Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

  1. Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển  trường từ vựng nhằm mục đích gì?
  2. Từ “nghe” trong câu thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào? Hãy giải thích vì sao nó thuộc trường từ vựng đó?

                           Nhà ai vừa chín quả đầu. 

                Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.

                                                                                 (Phạm Hổ) 

   c) Tìm các từ thuộc trường từ vựng: trạng thái tâm lí của con người.

Câu 2 (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.  Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”  

                                                                               (Ngữ văn 8 –Tập 1)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn?

doc 3 trang Huy Khiêm 29/10/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề kiểm tra đầu môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng nhằm mục đích gì?
Từ “nghe” trong câu thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào? Hãy giải thích vì sao nó thuộc trường từ vựng đó?
 Nhà ai vừa chín quả đầu. 
 Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
 (Phạm Hổ) 
 c) Tìm các từ thuộc trường từ vựng: trạng thái tâm lí của con người.
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.” 
 (Ngữ văn 8 – Tập 1)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 
b) Nêu nội dung chính của đoạn văn?
 c) Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu ý nghĩa, tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3 (5,0 điểm)
	Hãy giải thích lời khuyên của Lê- nin: Học, học nữa, học mãi.
------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1
(2,0 điểm)
a) Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng nhằm mục đích:
- Để tăng tính nghệ thuật của ngôn từ (0,25đ) và khả năng diễn đạt (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh)(0,25đ)
0,5điểm
b) Từ “nghe” trong câu thơ thuộc trường từ vựng:khứu giác. 
 - Vì câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ khứu giác sang thính giác. 
c) Các từ thuộc trường từ vựng: trạng thái tâm lí của con người: vui, buồn, hờn, giận... (Nếu HS tìm từ ngữ khác nhưng đúng trường từ vựng vẫn cho đủ điểm)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2 
(3,0 điểm)
 a) Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tôi đi học.” 
- Tác giả: Thanh Tịnh 
b ) Nội dung chính của đoạn văn: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng của nhân vật tôi và các bạn cùng tuổi khi ở sân trường. (Nếu HS diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn cho đủ điểm)
c) Học sinh trình bày bằng một đoạn văn.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: So sánh 
 “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”
Ý nghĩa, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn :
- Hình ảnh so sánh gợi tả chính xác, sinh động hình ảnh tâm trạng của “tôi” và các bạn lần đầu tiên được cắp sách đến trường với tâm trạng bỡ ngỡ rụt rè, e sợ.
- Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như những cánh chim non đang mơ ước được khám phá chân trời kiến thức. 
- Nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức bao la, bất tận ấy.
- Qua đó ta cảm nhận được tấm lòng biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bạn bè của nhà văn.
(Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để cho điểm phù hợp.)
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3 
(5,0 điểm)
 * Yêu cầu về hình thức: 
- Xác định đúng thể loại: nghị luận giải thích
- Bố cục ba phần mạch lạc, luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp.
0,5điểm 
* Yêu cầu về nội dung: 
HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đạt được các ý cơ bản sau:
a) Mở bài: 
- Dẫn vào đề: Phong trào học tập hiện nay. 
- Giới thiệu câu nói của Lê nin:"Học, học nữa, học mãi" 
b)Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi" 
+ Học là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường... 
+ Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được.
+ Học mãi: học không ngừng, học suốt đời. 
- Như vậy lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời. Không chỉ học trong trường mà cần học mọi lúc, mọi nơi... 
- Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi" ?
+ Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội. 
+ Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả. 
+ Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.
+ Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+ Học tập đem lại lợi ích cho bản thân: bảo vệ bản thân , tự nuôi sống bản thân .Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.
- Một số nhân vật điển hình (dẫn chứng)
+ Nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
(HS có thể lấy một số dẫn chứng khác phù hợp vẫn cho đủ điểm)
- Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả? 
+ Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập... 
+ "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niên, học sinh... 
+ Ta phải học tập trong sách vở, nhà trường, trong thực tế cuộc sống... 
- Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang.
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.
c) Kết bài: 
. - Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói:"Học, học nữa, học mãi" 
- Rút ra bài học cho bản thân. 
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 4- 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lập luận hợp lí. 
- Điểm 3: Đáp ứng được các 2/3 các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 2: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 1/2 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. 
- Điểm 1: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài còn mắc nhiều lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. 
- Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. 
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp.
0,5 điểm
0,75 điểm
1,25 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dau_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_phong_gd.doc