Đề kiểm tra đầu năm môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

 

Phần I (4,0 điểm) - Luyện từ và câu 

Câu 1. (1 điểm)  

Xếp các từ sau thành ba nhóm (từ đơn, từ ghép, từ láy):

Núi đồi, rực rỡ, đẹp đẽ, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, bánh kẹo, đánh đập.

Câu 2. (1,5 điểm) 

Đặt một câu nói về việc học tập và rèn luyện của em, trong đó có sử dụng trạng ngữ theo yêu cầu dưới đây:

  1. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích (hoặc trạng ngữ chỉ nguyên nhân). 
  2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn.
  3. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ phương tiện.

Câu 3. (1,5 điểm)  

Cho hai câu thơ:

                                 “Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất

                                      Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”

            a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ trên.

            b) Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?

doc 4 trang Huy Khiêm 14/11/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đầu năm môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra đầu năm môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra đầu năm môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Phần I (4,0 điểm) - Luyện từ và câu 
Câu 1. (1 điểm) 
Xếp các từ sau thành ba nhóm (từ đơn, từ ghép, từ láy):
Núi đồi, rực rỡ, đẹp đẽ, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, bánh kẹo, đánh đập.
Câu 2. (1,5 điểm) 
Đặt một câu nói về việc học tập và rèn luyện của em, trong đó có sử dụng trạng ngữ theo yêu cầu dưới đây:
Câu có trạng ngữ chỉ mục đích (hoặc trạng ngữ chỉ nguyên nhân). 
Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ phương tiện.
Câu 3. (1,5 điểm) 
Cho hai câu thơ:
 “Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
	 Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”
	a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ trên.
	b) Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?
	c) Nêu ý nghĩa của hai câu thơ trên.
Phần II (6,0 điểm) - Tập làm văn 
Hãy miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em vào buổi sáng mùa hè.
 .Hết..
Họ tên học sinh:.Số báo danh:.......................
Chữ kí giám thị 1: ............ Chữ kí giám thị 2:...................
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Phần I (4 điểm) –Luyện từ và câu 
Câu 1. (1 điểm) Học sinh xếp các từ thành ba nhóm sau: 
- Từ đơn: vườn, ngọt, ăn.
- Từ ghép: núi đồi, thành phố, bánh kẹo, đánh đập
- Từ láy: rực rỡ, đẹp đẽ, dịu dàng.
(Nếu sai 1 từ trừ 0,25 điểm.)
Câu 2. (1,5 điểm) 
Học sinh đặt được một câu đúng theo mỗi yêu cầu cho 0,5 điểm 
Ví dụ: 
a) Vì gia đình, Hải luôn phấn đấu trở thành học sinh giỏi toàn diện.
(hoặc trạng ngữ chỉ nguyên nhân) Nhờ siêng năng, chăm chỉ, An đã vươn lên dẫn đầu lớp về học tập.
b) Trong lớp học, lúc cô giáo giảng bài, ai nấy đều chăm chú lắng nghe.
c) Sáng hôm đó, bằng cây bút “nét hoa”, tôi đã viết được bài chính tả rất đẹp.
* Lưu ý:
- Nếu HS đặt câu đảm bảo yêu cầu có trạng ngữ như đề bài nhưng nội dung của câu không nói về học tập và rèn luyện thì chỉ đạt 0.25 điểm/ 1 câu.
- Ở phần b, c: Nếu HS đặt câu viết về nội dung học tập và rèn luyện nhưng câu mới chỉ có 1 trạng ngữ thì chỉ được 0.25 điểm.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu có thể linh hoạt (Đầu câu, giữa câu, cuối câu).
- Nếu HS đặt câu mà hình thức chưa đảm bảo (chữ cái đầu không viết hoa, cuối câu không có dấu kết thúc câu) thì GV đánh dấu vào bài nhưng không trừ điểm. 
Câu 3. (1,5 điểm) 
a) Cặp từ trái nghĩa : tối – sáng (0,5 điểm) 
b) Tối: được dùng theo nghĩa đen. (0,25 điểm) 
 Sáng: được dùng theo nghĩa bóng (0,25 điểm) 
c) Ý nghĩa: Trong khó khăn gian khổ, con người tìm thấy được sức mạnh của chính mình và của dân tộc. (0,5 điểm) (Nếu HS diễn đạt đúng ý vẫn cho đủ điểm 0,5 điểm. GV nên căn cứ vào bài làm thực tế của HS để cho điểm phù hợp)
* Lưu ý phần c:
- Nếu HS không diễn đạt đầy đủ được như đáp án nhưng đã chỉ ra được ý nghĩa của hai câu thơ trên bằng các cụm từ như: sức mạnh của dân tộc/ sức mạnh Việt Nam hoặc lý tưởng sống... thì GV vẫn chấm đủ 0.5 điểm cho HS.
- HS diễn đạt theo ý hiểu của mình mà vẫn còn sơ lược thì GV chỉ chấm 0.25 điểm.
Phần II (6 điểm) – Tập làm văn 
Bài làm của HS đạt các yêu cầu sau :
+ Kĩ năng trình bày: (0,5 điểm) 
- Bài miêu tả cảnh có bố cục ba phần.
- Trình bày theo một trình tự quan sát hợp lí. Biết viết câu đoạn chuẩn ngữ pháp.Biết dùng từ, các phép tu từ có tính biểu cảm để làm rõ cảnh.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả
+ Nội dung bài văn: Đạt được các ý cơ bản sau và sắp xếp chúng vào từng phần bài văn cho phù hợp, đúng đặc trưng kiểu bài. (5,5 điểm)
Phần
Yêu cầu
Điểm
1. Mở bài
- Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về một cảnh đẹp trên quê hương (Dòng sông, cánh đồng, làng quê, khu vườn, đầm sen...) vào một buổi sáng mùa hè. 
(0,5 điểm) 
2.Thân bài (4,5 điểm) 
- Miêu tả khái quát được cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo trình tự từ xa đền gần hoặc từ cao xuống thấp...
(0,5 điểm) 
- Miêu tả chi tiết đối tượng theo trình tự thời gian, không gian. Học sinh biết lựa chọn những chi tiết hình, ảnh tiêu biểu để miêu tả trong đó:
(3 điểm)
 + Miêu tả chi tiết đối tượng cùng cảnh vật gắn bó với đối tượng đó (Màu sắc; hình ảnh: Trời, mây, nắng, gió,; âm thanh: Tiếng gà, tiếng ve, tiếng ong, tiếng chim hót, tiếng gió; đường nét).
(1,5 điểm)
 + Miêu tả hình ảnh của con người gắn với đối tượng:
Học sinh: (Ví dụ: đi tập thể dục, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa văn nghệ ở địa phương).
Người lớn: (Ví dụ: đi tập thể dục, đi làm, đi chợ, hoạt động lao động gắn với đối tượng).
(1,5 điểm) 
- Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về một cảnh đẹp quê hương vào buổi sáng mùa hè.
1 điểm
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về cảnh quê hương (tình cảm với quê hương, lời hứa, lời nhắn gửi tới mọi người cần làm gì để xây dựng quê hương)
(0,5 điểm) 
* Biểu điểm :
- Điểm 6: Đạt hoàn hảo các yêu cầu 
- Điểm 5: Đạt các yêu cầu ở mức cao. Lời văn chưa thật sáng tạo
- Điểm 4: Đạt cơ bản các yêu cầu song còn mắc vài lỗi diễn đạt, lời văn chưa thật sinh động, sáng tạo. Không sai lỗi chính tả.
- Điểm 3: Đạt các yêu cầu ở mức cơ bản, lời văn chưa được mạch lạc, chưa cảm xúc.
- Điểm 2: Đạt yêu cầu về bố cục, nêu được những ý tiêu biểu liên quan đến cảnh, văn viết lủng củng và còn thiếu cảm xúc.
- Điểm 1: Bài viết có bố cục ba phần song trình bày chưa rõ được cảnh cần tả, ý chưa rõ, chưa theo một trình tự .
- Điểm 0: Lạc kiểu bài hoặc không làm bài
(GV căn cứ vào bài làm cụ thể của từng HS để cho điểm hợp lí. Khuyến khích những bài văn giàu cảm xúc, diễn đạt trong sáng, sinh động, chữ viết đẹp).
* Lưu ý: Nếu HS miêu tả chung chung, nhiều đối tượng (Cả làng quê, cả dòng sông, cả cánh đồng, cả đầm sen...) chứ không bám sát đề “Hãy miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em vào buổi sáng mùa hè” thì GV chỉ cho tối đa 2 điểm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dau_nam_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018_phon.doc