Đề kiểm tra chất lượng tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Vũ Hữu (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm):

          Đọc đoạn văn sau:  

          "Trong phòng ăn có tới ba mâm ngồi sáu. Trên mỗi mâm bày hai tá nem chua, ba cặp bánh chưng nhưng trên mâm lại chỉ có hai đôi đũa, thành ra mọi người chỉ ngồi nhìn nhau, không ai dám ăn."

          1) Hãy chỉ ra số từ có trong đoạn văn.

          2) Từ việc tìm số từ trong đoạn văn đã nhắc nhở em phân biệt số từ với trường hợp nào?

Câu 2 (3 điểm):

          Qua truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", em có suy nghĩ gì về mục đích học tập của mỗi cá nhân học sinh?

Câu 3 (5 điểm):

          Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…

doc 11 trang Huy Khiêm 09/01/2024 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Vũ Hữu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Vũ Hữu (Có đáp án)

Đề kiểm tra chất lượng tháng 11 môn Ngữ văn Lớp 6, 7, 8, 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Vũ Hữu (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 11
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn : Ngữ Văn 
Lớp 6
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2 điểm):
	Đọc đoạn văn sau: 	
	"Trong phòng ăn có tới ba mâm ngồi sáu. Trên mỗi mâm bày hai tá nem chua, ba cặp bánh chưng nhưng trên mâm lại chỉ có hai đôi đũa, thành ra mọi người chỉ ngồi nhìn nhau, không ai dám ăn."
	1) Hãy chỉ ra số từ có trong đoạn văn.
	2) Từ việc tìm số từ trong đoạn văn đã nhắc nhở em phân biệt số từ với trường hợp nào?
Câu 2 (3 điểm):
	Qua truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", em có suy nghĩ gì về mục đích học tập của mỗi cá nhân học sinh?
Câu 3 (5 điểm):
	Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,
.. HẾT ..
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 11
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn : Ngữ Văn 
Lớp 7
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2 điểm):
	1) Trong câu: "Đây là ngôi trường rất lớn nhưng không đẹp." Có cặp từ trái nghĩa không? Vì sao?
	2) Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong câu thơ sau: 
Bàn tay đã trót nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây.
 (Nguyễn Du)
Câu 2 (3 điểm):
	Hãy triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu: "Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê tuy khác nhau ở cách thể hiện nhưng gặp gỡ nhau nơi tình yêu quê hương thắm thiết, chân thành."
Câu 3 (5 điểm):
	Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
.. HẾT ..
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 11
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn : Ngữ Văn 
Lớp 8
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2 điểm):
	Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn sau:
	 "Dù ta tới đây lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào."
Câu 2 (3 điểm):
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về tác hại của thuốc lá đối với tầng lớp thanh thiếu niên, trong đó có sử dụng một câu ghép.
Câu 3 (5 điểm):
	Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam.
.. HẾT ..
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS VŨ HỮU
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 11
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn : Ngữ Văn 
Lớp 9
 (Thời gian làm bài 75 phút không kể giao đề)
Câu 1 (2 điểm):
	Câu thơ "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ Đồng chí ban đầu được tác giả viết: "Đầu súng mảnh trăng treo". Theo em, vì sao nhà thơ lại bỏ đi từ "mảnh"? Phân tích ngắn gọn cái hay của câu thơ "Đầu súng trăng treo".
Câu 2 (3 điểm):
	Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hiện nay một số bạn học sinh trong trường (kể cả lớp 6, 7, 8) đã viết thư hoặc nhắn tin cho bạn khác giới để bày tỏ tình cảm của mình.
Câu 3 (5 điểm):
	Hãy phân tích hình ảnh người và trăng trong đoạn thơ sau:
	Thình lình đèn điện tắt
	phòng buyn-đinh tối om
	vội bật tung cửa sổ
	đột ngột vầng trăng tròn
	Ngửa mặt lên nhìn mặt
	có cái gì rưng rưng
	như là đồng là bể
	như là sông là rừng
	Trăng cứ tròn vành vạnh
	kể chi người vô tình
	ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình.
	(Ánh trăng, Nguyễn Duy)
.. HẾT ..
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM LỚP 6
Câu 1:
- Số từ: ba, sáu, mỗi, hai, ba (một số từ 0,2 điểm = 1 điểm)
- Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng: tá, cặp, đôi (1 điểm)
Câu 2:
- Từ truyện ngụ ngôn đã học, học sinh có thể trình bày suy nghĩ về: 
+ Ý nghĩa bài học từ truyện ngụ ngôn: Dù sống trong môi trường hạn chế cũng nên cố gắng mở rộng tầm hiểu biết. Không nên kiêu ngạo, chủ quan, coi thường người xung quanh.(1 điểm)
+ Là học sinh cần luôn cố gắng học tập, không chỉ học tập ở thầy cô mà học tập cả ở những người xung quanh, học tập mọi lúc, mọi nơi để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Học tập, không ngừng tích luỹ kiến thức để thấy kiến thức mình đã học tập được rất nhỏ bé để từ đó phải biết khiêm tốn. Khiêm tốn cũng khiến con người gặt hái được thành công, hay ít nhất cũng tránh được những hậu quả đáng tiếc. (2 điểm)
Câu 3:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc sẽ kể. 
- Thân bài: Lần lượt kể diễn biến câu chuyện:
+ Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh như thế nào?
+ Sơn Tinh đã huy động những lực lượng như: máy xúc, máy ủi,  các phương tiện hiện đại để chống lại Thần Nước.
.
- Kết bài: kết thúc câu chuyện, tình cảm, bài học được rút ra từ câu chuyện.
* Biểu điểm: 
- Điểm 4-5: Biết kể một câu chuyện tưởng tượng hay, hấp dẫn. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, các tình tiết hư cấu nhưng có thể chấp nhận được, chú ý và nhấn mạnh tới ý nghĩa câu chuyện.
- Điểm 2-3: Đảm có cốt truyện (nhân vật, sự việc), có trình tự diễn biến của câu chuyện, kết thúc có ý nghĩa. Một đôi câu diễn đạt còn lủng củng
- Điểm 1: Chưa biết kể hoàn chỉnh một câu chuyện tưởng tượng,
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM LỚP 7
Câu 1:
a. Câu này không có cặp từ trái nghĩa. Vì các cặp từ trái nghĩa phải có một cơ sở chung nào đó.(1 điểm)
b. Sử dụng từ trái nghĩa đã tạo ra được hình ảnh tương phản, tạo nên sự hài hoà, cân đối, gây ấn tượng mạnh, tăng hiệu quả biểu đạt. (1 điểm)
Câu 2:
- Hình thức: đảm bải viết đúng hình thức đoạn văn, viết lui đầu dòng, viết hoa. 
- Nội dung: đảm bảo các ý sau:
+ Khác nhau: 
	Bài Tĩnh dạ tứ được viết ở nơi đất khách quê người (tác giả xa quê), được viết theo hình thức cổ thể, mượn cảnh để tả tình- biểu cảm kết hợp với miêu tả..
	Bài Hồi hương ngẫu thư được viết ngay trên chính quê hương (khi tác giả vừa mới đặt chân về quê), viết thể thất ngôn tứ tuyệt, kể chuyện để bộc lộ cảm xúc- biểu cảm kết hợp với tự sự.
- Giống nhau: đều thể hiện tình yêu quê hương da diết, sâu đậm.
* Biểu điểm:
- Điểm 3: Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đủ ý, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 2: Đúng hình thức đoạn văn, đủ ý, đôi chỗ diễn đạt còn chưa tốt.
- Điểm 1: Thiếu ý, diễn đạt chưa trôi chảy.
Câu 3:
- Biết viết thành bài văn hoàn chỉnh theo kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học:
+ Mở bài: Giới thiệu được bài Cảnh khuya.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày cảm xúc, suy ngẫm của mình từ bài thơ.
	- Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống được thể hiện bởi nghệ thuật so sánh, điệp từ.
	- Cảm nhận về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh: tình cảm đối với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, ung dung, tự tại, lạc quan cách mạng.
	- Cảm nhận chung về nghệ thuật bài thơ: ngắn gọn, súc tích, được viết bằng chữ quốc ngữ, có những hình ảnh thiên nhiên đẹp, mang màu sắc cổ điển nhưng vẫn bình dị, tự nhiên.
+ Kết bài: Khẳng định cảm xúc khái quát bài thơ mang lại.
* Biểu điểm:
- Điểm 4-5: Đảm bố cục mạch lạch, mang đúng đặc trưng của văn phát biểu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 2-3: Đảm bảo bố cục đẩy đủ, thể hiện được cảm xúc theo trình tự bài thơ. Diễn đạt chưa được trôi chảy, còn mắc một, hai lỗi chính tả.
- Điểm 1: Lạc kiểu bài, phân tích bài thơ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỚP 8
Câu 1
- Hai cây phong được miêu tả:
+ Qua trí tưởng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ (mang đậm chất hội hoạ) (1 điểm).
+ Được miêu tả qua các biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ hết sức sinh động, có hồn, độc đáo. (1 điểm)
Câu 2:
- Học sinh có thể trình bày thành đoạn hoặc thành bài văn nghị luận ngắn gọn, đảm bảo các ý:
+ Hút thuốc lá ảnh hưởng tới sức khoẻ, kinh tế, đạo đức.
+ Tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh không nên sử dụng thuốc lá.
* Biểu điểm;
- Điểm 3: lập luận mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, sử dụng và gạch chân đúng một câu ghép.
- Điểm 2: trình bày suy nghĩ và lời kêu gọi hợp lí, có câu ghép.
- Điểm 1: trình bày thiếu mạch lạc, dùng sai câu ghép.
Câu 3: Bài viết mang đúng đặc trưng của bài thuyết minh. Đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài Việt Nam 
b.Thân bài 
- Nguồn gốc, xuất xứ: không ai biết chính xác từ bao giờ,từ chiếc áo tứ thân của Trung Quốc, người có công khai sáng ra hình dáng chiếc áo là Chúa Nguyễn Phúc Khoát,
- Cấu tạo: 
* Áo dài từ cổ xuống đến chân. 
* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. 
* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. 
* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. 
* Áo được may bẳng vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. 
* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. 
* Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay. 
* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. 
- Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế 
+ Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.... 
+ Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài 
- Tương lai của tà áo dài. 
c. Kết bài 
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
* Biểu điểm:
- Điểm 4-5: Đảm bảo bố cục ba phần, cung cấp được nhiều tri thức khách quan, sử dụng phương pháp thuyết minh đa dạng, diễn đạt tương đối tốt, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 2-3: Đảm bảo bố cục ba phần, trình tự các ý thuyết minh mạch lạc, chưa cung cấp được nhiều tri thức nhưng diễn đạt khá tốt
- Điểm 1: Lạc kiểu bài hoặc viết quá sơ sài.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM LỚP 9
Câu 1:
- Tác giả bỏ từ "mảnh" vì: từ này gợi sự mong manh, cô độc, câu thơ lại thêm kéo dài, không tạo sự hài hoà về mặt ngữ âm. Trăng sáng, đẹp thường phải là trăng tròn nêm từ "mảnh" đã được tác giả bỏ đi. (1 điểm)
- Câu thơ có bốn chữ tạo nhịp điệu như nhịp đập dịu dàng của trái tim đồng chí. Trái tim chan chứa yêu thương mà họ cảm nhận được của nhau. Câu thơ còn gợi trăng với người lính như những người bạn trong những đêm chiến đấu. Câu thơ đặc sắc, vừa thực vừa mộng, vừa nói được cái cụ thể, vừa gợi được cái vô cùng: súng và trăng; cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng là biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí, của khát vọng hoà bình. (1 điểm)
Câu 2:
- Học sinh biết viết một bài văn nghị luận về một hiện tượng xã hội, đảm bảo các ý sau:
+ Thực trạng vấn đề: hiện nay trường Vũ Hữu nói riêng và các trường THCS, THPT nói chung đã xảy ra hiện tượng học sinh viết thư, nhắn tin cho bạn khác giới để bày tỏ tình cảm quý, thích, thậm chí là yêu. Hiện tượng này xảy ra trong trường không chỉ với học sinh lớp 9 mà còn ở rải rác ở các lớp 6, 7, 8. Việc trao đổi thư từ, tin nhắn hoặc những lời trêu ghẹo, gán ghép không chỉ xảy ra ở ngoài nhà trường mà còn xảy ra ở những giờ ra chơi, thậm chí trong cả giờ học
- Nguyên nhân: Do các bạn này chưa nhận thức rõ được nhiệm vụ của người học sinh là tập trung vào học tập. Chưa phân biệt được tình yêu với sự quý mến nhau trong tình bạn. Hoặc có những bạn đua đòi theo những hiện tượng không lành mạnh trong xã hội, bắt chước người lớn,
- Giải pháp: Tập trung vào học tập. Hiểu rõ thế nào là tình yêu, tình bạn. Nhắc nhở và phê phán những bạn có hành vi chưa đúng mực,
- Biểu điểm:
+ Điểm 3: Viết đúng kiểu bài nghị luận về một hiện tượng xã hội. Bố cục mạc lạc, diễn đạt trôi chảy, bài viết gắn với thực tế, đưa ra được những nhận xét, lí giải, giải pháp phù hợp.
+ Điểm 2: Đúng kiểu bài nghị luận về một hiện tượng xã hội, lập luận chưa được mạch lạc.
+ Điểm 1: Lạc kiểu bài hoặc viết còn sơ sài.
Câu 3:
* Bài viết đảm bảo các ý sau:
- Người, sau khi trở về thành phố, quen với cuộc sống tiệm nghi đã quên trăng nhưng rồi gặp phải tình huống bất ngờ: mất điện, tối tăm, cần tìm nguồn sáng.
- Tình huống ấy khiến người, theo thói quen "vội bật tung cửa sổ" và giây phút ấy đột ngột gặp lại "vầng trăng tròn".
- Cuộc gặp gỡ ấy cũng là sự bừng tỉnh của con người gợi ra suy nghĩ sâu xa:
+ Người và trăng đối diện bởi người "ngửa mặt lên nhìn mặt". Đó cũng là sự đối diện với kỉ niệm, với quá khứ và có lẽ với cả chính mình.
+ Trong đối diện, người thấy cả quá khứ trở về:" như là đồng là bể và người "rưng rưng" xúc động khi gặp lại kỉ niệm tri kỉ.
+ Trăng vẫn cứ nguyên vẹn "cứ tròn vành vạnh" dù "người vô tình" đó là biểu tượng của quá khứ đẹp đẽ, không đổi thay và đầy tình nghĩa.
+ Trăng "im phăng phắc"- không phải là trăng mà là "ánh trăng"- hào quang của quá khứ. Thái độ "im phăng phắc" là nhắc nhở, trách móc hay bao dung? Người tự hiểu và vì vậy cũng đủ làm cho người "giật mình", cái giật mình bừng tỉnh, thức dạy những ân hận, nghĩ suy, hiểu ra đạo lí sống "Uống nước nhớ nguồn", thuỷ chung tình nghĩa.
.
* Biểu điểm:
- Điểm 4-5: Bố cục mạch lạc, phân tích chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, câu văn giàu hình ảnh. Đảm bảo cơ bản các ý đã nêu ở trên.
- Điểm 2-3: Đủ bố cục, diễn đạt tương đối tốt, còn thiếu một số ý.
- Điểm 1: Lạc kiểu bài hoặc viết quá sơ sài.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_thang_11_mon_ngu_van_lop_6_7_8_9_nam.doc