Đề kiểm tra chất lượng tháng 10 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
Câu 1: ( 2 đ) Kể tên các truyện truyền thuyết em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I ?
Câu 2: ( 3 đ) Trong truyện cổ tích Thạch Sanh nhân vật Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào ? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy ?
Câu 3 : ( 3 đ) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Liên hệ ngày nay chúng ta đã làm gì để phòng chống thiên tai bão lụt.
Câu 4 : ( 2 đ) Em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên đã phải bốn lần giải những câu đố oái oăm. Trong mỗi lần em bé đã dùng cách gì để giải đố ? Theo em những cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng tháng 10 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng tháng 10 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Thái Hòa (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA Ngày kiểm tra 17/10/2014 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 10 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1: ( 2 đ) Kể tên các truyện truyền thuyết em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I ? Câu 2: ( 3 đ) Trong truyện cổ tích Thạch Sanh nhân vật Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào ? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy ? Câu 3 : ( 3 đ) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Liên hệ ngày nay chúng ta đã làm gì để phòng chống thiên tai bão lụt. Câu 4 : ( 2 đ) Em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên đã phải bốn lần giải những câu đố oái oăm. Trong mỗi lần em bé đã dùng cách gì để giải đố ? Theo em những cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào ? ..Hết. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS THÁI HÒA Ngày kiểm tra 17/10/2014 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÁNG 10 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1: ( 2 đ) Kể tên các truyện truyền thuyết em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì I ? Câu 2: ( 3 đ) Trong truyện cổ tích Thạch Sanh nhân vật Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào ? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy ? Câu 3 : ( 3 đ) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Liên hệ ngày nay chúng ta đã làm gì để phòng chống thiên tai bão lụt. Câu 4 : ( 2 đ) Em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên đã phải bốn lần giải những câu đố oái oăm. Trong mỗi lần em bé đã dùng cách gì để giải đố ? Theo em những cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào ? ..Hết. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1: ( 2 đ) Học sinh kể đúng mỗi truyền thuyết được 0,5 điểm - Truyền thuyết: Bánh chưng bánh giầy 0,5 điểm - Truyền thuyết: Thánh Gióng 0,5 điểm - Truyền thuyết: Sơn Tinh, Thủy Tinh 0,5 điểm - Truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm 0,5 điểm Câu 2: ( 3đ) Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua: - Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. Thạch Sanh đã diệt chằn tinh. 0,5 điểm - Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang. 0,5 điểm - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục. 0,5 điểm - Bị hoàng tử các nước (18 nước) chư hầu kéo quân sang đánh. 0,5 điểm Qua những lần thử thách đó Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất: - Sự thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng. 0,5 điểm - Lòng nhân đạo và yêu hòa bình (tha tội chết cho mẹ con Lí Thông, tha tội và thiết đãi quân sĩ 18 nước chư hầu) 0,5 điểm Câu 3: ( 3 đ) Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: - Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu truyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm. 0,5 điểm - Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ. 0,5 điểm - Ý nghĩa suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 0,5 điểm - Ý nghĩa của việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao. 0,5 điểm + Liên hệ ngày nay chúng ta đã xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc- ta rừng để phòng chống lũ lụt. 1 điểm Câu 4 : ( 2 đ) Những cách em bé thông minh giải đố. Lần 1: đố lại viên quan. 0,25 điểm Lần 2: để vua tự nói ra sự vô lí của điều mà vua đố 0,25 điểm Lần 3: cũng bằng cách đố lại 0,25 điểm Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian. 0,25 điểm Những cách giải đố của cậu bé thông minh ở chỗ: - Đẩy thế bị động về phía người ra câu đố, làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí của điều mà họ đố. 0,25 điểm - Những lời giải đố không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống. 0,25 điểm - Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của lời giải. 0,25 điểm - Những lời giải chứng tỏ chú bé có trí tuệ thông minh hơn người (hơn cả bao nhiêu đại thần, bao nhiêu trạng nguyên và các nhà thông thái). 0,25 điểm
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_thang_10_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.doc