Đề kiểm tra chất lượng tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Vũ Hữu
Câu 1 (3 điểm).
Cho đoạn văn:
Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
b. Phát hiện và trình bày tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2 điểm).
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau và cho biết câu nào được coi là câu trần thuật đơn có từ là?
a. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
b. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
(T. Ê-ren-bua, Lòng yêu nước)
c. Tre, anh hùng chiến đấu !
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
.Câu 3 (5 điểm).
Một năm học sắp qua đi nhưng đến nay em vẫn nhớ như in Ngày Khai giảng năm học mới khi em vừa bước chân vào ngôi trường Trung học. Hãy tả lại Ngày Khai giảng đáng nhớ ấy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng tháng 4 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Vũ Hữu
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 4 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 (Thời gian làm bài 75 phút) Câu 1 (3 điểm). Cho đoạn văn: Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? b. Phát hiện và trình bày tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn trên. Câu 2 (2 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau và cho biết câu nào được coi là câu trần thuật đơn có từ là? a. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) b. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. (T. Ê-ren-bua, Lòng yêu nước) c. Tre, anh hùng chiến đấu ! (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) .Câu 3 (5 điểm). Một năm học sắp qua đi nhưng đến nay em vẫn nhớ như in Ngày Khai giảng năm học mới khi em vừa bước chân vào ngôi trường Trung học. Hãy tả lại Ngày Khai giảng đáng nhớ ấy. ------------------------- HẾT ------------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 4 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 (Thời gian làm bài 75 phút) Câu 1 (3 điểm). Cho đoạn văn: Than ôi ! Cứ như cái cách quan ngồi ung dung như vậy, mà hai bên tả hữu, nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, thì đố ai dám bảo rằng : gần đó có sự nguy hiểm to, sắp sinh ra một cảnh nghìn sầu muôn thảm, trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến, mà chẳng động tâm, thương xót đồng bào huyết mạch !... (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) Tại sao tác giả gọi tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú ? Qua đó em hiểu gì về thái độ của tác giả Phạm Duy Tốn ? Câu 2 (2 điểm). Xác định cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm C – V đó làm thành phần gì? a. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình (Nam Cao) b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái. (Hồ Chí Minh) c. Tôi nghe thấy những chú dế gọi nhau ở trong kẽ gạch. (Ngô Văn Phú) d. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. (Tô Hoài) Câu 3 (5 điểm). Hãy giải thích câu ca dao sau: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ------------------------- HẾT ------------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 4 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài 75 phút) Câu 1 (3 điểm). Cho đoạn văn bản sau: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. (Nguyễn Thiếp, Bàn luận về phép học) a. Nêu đặc điểm của thể loại văn bản Bàn luận về phép học. b. Từ đoạn văn trên, em hãy chỉ rõ những điểm tiến bộ và những điểm cần bổ sung thêm cho phù hợp với yêu cầu học tập ngày nay. Câu 2 (2 điểm). Nêu hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu sau: a. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) b. Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được. ( Bánh chưng, bánh giầy) c. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) d. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang) Câu 3 (5 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Nước Đại việt ta” là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc. Bằng hiểu biết của em về văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ------------------------- HẾT ------------------------- PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 4 NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (Thời gian làm bài 75 phút) Câu 1 (2 điểm). Cho đoạn văn: “Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) a. Xác định ngôi kể của tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Ngôi kể đó có tác dụng gì ? b. Nhận xét về cấu tạo của những câu văn trong đoạn văn trên. Việc sử dụng chủ yếu các kiểu câu đó có tác dụng gì trong văn bản? Câu 2 (3 điểm). Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ tha thiết căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Từ lời căn dặn trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Câu 3 (5 điểm). “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có bóng dáng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa. Hãy phân tích hai khổ thơ cuối của bài thơ Sang thu để làm rõ nhận xét trên. ------------------------- HẾT -------------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_thang_4_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam_h.doc