Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)
I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1 (0.5 điểm). Chủ ngữ trong câu: “Những ngày giá rét, bạch dương mẹ xòe cánh, xòe lá che mưa, che gió cho con.” là:
A. bạch dương mẹ
B. bạch dương
C. bạch dương mẹ xòe cánh, xòe lá
Câu 2 (0.5 điểm). Trong câu: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.” có các động từ là:
- đến, đàn bà, đánh B. đến, cũng C. đến, đánh
Câu 3 (0.5 điểm). Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng:
A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
C. Kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
Câu 4 (0.5 điểm) Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng.
B. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
C. Xuân đến, trăm hoa đua nở.
Câu 5 (1 điểm). Cho câu văn sau: “ Nhưng bạch dương mẹ còn chưa nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên.”
Em hãy tìm và ghi lại các quan hệ từ trong câu trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Cổ Bì (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Đề gồm 06 câu, 01 trang) Thời gian làm bài: 60 phút (Học sinh làm ra giấy kiểm tra, không làm vào đề bài) I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu. Câu 1 (0.5 điểm). Chủ ngữ trong câu: “Những ngày giá rét, bạch dương mẹ xòe cánh, xòe lá che mưa, che gió cho con.” là: A. bạch dương mẹ B. bạch dương C. bạch dương mẹ xòe cánh, xòe lá Câu 2 (0.5 điểm). Trong câu: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.” có các động từ là: đến, đàn bà, đánh B. đến, cũng C. đến, đánh Câu 3 (0.5 điểm). Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng: A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ. B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát. C. Kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường. Câu 4 (0.5 điểm) Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. B. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian. C. Xuân đến, trăm hoa đua nở. Câu 5 (1 điểm). Cho câu văn sau: “ Nhưng bạch dương mẹ còn chưa nói hết câu thì một tiếng nổ chói tai vang lên.” Em hãy tìm và ghi lại các quan hệ từ trong câu trên. II. TẬP LÀM VĂN Câu 6 (7 điểm). Hãy tả lại một cảnh đẹp quê hương em vào ngày đẹp trời. ______________Hết______________ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) Câu Đáp án Điểm 1 A 0.5 điểm 2 C 0.5 điểm 3 B 0.5 điểm 4 C 0.5 điểm 5 Các quan hệ từ là: nhưng, thì 1 điểm 6 (7 điểm) - Đảm bảo đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài: Giới thiệu được một cảnh đẹp của quê hương em định tả theo yêu cầu của đề bài. 1.5 điểm - Tả được những đặc điểm nổi bật của cảnh: Có thể tả theo từng phần của cảnh, có thể tả theo thời gian trong ngày đẹp trời (cảnh cánh đồng, con đường, dòng sông của quê hương ,...) 3 điểm - Nêu được cảm xúc của bản thân, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật hợp lí khi tả cảnh đẹp đó. 1 điểm - Phần kết bài: Nêu được cảm nghĩ, cảm xúc, của bản thân về cảnh đẹp của quê hương. 1.5 điểm * Bài được 7 – 6,5 điểm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp, thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên và bày tỏ được cảm nghĩ của mình về cảnh đẹp vào một ngày đẹp trời một cách hợp lí. - Kết hợp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật hợp lí, dùng từ sinh động, giàu hình ảnh... - Bài viết không mắc lỗi chính tả. * Tùy theo mức độ bài làm của HS, giám khảo ghi điểm theo các mức: 6 - 5.5 - 5 - 4.5 – 4 – 3.5 – 3 – 2.5 – 2 – 1.5 – 1 – 0.5. - Bài viết sai từ 4 - 5 lỗi chính tả: toàn bài trừ 0.5 điểm. - Bài viết sai trên 5 lỗi chính tả: toàn bài trừ 1 điểm. * Bài văn lạc đề: không ghi điểm. ______________Hết________________
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_20.doc