vật nào nói với nhau? Chim sâu và bông hoa. Chim sâu và chiếc lá. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá. b. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá: Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường. Vì lá đem lại sự sống cho cây. Vì lá có lúc biến thành mặt trời. c. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Hãy biết quý trọng những người bình thường. Lá đóng vai trò rất quan trọng với cây. Lá biết quan tâm đến người khác. d. Dòng nào sau đây toàn từ láy? Điện Biên, bãi bờ, triền miên. Ngoằn ngoèo, rúc rích, ung dung. Núi non, trắng sáng, máy bay. Câu 2: Tìm một một từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”. Đặt câu với từ em vừa tìm được. Câu 3: Điền thêm chủ ngữ, vị ngữ thích hợp vào mỗi câu sau để hoàn chỉnh các câu sau : a) .. tham gia thi “Múa hát sân trường”. b) Mấy chú cá rô . Câu 4: Tìm và ghi lại một câu kể Ai thế nào ? trong bài đọc trên. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu em vừa tìm được. II) ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 5 điểm) ( Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm bài đọc, mỗi em đọc không quá 2 phút) Giáo viên chấm (Kí và ghi rõ họ tên) Giáo viên coi (Kí và ghi rõ họ tên) PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 (PHẦN KIỂM TRA VIẾT) Ngày 29 tháng 3 năm 2013 ĐỀ BÀI I. Chính tả : (5 điểm) Thời gian 20 phút. 1. Bài viết : (4 điểm): Con sẻ (Tiếng Việt 4 - Tập 2/trang 90). Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn : “ Sẻ già lao đến cứu con ... lòng đầy thán phục”. 2. Bài tập: (1 điểm): Điền tiếng có âm đầu là l hoặc n vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các từ ngữ sau: .......... sợ .......... mầm ánh .......... ngọn ............ II. Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian 25 phút Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát ( hoặc một cây hoa, cây ăn quả) mà em thích. _______________________________________ PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH TUY ............................ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2012- 2013 Ngày 29 tháng 3 năm 2013 ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG A. Bài đọc: - Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: (có thể câu hỏi khác phù hợp nội dung đoạn vừa đọc) 1. Chuyện cổ tích về loài người (TV 4 - tập 2/ trang9) - HS đọc 4 khổ thơ đầu. - Hỏi: Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ? - Gợi ý trả lời: Vì để bế bồng chăm sóc. 2. Trồng đồng Đông Sơn ( TV 4- tập 2/ trang17) - HS đọc đoạn 1, 2 - Hỏi : Những hoạt động nào được miêu tả trên trống đồng. - Gợi ý trả lời: Đánh cá, săn bắn,đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí,nhảy múa. 3. Sầu riêng ( TV 4- tập 2/ trang 34) - HS đọc đoạn 1, 2. - Hỏi : Hoa, quả và dáng cây sầu riêng có gì đặc sắc? (Hoa: đậu từng chùm,màu trắng, cánh nhỏ như vẩy cá giống cánh sen con. Quả:Lủng lẳng giống như tổ kiến. Dáng: Khẳng khiu cao vút)) 4. Hoa học trò ( TV 4- tập 2 / trang 43) - HS đọc đoạn 1 hoặc 2 - Hỏi : Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? - Gợi ý trả lời: Vì hoa phượng nở báo hiệu mùa thi, mùa nghỉ hè, cây phượng được trồng nhìêu ở trường học 5. Thắng biển (TV 4- tập 2 / trang 76) - HS đọc đoạn 3 - Hỏi :+ Những từ ngữ hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắngcủa con người trước cơn bão biển? - Gợi ý trả lời: Nhảy xuống dòng nước đang cuốn giữ dội,lấy thân mình ngăn dòng nước; khoácvai nhau thành một sợi dây dài cứng như sắt dẻo như chão...đã cứu được con đê dài sống lại... B. Biểu điểm chấm: - Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng,bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với đoạn văn cần đọc. Tốc độ khoảng 85 tiếng/1 phút. Mỗi học sinh đọc không quá 2 phút: 4 điểm - Học sinh trả lời đúng câu hỏi : 1 điểm Lưu ý: GV cho điểm cần căn cứ mức độ trả lời của học sinh không nhất thiết đúng hệt như gợi ý. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II - LỚP 4 NĂM HỌC: 2012- 2013 I) ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP CÂU 1: 2 điểm Khoanh đúng mỗi ý được 0,5đ Đáp án: Ý a - C; ý b - B; ý c – A ; ý d - B CÂU 2: 1 điểm: Học sinh tìm đúng từ theo yêu cầu: 0,5 điểm. Đặt đúng câu với từ tìm được: 0,5 điểm CÂU 3: 1 điểm Học sinh điền đúng mỗi câu: 0,5 điểm Câu 4: 1 điểm Học sinh tìm câu đúng theo yêu cầu: 0,5 điểm. Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ: 0,5 điểm. II) HƯỚNG DẪN CHẤM VIẾT LỚP 4 I) Chính tả: (5 điểm) 1) Bài viết: 4 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng; trình bày đúng, sạch, đẹp: điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, lỗi viết hoa...) trừ 0,4 điểm. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn: bị trừ không quá 0,5 điểm toàn bài. 2) Bài tập: 1 điểm Học sinh tìm đúng mỗi từ cho: 0,25 điểm Đáp án: lo sợ, ánh nắng, nảy mầm, ngọn lửa II) TẬP LÀM VĂN (5 điểm) - Viết được bài văn đúng thể loại . Bài văn có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận; nội dung bài văn có đủ các ý cơ bản, diễn đạt tương đối rõ ràng, mạch lạc. (3đ) - Viết câu đúng ngữ pháp; chấm phẩy rõ ràng; từ sử dụng đúng, phù hợp; câu văn bước đầu có hình ảnh, cảm xúc... (1đ) - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch; không mắc lỗi chính tả. (1đ) * Cách tính điểm: - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, trình bày mà GV có thể cho các mức điểm cho phù hợp: 4,5 – 4 - 3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 Điểm môn Tiếng Việt = (điểm viết + điểm đọc) :2 (làm tròn 0,5 thành 1)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.doc